Vì sao kim cương lại đắt hơn nước

Kim cương tự nhiên được khai thác khá nhiều trên thế giới. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế tác kim cương nhân tạo cũng góp phần tạo ra trữ lượng vô cùng hùng hậu. Thế nhưng tại sao kim cương lại đắt đỏ và giá bán vẫn rất cao đến như thế? Câu hỏi này gây ra không ít tranh cãi cho nhiều người. Để tìm được lời đáp tường minh cho vấn đề này, mọi người hãy cùng nhau tham khảo bài viết sau đây.

Vì sao kim cương lại đắt hơn nước

Tại sao kim cương lại đắt tiền đến như thế?

Kim cương là khoáng sản mang vẻ đẹp thẩm mỹ vô cùng đẹp và hoàn hảo. Người chơi kim cương luôn khao khát được sở hữu những viên kim cương độc đáo, ấn tượng. Tuy nhiên, mức giá chi ra trong việc sở hữu 1 viên kim cương là không hề nhỏ. Tại sao kim cương lại đắt tiền đến như thế dù sản lượng khai thác của chúng đều cao mỗi năm? Thật ra có nhiều yếu tố khác nhau để lý giải cho câu hỏi này.

Không phải kim cương nào cũng hoàn hảo

Tại sao kim cương lại đắt tiền như vậy? Vì dù trữ lượng khai thác có lớn đến không thì không phải chất lượng kim cương đều như nhau. Điều này được đánh giá dựa trên những thang đo sự hoàn hảo của kim cương.

Một viên kim cương đẹp phải đáp ứng các chỉ số đo 4C được xét theo 4 khía cạnh gồm trọng lượng, độ sáng, độ cắt và màu sắc. Nếu 1 viên kim cương đáp ứng các yêu cầu này, chúng mới được xem là viên kim cương hoàn hảo và định được giá cao.

Sản lượng kim cương được khai thác tăng cao mỗi năm nhờ vào các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Nhưng kim cương thô sẽ chẳng đi đến đâu nếu không được nghiên cứu cắt tạo kiểu và thay áo mới cho chúng. Chính những điều này đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến giá kim cương khi bán ra.

Vì sao kim cương lại đắt hơn nước

Chi phí khai thác cao, nhiều phát sinh xảy ra

Tại sao kim cương lại đắt tiền đến như thế? Mọi người nên xem xét thêm về chi phí tìm kiếm và khai thác chúng. Thật sự kim cương là khoáng vật có chi phí khai thác vô cùng cao và phát sinh nhiều vấn đề xảy ra.

Kim cương được hình thành trong điều kiện trắc địa môi trường rất khắc nghiệt. Chúng được tìm thấy sâu trong lòng đất, trong mạch khoáng ngầm hay thật chí là ở miệng núi lửa đã tắt. Bởi đây là nơi có áp cao và nhiệt cao đáp ứng tốt cho sự phát triển của kim cương.

Việc tìm kiếm và khai thác kim cương ở những nơi đây đòi hỏi tốn rất nhiều chi phí. Chưa kể những cuộc triển khai khai thác kim cương sau khi khoáng trắc địa không phải lúc nào cũng thành công.

Chi phí khai thác cao cũng là một phần ảnh hưởng rất lớn đến mức giá trị.

Vấn đề thường khiến giá kim cương đắt đỏ

Tại sao kim cương lại đắt tiền sẽ có nhiều lý do cộng hưởng khác nhau. Một trong những số đó phải kể đến sự độc quyền khai thác, chế tác, cũng như là cuộc chiến ngầm trong ngành kim cương. Tất cả tạo nên một bức tranh kim cương với sự cao cấp, sang trọng như cực kỳ đắt đỏ và xa xỉ.

Độc quyền trong khai thác, chế tác kim cương

Kim cương không phải được khai thác và chế tác bởi tất cả các cá nhân hay doanh nghiệp công ty. Mà chúng chỉ thuộc quyền của một số “ông lớn” danh tiếng nhất định trong lĩnh vực này.

Trên thế giới, một số ông lớn về kim cương có thể đặt tên như Debswana, Alrosa, BHP Billiton, De Beers,….Riêng De Beers chiếm đến 80% sản lượng kim cương khai thác và chế tác toàn cầu.

Sự độc quyền trong khai thác, chế tác kim cương cũng khiến cho mức giá bán chúng trên thị trường có nhiều thay đổi. Một số khu vực, quốc gia bỗng chốc giàu có nhờ vào khoảng hời từ kim cương. Thế nhưng các quốc gia có mỏ kim cương lại chưa chắc phát triển hơn nhờ vào khoáng sản này.

Vì sao kim cương lại đắt hơn nước

Cuộc chiến nạn buôn lậu kim cương máu

Kim cương quý hiếm, đắt đỏ chính vì thế luôn là món hàng được rất nhiều thế lực nhâm nhe sở hữu chúng. Chính vì thế, trong lịch sử đã có hàng loạt cuộc chiến chống nạn buôn lậu kim cương. Điều này được thế giới ví những viên kim cương xinh đẹp kim chẳng khác gì kim cương máu.

Nạn buôn lậu kim cương thường xuyên xảy ra tại các nước châu Phi – khu vực có trữ lượng kim cương lớn nhất thế giới. Dù vậy nhưng con người nơi đây vẫn phải đối mặt với nghèo đói, lạc hậu. Vì thực chất những món tiền trong các cuộc buôn lậu này không về tay người dân châu Phi. Mà nó vào túi các ông lớn, những thế lực trong giới kim cương trên thế giới.

Tại sao kim cương lại đắt tiền sẽ có nhiều câu trả lời cho bạn. Nhiều người sẽ nhìn thấy kim cương đẹp, nhưng cả đời chưa hẳn đã sở hữu được chúng. Vì phía sau vẻ đẹp ấy, kim cương tồn tại rất nhiều câu chuyện hình thành nên chúng.

Bạn hãy xem thêm:

Hiện tại Jemmia có 3 Showroom để quý khách hàng trải nghiệm trực tiếp kim cương tự nhiên có chứng nhận GIA tại:

Chi phí khai thác đắt đỏ, ảnh hưởng của độc quyền và những vấn đề liên quan đến tính hợp pháp của loại đá quý này khiến chúng luôn có giá cao ngất ngưởng.

Sản lượng khai thác thô toàn cầu thường vượt 150 triệu tấn/năm, nhưng giá trị của kim cương vẫn luôn ở mức hàng triệu đô.

Theo hãng kim cương lớn nhất thế giới De Beers, dù sản lượng sụt giảm liên tục và phải chuyển qua nhiều khu vực mới để khai thác, nhưng mỗi năm, lượng cung kim cương trên toàn cầu vẫn lên tới vài chục triệu tấn. Như vậy, kim cương chưa phải loại vật chất quá "hiếm có khó tìm". Nhưng vì đâu chúng có giá cao ngất ngưởng và là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc đổ máu trên toàn thế giới?

Thực tế, người Nam Phi từng dùng kim cương làm tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng từ hàng trăm năm trước, bởi vùng đất này có trữ lượng kim cương hàng đầu thế giới. Khan hiếm vật lý không phải là nguyên nhân chính dẫn tới sự đắt đỏ của kim cương, mà đó là do chi phí khai thác đắt đỏ, ảnh hưởng của độc quyền và những vấn đề liên quan đến tính hợp pháp của loại đá quý này.

Vì sao kim cương lại đắt hơn nước
Một điều nghịch lý là hầu hết các quốc gia sở hữu những mỏ khai thác kim cương lớn nhất thế giới lại là những nước nghèo. Ảnh: AP.

Phải khẳng định ngay rằng, không phải viên kim cương nào mức giá cũng đắt đỏ đến thế. Giá trị của kim cương được định theo 4 chữ C: trọng lượng (Carat), độ tinh khiết (Clarity), màu sắc (Colour) và độ sáng (Cut - số lượng và cách thức cắt mặt kim cương). Điều này khiến những viên kim cương sử dụng trong công nghiệp trang sức có giá cao hơn hẳn loại dùng trong ngành công nghiệp khác, như khai khoáng (nơi kim cương dùng làm mũi khoan) hay các ngành chế tạo (nơi kim cương được dùng làm dao cắt).

Có cấu trúc tinh thể gồm cacbon nguyên chất, trong đó mỗi nguyên tử cacbon liên kết với 4 nguyên tử khác, kim cương có độ cứng (được coi là khoáng vật cứng nhất tìm thấy trong tự nhiên), khả năng tán sắc tốt và chịu nhiệt rất cao. Theo các nghiên cứu, dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất bình thường, một viên kim cương chỉ có thể bị biến thành than chì với thời gian tương đương thời gian vũ trụ hình thành cho tới nay (15 tỷ năm).

Vì chỉ được tạo thành trong một môi trường có nhiệt độ và áp suất đủ lớn, nên việc khai thác kim cương rất khó khăn. Hầu hết khoáng vật này chỉ được tìm thấy ở những miệng núi lửa đã tắt, hoặc phải đào rất sâu trong những mạch khoáng ngầm, và tập trung tại một số khu vực trên thế giới, bao gồm Nam Á, châu Phi và Bắc Mỹ.

Việc tìm kiếm được một mỏ kim cương có trữ lượng đủ để khai thác công nghiệp có thể tiêu tốn khoảng thời gian lên tới hàng thập kỷ, với lượng nhân công thường trực vài trăm người. Và để có thể khai thác được một carat kim cương (tương đương 20mg), khối lượng đất đá phải đào, sàng lọc trung bình là 1,3 triệu tấn.

Sau khai thác, nhưng viên đá đạt được 3 tiêu chí C đầu tiên sẽ được dùng để cắt thành những sản phẩm trang sức. Một viên kim cương thô khi đến tay thợ cắt chỉ có giá trị bằng 40% kim cương đã qua xử lý. Bởi sau mỗi lần cắt, khối lượng của chúng lại hao hụt đi nhiều.

Ngoài ra, giá trị kim cương không tăng đều theo khối lượng của chúng, viên càng to càng có giá cao vượt trội (một viên kim cương 0,85 carat có giá chưa bằng một nửa so với viên 1,05 carat cùng loại). Mỗi viên kim cương, tùy vào hình dạng, có thể được cắt với số mặt khác nhau, nhưng thông thường sẽ dao động từ 30 đến 60 mặt cắt. Công việc cắt và đánh bóng kim cương đều được làm thủ công, do đó, chi phí cho khâu này là rất lớn.

Vì sao kim cương lại đắt hơn nước
Những người phu đào kim cương nghèo đói, chôn cả đời mình bên các bãi đá quý... Ảnh: NYTimes.

Ngày nay, kim cương trên thế giới nằm phần lớn trong tay một số công ty khai thác tư nhân, như Alrosa, Debswana, BHP Billiton hay De Beers, trong đó lớn nhất là De Beers. Công ty này từng nắm giữ tới 80% lượng kim cương toàn cầu, và cũng là đơn vị đã định ra giá trị cực lớn của khoáng vật này. Theo thống kê của trang The Diamond Registry, giá của kim cương không màu dao động từ 6.650 USD đến 254.625 USD/carat, tùy thuộc vào kích cỡ từ 1 đến hơn 10 carat.

Với mức giá đắt đỏ, kim cương ngày càng trở thành món hàng ưa thích của giới buôn lậu, và là nguồn gốc cho những khoản tài trợ khủng bố, tranh chấp quân sự. Thành phố Surat, ở bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ được coi là chợ trời kim cương lớn nhất thế giới, nơi những viên "kim cương máu" (kim cương khai thác lậu, có được do tranh chấp, hoặc dùng để tài trợ cho các hoạt động quân sự chống lại Nhà nước) được chùi sạch sẽ trước khi chuyển đến tay người tiêu dùng toàn cầu. Tại đây, người ta sẽ đo khối lượng, làm giả giấy tờ cho chúng. Mỗi năm, từ khu chợ trời này, lượng kim cương có giá trị khoảng 3-5 tỷ USD được tỏa đi khắp thế giới.

Theo Zing