Ví dụ về mục đích giao tiếp

 Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp

                  Giao tiếp là hoạt động diễn ra thường nhật, mọi lúc mọi nơi, mọi lĩnh vực. Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có mối quan hệ rộng rãi, dễ dàng thăng tiến,… Trong thế kỷ 21, thời đại 4.0 hiện nay, kỹ năng giao tiếp lại càng cần thiết. Tuy nhiên, nhiều người vẫn coi thường, chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp.

Nội dung chính Show

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy

Tóm tắt nội dung

Khái niệm kỹ năng giao tiếp là gì?

Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để truyền tải, diễn đạt, trao đổi thông tin,… Kỹ năng giao tiếp là tập hợp những quy tắc, cách ứng xử, phản hồi,… giữa người nói và người nghe nhằm đạt mục đích nhất địch.

“Kỹ năng giao tiếp là một công cụ quan trọng trong cuộc hành trình theo đuổi mục tiêu, dù là gia đình, đồng nghiệp hay khách hàng của bạn” – đánh giá về kỹ năng giao tiếp của nhà diễn thuyết, chính trị gia người Mỹ Les Brown.

Kỹ năng giao tiếp được ví như một nghệ thuật. Bởi giao tiếp không chỉ đơn thuần là nghe và nói mà còn gồm nhiều kỹ năng nhỏ khác:

  • Kỹ năng lắng nghe
  • Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể
  • Kỹ năng sử dụng âm điệu, ngôn từ
  • Kỹ năng diễn đạt, truyền tải thông tin,…

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp không phải ai cũng biết

Dù là một giáo viên giỏi, nếu không biết cách giao tiếp, truyền đạt ý tưởng với học sinh, bạn cũng không được đánh giá cao. Là một người quản lý, nếu không biết cách diễn đạt với cấp trên, kết nối với cấp dưới, bạn cũng không thể thành công. Là một người kinh doanh, nếu không biết giao tiếp, bạn sẽ không thể bán được nhiều hàng,… Có thể thấy, tất cả mọi người, mọi lĩnh vực đều cần tới giao tiếp.

Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của con người

Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của mỗi người ngay từ khi sinh ra cho tới khi mất đi. Một đứa trẻ dù chưa biết nói nhưng biết cất tiếng khóc, cười nói để giao tiếp. Khóc để cho bố mẹ biết mình đói, khóc để cho bố mẹ biết mình cần gì,…

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội

Nếu không có giao tiếp, hãy tưởng tượng con người sẽ phát triển thế nào, xã hội sẽ ra sao. Xã hội là một cộng đồng có sự ràng buộc, liên kết với nhau. Ở đó, con người kết nối với nhau thông qua giao tiếp. Giao tiếp là cơ thể của sự tồn tại, phát triển của con người trong học tập, công việc và cuộc sống.

Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của con người

Kỹ năng giao tiếp giúp mở rộng mối quan hệ

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp là gì? Đó là mở rộng mối quan hệ. Khi biết cách giao tiếp, giao lưu học hỏi, mỗi người sẽ tự mở rộng mối quan hệ cho mình. Điều này tạo cơ sở để phát triển sự nghiệp, duy trì cuộc sống. Không giao tiếp, bị cô lập là một trong những điều đáng sợ nhất.

Kỹ năng giao tiếp giúp phối hợp hành động

Một tổ chức, tập thể muốn tồn tại, hoạt động thống nhất rất cần giao tiếp. Nhờ giao tiếp, mỗi người hiểu được yêu cầu, mong muốn của người khác, mục đích chung của nhóm. Trên cơ sở đó, mọi người sẽ cùng phối hợp với nhau để hoạt động nhằm đạt mục đích chung.

Giao tiếp giúp hình thành, phát triển nhân cách

Thông qua giao tiếp, con người sẽ lĩnh hội được nền văn hóa, đạo đức, chuẩn mực xã hội. Các tiêu chuẩn đạo đức như tinh thần trách nhiệm, lòng vị tha, bao dung,… cũng được hình thành. Cũng qua giao tiếp, mỗi người sẽ tự nhận thức, đánh giá được bản thân trên cơ sở nhận thức, đánh giá người khác. Từ đó, mỗi người sẽ biết cách tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân mình.

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp – chìa khóa gắn kết quan hệ

Trong gia đình hay ra ngoài xã hội, mỗi cá nhân đều cần tự trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp. Cha mẹ cần kỹ năng giao tiếp để thấu hiểu con cái, chia sẻ, đồng cảm với thế hệ trẻ. Con cái cần kỹ năng giao tiếp để truyền đạt mong muốn của mình với cha mẹ. Bạn bè, đồng nghiệp cần giao tiếp tốt để hiểu nhau, hỗ trợ nhau tốt hơn,…

Kỹ năng giao tiếp tốt là chìa khóa giúp bạn gắn kết các mối quan hệ

Kỹ năng giao tiếp tốt là cầu nối của thành công

Xã hội ngày càng tiên tiến, phát triển, sự cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt. Chỉ giỏi chuyên môn, nhiệt huyết mới chỉ là điều kiện cần. Để có thể thăng tiến dễ dàng, gặt hái nhiều thành công, bạn cần nhiều thứ khác nữa. Và kỹ năng giao tiếp thật thông minh, khéo léo là một trong những điều kiện đủ. Không phải tự nhiên mà người ta nâng tầm giao tiếp lên thành nghệ thuật.

Ví dụ về tầm quan trọng của giao tiếp với nhân viên văn phòng:

Môi trường công sở thường khá phức tạp. Ở đây, bạn cần học các kỹ năng giao tiếp để tồn tại, để kết nối. Một nhân viên văn phòng biết cách giao tiếp sẽ có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Làm việc nhóm là hoạt động thường thấy với nhân viên văn phòng. Do vậy, khi có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn cũng sẽ kết hợp làm việc với mọi người tốt.

Hai người nhân viên có thể cùng kỹ năng chuyên môn tốt như nhau. Tuy nhiên, người nhân viên có kỹ năng giao tiếp tốt, được sếp trọng dụng, được mọi người yêu quý sẽ có cơ hội thăng tiến nhanh hơn.

Cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cần thiết cho mọi thời đại, mọi người. Thế hệ trẻ ngày nay, nhất là các sinh viên cần ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp. Từ đó, hãy chú trọng tới việc rèn luyện kỹ năng này để ra trường có nhiều cơ hội tốt. Không quá khó để nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng những cách như sau:

  • Mạnh dạn nói ra những suy nghĩ của bản thân, tự tin làm quen với mọi người
  • Đọc nhiều để mở rộng vốn từ, hiểu biết
  • Luyện tập diễn đạt thường xuyên
  • Tham khảo nhiều tình huống, ví dụ trong các sách dạy kỹ năng
  • Luôn lắng nghe để thấu hiểu
  • Không ngại tham gia các hoạt động tập thể, câu lạc bộ,…
  • Giao lưu, gặp gỡ những người có kỹ năng giao tiếp tốt để học hỏi
  • Tự tin, kiên trì học hỏi và rèn luyện,…

Qua những kiến thức chia sẻ trong bài viết này. Hy vọng phần nào các bạn đã hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống thường ngày. Hãy không ngừng nâng cao những kỹ năng sống cơ bản để bản thân sớm thành công hơn!

Vai trò của giao tiếp sư phạm trong nhà trường Albert Einstein đã từng nói: “ Nhà trường phải luôn luôn có chủ trương tạo cho học trò một cá tính cân đối chứ không nên biến chúng thành một nhà chuyên môn”. Việc giáo dục và đào tạo trong nhà trường hiện nay không chỉ chú trọng đến việc tạo ra những con người giỏi về nghề nghiệp mà còn phải hoàn thiện về nhân cách. Muốn thực hiện mục tiêu này thì đòi hỏi giáo viên và học sinh phải cùng nổ lực thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong đó giao tiếp sư phạm đóng một vai trò hết sức quan trọng. Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở người học. Giao tiếp sư phạm là điều kiện đảm bảo hoạt động sư phạm, không có giao tiếp sư phạm thì không đạt được mục đích giáo dục: Có thể hiểu rằng giao tiếp giữa con người với con người trong hoạt động sư phạm được gọi là giao tiếp sư phạm. Vậy, hoạt động nào được gọi là hoạt động sư phạm ? Chúng ta biết rằng giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, nó được tiến hành ở mọi ngành, mọi cấp, trong từng khu phố, thôn xóm và gia đình, ở tất cả các cơ sở kinh tế và văn hóa... bên cạnh nhà trường, giáo dục còn được diễn ra ngoài xã hội, trong gia đình, tất nhiên giáo dục nhà trường quyết định chiều hướn phát triển nhân cách học sinh. Vì nhà trường là cơ quan chuyên trách công tác giáo dục, là tổ chức xã hội dẫn đầu với những phương pháp giảng dạy khoa học nhằm xây dựng cho con người một nhân cách phát triển toàn diện. Như vậy, hoạt động giáo dục rộng lớn bao hàm trong đó cả hoạt động sư phạm. Hoạt động giáo dục chỉ diễn ra trong nhà trường, trong đó chủ yếu là sự giao tiếp giữa giáo viên và học sinh. Giáo viên là người tổ chức, điều khiển quá trình giáo dục trong nhà trường được gọi là chủ thể giao tiếp với nghĩa chung nhất. Học sinh là người lĩnh hội tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp do giáo viên truyền đạt cho. Với ý nghĩa này học sinh là khách thể trong hoạt động giao tiếp sư phạm. Tuy nhiên, để giáo dục, dạy học đạt kết quả cao, chúng ta không thể coi học sinh là khách thể thụ động, mà các em thực sự là một chủ thể có ý thức, hoạt động tích cực để đón nhận tri thức khoa học của giáo viên. Quá trình giao tiếp giữa giáo viên và học sinh bao gồm giữa giáo viên và học sinh, giữa chủ thể và khách thể, giữa chủ thể giao tiếp và chủ thể tiếp nhận, giữa chủ thể và chủ thể. Các tiếp xúc tâm lý mà giáo viên cần tạo ra cho học sinh là tiếp cận được tâm tư; xây dựng không khí tâm lý thuận lợi là tạo cho học sinh có được tâm lý thoải mái khi chuẩn bị tiếp thu những tri thức mới, các em không bị ức chế khi phải tiếp nhận thông tin từ giáo viên; các quá trình tâm lý khác ở đây được hiểu là trí tưởng tượng, kích thích trí nhớ, sự tư duy và hoạt động của tri giác. Từ các vấn đề đó ta thấy rằng giao tiếp sư phạm là điều kiện đảm bảo hoạt động sư phạm. Về mục đích của giao tiếp sư phạm thì nằm ngay chính trong khái niệm giao tiếp sư phạm : Nhằm truyền đạt vốn sống, kinh nghiệm, những tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh. Còn mục đích của giáo dục là nhằm khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm và thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực, góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội, nhằm xây dựng nguồn lực con người trở thành động lực cho sự phát triển bền vững. Như đã đề cập ở trên: Hoạt động giáo dục chỉ diễn ra trong nhà trường, trong đó chủ yếu là sự giao tiếp giữa giáo viên và học sinh. Muốn đạt được mục đích của giáo dục thì trước hết phải đạt được mục đích của giao tiếp sư phạm, chính vì vậy không có giao tiếp sư phạm thì không đạt được mục đích giáo dục. Giao tiếp sư phạm có vị trí quan trọng trong cấu trúc năng lực sư phạm của người giáo viên, là phương tiện thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và phát triển: Bác Hồ đã từng nói: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục, không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế và văn hóa”. Bác khẳng đinh vai trò quang trọng, không thể thiếu của người giáo viên. Người giáo viên có giỏi hay không được nhận định dựa trên năng lực sư phạm của họ, trong đó giao tiếp sự phạm có vị trí quan trọng. Giao tiếp nói chung có nhiều chức năng. Trong hoạt động giao tiếp sư phạm cũng có nhiều chức năng, nó là phương tiện phục vụ công việc giảng dạy, là điều kiện xã hội – tâm lý bảo đảm quá trình giáo dục, là phương thức tổ chức các mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò. Trong việc thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, giao tiếp sư phạm đảm bảo sự tiếp xúc tâm lý với học sinh: hình thành động cơ học tập tích cực, tạo ra hoàn cảnh tâm lý cho lớp học hay nhóm để tìm tòi, nhận thức và cùng nhau suy nghĩ. Trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, nhờ có giao tiếp sư phạm mà có thể giải quyết tốt các mối quan hệ giáo dục và sư phạm, tiếp xúc tâm lý giữa giáo viên và học sinh; hình thành xu hướng nhận thức trong

Chủ đề