Vì sao bé hay bị nôn

Thuốc thường được sử dụng ở người lớn để giảm buồn nôn và nôn thường ít được sử dụng ở trẻ em vì hiệu quả của việc điều trị không được chứng minh và vì những thuốc này có nguy cơ gây ra các phản ứng phụ và làm che lấp bệnh nền. Tuy nhiên, nếu buồn nôn hoặc nôn nghiêm trọng hoặc liên tục, thuốc chống nôn có thể được sử dụng một cách cẩn thận ở trẻ> 2 tuổi. Thuốc được sử dụng bao gồm

  • Promethazine: Đối với trẻ> 2 tuổi, 0,25 đến 1 mg/kg (tối đa 25 mg) uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, hoặc đặt hậu môn mỗi 4 đến 6 giờ

  • Prochlorperazine: Đối với trẻ> 2 tuổi và cân nặng từ 9 đến 13 kg, 2,5 mg uống mỗi 12-24 giờ; đối với trẻ từ 13 đến 18 kg, 2,5 mguống mỗi 8-12 giờ; đối với trẻ từ 18 đến 39 kg, 2,5 mg uống mỗi 8 giờ; đối với những người> 39 kg, 5 đến 10 mg sau mỗi 6 đến 8 giờ

  • Metoclopramide: 0.1 mg/kg uống hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 6 h (tối đa 10 mg/liều)

  • Ondansetron: 0,15 mg/kg (tối đa 8 mg) tiêm tĩnh mạch mỗi 8 h hoặc, nếu sử dụng dạng uống, trẻ em từ 2 đến 4 tuổi, 2 mg mỗi 8 giờ; đối với trẻ từ 4 đến 11 tuổi, 4 mg mỗi 8 giờ; đối với người 12 tuổi, 8 mg mỗi 8 giờ

Promethazine là một thuốc ức chế thụ thể H1 (kháng histamine) bằng cách ức chế đáp ứng của trung tâm nôn với các kích thích ngoại vi. Tác dụng bất lợi phổ biến nhất là ức chế hô hấp và an thần; thuốc chống chỉ định ở trẻ <2>

Prochlorperazine là chất ức chế thụ thể dopamine yếu, làm giảm vùng kích hoạt của các thụ thể hóa học. Cử động bất thường không ngừng và loạn trương lực cơ là những tác dụng phụ thường gặp nhất, xảy ra ở 44% bệnh nhân.

Metoclopramide là một chất đối kháng thụ thể dopamine, hoạt động cả ở giữa và ngoại vi bằng cách tăng vận động dạ dày và giảm xung động afferent đến vùng kích hoạt hóa học. Akathisia và dystonia xảy ra ở 25% trẻ em.

Vì sao bé hay bị nôn

Các mẹo hạn chế tình trạng nôn trớ sinh lý ở trẻ nhỏ

  • Cho bé bú đúng cách: Khi cho bé bú, vì lượng sữa trong dạ dày còn ít khi mới bắt đầu bú nên mẹ hãy cho bé bú bên trái trước, sau đó mới chuyển bé sang bú bầu bên phải vì dạ dày bé đã nhiều sữa, bé cần nằm nghiêng trái. Với cách cho bú này, sữa sẽ dễ dàng xuống và lưu giữ trong dạ dày bé mà không trào ngược ra ngoài. Nếu cho bé bú bình, mẹ nên giữ để đầu núm luôn đầy sữa, tránh để bình sữa nằm nghiêng.
  • Nới lỏng quần áo: Mặc quần áo chật hay bị quấn tã, bỉm quá chật cũng là nguyên nhân khiến bé nôn trớ vì thành bụng và dạ dày bị chèn ép, dễ dồn nén. Vì vậy, mẹ nên cho bé mặc càng thoáng càng tốt và nên nới lỏng hơn khu vực quanh bụng khi cho bé ăn hay bú.
  • Giữ tư thế đúng sau khi bé bú hoặc ăn: Khi bú hay ăn xong, bé cần được bế cao đầu trong 15-20 phút và vỗ lưng cho ợ hơi, rồi mới nằm nghiêng bên trái trên gối hơi cao. Mẹ nhớ vỗ lưng bé cho tới khi có tiếng ợ lớn nhé. Đây là cách đẩy không khí trong dạ dày ra ngoài để tránh nôn trớ.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Nếu bé bị nôn trớ do chế độ dinh dưỡng sai cách, mẹ cần chú ý không ép bé ăn vì sẽ làm bé sợ hãi và nôn trớ nhiều hơn, hãy tạo cho trẻ một niềm hứng thú khi ăn. Mẹ chỉ nên cho bé ăn vừa đủ, không để bé ăn quá no.

Tham khảo: Quá trình phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi

Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện?

Trẻ bị nôn trớ có thể là dấu hiệu của bệnh lý, vì thế mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khi nhận thấy các dấu hiệu đi kèm sau:

  • Trẻ dưới 12 tuần tuổi và nôn nhiều hơn một lần.
  • Có dấu hiệu mất nước, miệng khô, ít nước mắt, ít nước tiểu (thay ít hơn 6 tã lót/ ngày).
  • Sốt cao, đau đầu, phát ban, cứng cổ, đau dạ dày.
  • Chỗ nôn ói có máu hoặc mật.
  • Liên tục nôn trớ hay đã nôn trớ liên tục trong 24 tiếng.
  • Trẻ co giật, khó thở.
  • Trướng bụng, tiêu chảy.
  • Khó thức dậy, nhìn ốm yếu xanh xao.
  • Trẻ nôn trớ xong lại rơi vào trạng thái lơ mơ hay bị kích thích tinh thần.
  • Trẻ bị đau bụng quằn quại.

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Lưu ý, chẳng may nếu trẻ bị mắc dị vật, các mẹ đừng cố lấy tay móc thức ăn hay chất nôn ra, nên làm nghiệm pháp Heimlich ở trẻ lớn, đứng sau lưng trẻ, quàng 2 tay ra ôm lấy bụng trẻ và ấn mạnh vào, áp lực mạnh sẽ làm trẻ nôn ói ra dị vật đường thở. Ở trẻ nhỏ hơn thì nên để nằm sấp trên đùi ba hoặc mẹ và vỗ mạnh vào lưng trẻ. Dị vật sẽ cùng chất nôn được tống ra. Sau khi tống chất nôn ói ra được nếu bé còn mệt thì các mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.

Trên đây là những kinh nghiệm xử lý trẻ bị nôn trớ mà các mẹ bỉm chúng ta cần bổ sung vào “tủ kiến thức” của mình. Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo thêm thông tin khác tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

EmptyView

Món ăn dặm cho bé: Cháo ếch

Cháo ếch là một món ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng rất tốt cho trẻ em và người già, phụ nữ sau sinh. Đặc biệt cháo ếch rất thích hợp cho những bé biếng ăn. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách nấu cháo ếch cho bé.

sự phát triển của trẻ 19 tháng tuổi

Bé 19 tháng tuổi cần được chăm sóc ra sao? Dinh dưỡng cho bé thế nào là tốt cho sự phát triển thể chất và tinh thần của bé? Để chăm sóc trẻ được mạnh khỏe, chơi đùa và tương tác với môi trường xung quanh thật tốt, các bậc cha mẹ cần làm gì? Huggies sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa, sữa chua, phô mai

Váng sữa, sữa chua và phô mai là những thực phẩm tốt giúp bổ sung chất dinh dưỡng được trẻ yêu thích. Đây cũng là những thực phẩm mà phụ huynh tin dùng với mong muốn con mình sẽ cao lớn thông minh. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng biết cho trẻ ăn 3 loại thực phẩm này đúng cách. Vậy trẻ mấy tháng được ăn váng sữa, sữa chua và phô mai? Nên cho bé ăn vào thời điểm nào trong ngày để hấp thu được tốt nhất? Theo dõi bài viết dưới đây của Huggies để tìm hiểu rõ về những loại thực phẩm này nhé!

Súp đậu hũ rau ngót

Vẫn là món súp nhưng món súp đậu hũ rau ngót được bổ sung thêm chất xơ từ rau ngót, đậu xanh, chắc chắn bé của bạn sẽ thích hơn

Rau củ - bột ngũ cốc

Những món ăn nghiền nhuyễn từ cà rốt, bông cải xanh… sẽ có mùi hơi nồng khiến bé khó chịu, để mùi vị của món ăn trở nên dịu hơn, nên cho vào một ít bột ngũ cốc thơm và khuấy đều trước khi cho bé ăn.

Cho trẻ sơ sinh bú bình

Có rất nhiều lý do tại sao mẹ nên tập cho bé bú bình mặc dù muốn nuôi con bằng sữa mẹ, hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ.