Vì sao nên cho bé đọc sách tiếng anh

Con không chịu ngồi im đọc sách, con không hào hứng với việc đọc, con muốn chơi thay vì đọc sách... là những vấn đề ba mẹ thường gặp khi đồng hành cùng con trong quá trình hình thành thói quen đọc sách, nhất lại là sách tiếng Anh.

Thực tế, hình thành thói quen đọc sách mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển trí tuệ và tính cách con trẻ. Theo nghiên cứu của trường Melbourne - top 2 trường đại học danh tiếng Australia, nếu con được đọc sách từ 3-5 ngày một tuần khả năng phát triển ngôn ngữ, nhận thức và kỹ năng đọc sẽ tăng 12,5% so với độ tuổi thật và tỷ lệ này sẽ tăng lên thành 25% nếu tần suất là 6-7 ngày một tuần. Bên cạnh đó, trẻ có thói quen đọc sách thường đạt điểm cao hơn trong các kỳ thi quốc gia khi chúng lớn lên.

Lối tư duy logic của con sẽ được đặt nền móng phát triển sớm thông qua mỗi câu chuyện trong sách. Nhờ sách con hình thành tư duy nguyên nhân - kết quả, tư duy trừu tượng hay phân biệt ứng xử đúng sai. Đồng thời vốn từ khổng lồ cũng như cấu trúc giao tiếp con học được qua mỗi quyển sách tiếng Anh giúp con tự tin hơn.

Chị Nguyễn Thị Hoa - Cố vấn Chuyên môn Ms Hoa Giao Tiếp đưa ra lời khuyên về những việc bố mẹ cần làm khi đọc sách tiếng Anh cùng con, với ba giai đoạn đồng hành chính:

Giai đoạn 1: Trước khi đọc sách

Ba mẹ cho bé tư duy trước với bìa sách, đặt những câu hỏi đơn giản giúp con suy đoán về sự vật, con vật hay những tình huống có thể xảy ra trong quyển sách. Điều này giúp khơi gợi tính tò mò của con, từ đó tạo thêm hứng thú cho con để bắt đầu đọc cuốn sách.

Giai đoạn 2: Trong khi đọc sách

Quá trình này cần diễn ra theo trình tự sau: Ba mẹ giúp con nhấn mạnh vào các từ khoá hoặc từ mới trong truyện giúp con hằn kiến thức trong não bộ. Tiếp theo, con cần được bố mẹ tạo điều kiện lặp lại các từ tiếng Anh 2-3 lần rồi đặt những từ vựng này vào câu theo ngữ cảnh để con ghi nhớ, từ đó trau dồi vốn từ vựng và giúp con ghi nhớ lâu hơn.

Giai đoạn 3: Sau khi đọc sách

Việc bỏ qua bước này sẽ là một sai lầm bởi sau khi đọc xong, con cần một lần nhắc lại để tổng kết, giúp con hoạt động não bộ, nói ra những kiến thức đã tiếp thu được sau quá trình đọc sách.

Ms Hoa cũng chia sẻ về cách chọn sách phù hợp cho trẻ theo từng độ tuổi. Trẻ dưới 2 tuổi dễ bị thu hút bởi các bức tranh có màu sắc rực rỡ về đồ vật đơn giản. Vậy nên những cuốn sách tiếng Anh về màu sắc, hình thù sẽ phù hợp cho bé như: Bộ sách I can, The wonderful things you will be, What are stars?, Dear zoo...

Trẻ từ 2-4 tuổi: Những câu chuyện ngắn về đồ vật, con vật quen thuộc trong cuộc sống như The Ugly Duckling (Chú vịt xấu xí), The Fox and The Grapes (Con cáo và chùm nho)... có các từ khóa lặp đi lặp lại giúp trẻ ghi nhớ và phát triển kỹ năng đọc.

Trẻ từ 5-8 tuổi: Những cuốn sách có cốt truyện thú vị hay lộ trình phát triển nhân vật rõ ràng như Jack and the beanstalk, Sleeping beauty, The wizard of Oz... là lựa chọn đúng đắn cho giai đoạn này, bởi trẻ đã có thể nhận thức và có sự tò mò nhất định về thế giới xung quanh.

Trẻ từ 9 tuổi: Thay vì ba mẹ chọn giúp bé, hãy đưa con đến hiệu sách và chọn lựa sách theo chủ đề con tò mò, thích thú.

Thảo Linh

  • Trang chủ
  • Cẩm Nang
  • Tại sao bạn nên luyện đọc sách tiếng Anh

  • Vì sao nên cho bé đọc sách tiếng anh
    Mô hình học tiếng Anh 1 kèm 1 ngày càng trở nên phổ biến với những người đang muốn nâng cao trình độ tiếng Anh một cách nhanh chóng.
  • Vì sao nên cho bé đọc sách tiếng anh
    Khi học tiếng Anh, bạn có cảm thấy đầu mình như muốn nổ tung không? Nếu vậy, bạn không đơn độc. Trong bài viết này, Pasal sẽ thảo luận về 4 lý do tại sao tiếng Anh lại khó học như vậy. Sau đó, sẽ đưa ra lời khuyên về cách đối phó với khó khăn khi học tiếng Anh cho bạn.
  • Vì sao nên cho bé đọc sách tiếng anh
    Hãy tham khảo 3 phương pháp học tiếng Anh hiệu quả dưới đây và biến chúng thành cẩm nang khởi đầu của bạn. Với nhưng cách học này, chẳng mấy chốc mà tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ trông thấy đấy!
  • Vì sao nên cho bé đọc sách tiếng anh
    Nếu bạn không tin rằng mình sẽ học tốt ngoại ngữ thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ học tốt, và giỏi nhất. là từ bỏ, khi bắt đầu học ngoại ngữ phải tin rằng mình có nghị lực, tin rằng mình sẽ nhớ và nhất định sẽ thành công
  • Vì sao nên cho bé đọc sách tiếng anh
    Bạn đang bị mất gốc Tiếng Anh và muốn tìm hiểu về các phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả tại nhà? Bài viết dưới đây tổng hợp những cách học Tiếng Anh tốt nhất để bạn nhanh chóng cải thiện trình độ ngoại ngữ của mình.
  • Vì sao nên cho bé đọc sách tiếng anh
    Nếu bạn làm việc trong môi trường nước ngoài, thường xuyên phải giao tiếp với đồng nghiệp và đối tác bằng tiếng Anh thì việc học tiếng Anh giao tiếp cấp tốc là rất cần thiết. Tuy nhiên, với người chưa có nền tảng ngoại ngữ thì việc học cấp tốc sẽ gặp nhiều khó khăn và mất phương hướng.

  • Vì sao nên cho bé đọc sách tiếng anh
  • Vì sao nên cho bé đọc sách tiếng anh

Đọc sách tiếng Anh không những giúp trẻ phát triển não bộ, tăng khả năng ghi nhớ mà còn phát triển khả năng tư duy sắc bén, tăng vốn từ vựng, giúp con có khả năng viết và giao tiếp tốt. 

Rất nhiều bố mẹ đã hỏi BMyC: Làm sao để giúp một đứa trẻ có thể đam mê, “nghiện” đọc sách tiếng Anh mỗi ngày?

Thật tình, đã có hàng nghìn cuốn sách hay bài viết hướng dẫn về vấn đề này. Cũng có nhiều tấm gương thành công từ nổi tiếng hay quen thuộc mà bạn biết nhưng con vẫn không thể thích đọc sách được.

Tất cả cũng chỉ là lý thuyết và thật khó thành công khi bạn không giúp con thực hành. 

Vì sao nên cho bé đọc sách tiếng anh
Tạo thói quen đọc sách mỗi ngày cho con.

Cũng có nhiều bố mẹ tiếp tục hỏi: Con đã đọc sách rồi nhưng tại sao không duy trì được sở thích đó?

Đơn giản là con chưa có mục đích để đọc sách và chưa hiểu thế nào là phải đọc sách. Bố mẹ biết đọc sách tốt cho con nhưng con chưa hiểu thì làm sao có thể duy trì?

Vì vậy, việc đọc sách cần phải gắn một mục đích nào đó cụ thể. Càng rõ ràng càng tốt. 

Ở BMyC, các con đọc sách tiếng Anh để phục vụ một mục đích là: nâng cao phát âm, vốn từ vựng trong tiếng Anh. Dù con thích hay không thích, con vẫn phải thực hành nhiệm vụ đó mỗi ngày. Khi tự con thấy con tiến bộ, hiểu câu chuyện, kể lại được câu chuyện đó..dần dần con sẽ thấy lợi ích của việc đọc sách tiếng Anh rất tốt, con sẽ thích và duy trì công việc này tự nguyện.

Khi con đã đam mê đọc sách tiếng Anh, con sẽ có nhu cầu thích đọc các loại sách khác mà con cần.

Vậy làm thế nào để có thể giúp con thích đọc sách nói chung và sách tiếng Anh nói riêng? Bạn có thể tham khảo cách làm của 2 người mẹ nông dân: Mẹ Nguyễn Hảo (Hà Tĩnh) và mẹ Dương Nhung (Nam Định) đã giúp con đọc sách mỗi ngày thành công dưới đây nhé.

1. Hành trình giúp con gái nhút nhát chinh phục hơn 700 ngày đọc sách tiếng Anh

Con gái mình là Quỳnh Trang bắt đầu tham gia đọc sách tiếng Anh vào tháng 5/2019 và đã duy trì đọc sách đều đặn mỗi ngày. Đến bây giờ con đã đăng lên Group Đọc sách mỗi ngày của BMyC tổng cộng gần 750 ngày.

 Hai chị em Quỳnh Trang và Minh Khôi rất chăm chỉ và kiên trì đọc sách mỗi ngày cùng nhau.

Ngay từ nhỏ, con là một cô gái nhỏ nhút nhát, rụt rè, không thích tiếp xúc với người lạ. Con cũng chưa có thói quen đọc sách hàng ngày. Thế nhưng khi bắt đầu đồng hành cùng con học tiếng Anh tại nhà theo phương pháp của BMyC, đọc sách tiếng Anh là một thói quen bắt buộc phải được tạo dựng. Nhờ đó, con dần hình thành thói quen này mỗi ngày, mỗi ngày mà không cảm thấy khó khăn nữa.

Ban đầu để tạo thói quen đọc sách cho con, mình đã chọn những mẫu truyện đơn giản, ít chữ và nhiều hình ảnh hoặc cho con chọn những truyện con yêu thích để đọc trước. Mình chủ yếu cho bé đọc vào buổi tối, khoảng 15 phút sau khi con đã học xong bài tập trên trường và các nội dung của task học. Thỉnh thoảng trước giờ đến trường, con gái cũng tranh thủ đọc sách 10, 15 phút rồi mới đi học.

Mình đã chọn ứng dụng đọc sách Razkids phù hợp với các tiêu chí muốn giúp con học. Đây là một phần mềm đọc sách khá hay. Nó có cả kho tàng truyện và được sắp xếp theo từng level từ thấp đến cao, phù hợp với các độ tuổi, khả năng của từng bé. Câu chữ cũng gãy gọn, rõ ràng.

Mỗi ngày mình cho bé đọc 1 truyện để con làm quen trước. Khi cho con tự chọn truyện con yêu thích, bé cảm thấy hứng thú hơn. Dần dần mình động viên con tăng số truyện đọc mỗi ngày lên 2 đến 3 truyện. Khi con có vốn từ khá và đọc tốt hơn, mình đã tìm hiểu và mua thêm rất nhiều sách giấy cho con đọc để thay đổi, giúp con đỡ nhàm chán. 

Thời gian đầu mình thường xuyên ngồi cạnh nghe con đọc sách. Sau đó mình động viên khen ngợi khích lệ con. Việc lặp đi lặp lại mỗi ngày như thế, con đã hình thành được thói quen đọc sách. Sau khoảng ít tháng thì con tự đọc và tự đăng bài cho tới nay. 

Với những bộ sách con thích, con có thể đọc những cuốn sách dày chỉ trong 2, 3 ngày. Đi đâu con cũng kè kè quyển sách bên mình. Nếu được nhận phần thưởng, con cũng chỉ chọn sách mà thôi.

Có một kỷ niệm làm mình nhớ mãi là lần con ốm phải nhập viện điều trị. Lúc soạn đồ vào vali để xách theo, con đã nhờ mẹ xách giùm con ít quyển truyện để cho con đọc. Mình thấy thương con vô cùng. Đó là kỷ niệm không bao giờ mình quên được.

Đọc sách không những giúp con có thói quen tốt, giúp con tự tin, mở rộng kiến thức mà còn giúp con vận dụng được nhiều vào đời sống thực tế. Từ một cô bé nhút nhát, con đã trở nên tự tin, dạn dĩ gấp nhiều lần.

Ngoài ra sự chăm chỉ đọc sách của con cũng truyền được nhiều cảm hứng tích cực cho em trai, bạn bè và những người xung quanh rất nhiều. Đó là điều mà có nằm mơ mình cũng không nghĩ rằng có thể đạt được ngày hôm nay.

Xem thêm: Chia sẻ của phụ huynh Nguyễn Hảo khi đồng hành cùng con học song ngữ tại nhà

2. Đọc sách chính là hộ chiếu cho vô số cuộc phiêu lưu (Mary Pope Osborne)

Thật vậy, có khá nhiều con đường được mở ra nhờ những trang sách, từ bầu trời bao la đến biển cả mênh mông và cả những khu rừng thăm thẳm. Thật tuyệt khi bố mẹ tạo dựng, duy trì và sáng tạo với thói quen đọc sách cùng con mỗi ngày!

 Một số chia sẻ cùng bố mẹ về việc rèn thói quen đọc sách cùng con mà mình đã tạo dựng cho con hơn 700 ngày qua:

  • Bao giờ thì nên bắt đầu cùng con đọc sách?

Bố mẹ đều biết: con hấp thụ ngôn ngữ từ khi ở trong bụng mẹ. Bởi vậy, ngay từ khi sớm nhất có thể, bố mẹ hãy cùng con tạo dựng thói quen này.

Học theo BMyC, được truyền cảm hứng từ những em bé siêu nhân trong group BMyC đọc sách mỗi ngày, rất nhanh chóng, mình đã chia sẻ cùng con về việc này và thật bất ngờ, con không ngần ngại mà nhanh chóng đồng ý. Đây là thuận lợi bước đầu. Cho đến giờ, con đã duy trì việc đọc sách mỗi ngày như một thói quen, thực hiện nhẹ nhàng như hơi thở, đều đặn đã hơn 2 năm. 

  • Thời gian đầu, mẹ đã đồng hành cùng con như thế nào?

Con đồng ý cùng mẹ đọc sách nhưng mọi chuyện diễn ra thì chắc chắn không dễ dàng như cái gật đầu chóng vánh của con. Thời gian đầu, mình cũng khá chật vật vì vốn từ của con ít ỏi mà vốn từ của mẹ lại “mong manh”. Bởi vậy, mình chọn một khung giờ cố định trong ngày, 20h – 20h30, khoảng thời gian ấy dù bận cỡ nào mình cũng sắp xếp ngồi bên con để cùng nghe, cùng đọc với con. 

Lựa chọn của hai mẹ con chính là kho sách khổng lồ Razkids, lần lượt các level từ dễ đến khó, không bỏ sót bất cứ câu chuyện nào. Có mẹ luôn ở bên học cùng nghĩa là con có thêm một người bạn đồng hành để cổ vũ, tiếp sức, sẽ có động lực hơn rất nhiều.

  • Có khi nào con “chán”, “nản” với việc đọc sách?

Có chứ! Đó là khi gặp câu chuyện nhiều từ khó, là khi dư âm cuộc vui chơi của con còn chưa chấm dứt, là những hôm con mệt,… Những khi ấy, để bớt đơn điệu và lấy lại hứng thú cho con, mình đã thử bằng khá nhiều cách. Nào là mẹ đọc con nghe (mẹ đọc còn sai và chưa hay nên con cười, vậy là bớt căng thẳng), đọc và vào vai diễn theo nhân vật trong truyện,…

Kèm theo đó, những lời khen ngợi và động viên cùng những phần thưởng nhỏ dành tặng con khi hoàn thành một mốc đọc sách nào đó (30 ngày, 50 ngày, 100 ngày,…) luôn làm con phấn chấn và tự tin hơn.

  • Con có hiểu những câu chuyện từ sách?

Con gái đã có thể tự tin thuyết trình tiếng anh

Sau thời gian đầu tạo lập thói quen, nhiều lúc mình cũng băn khoăn: “con có hiểu những câu chuyện từ sách?”. Bởi vậy, mình cố gắng tương tác với con nhiều hơn, khuyến khích con kể lại câu chuyện theo cách riêng của mình. Con thích những câu chuyện cổ tích, những câu chuyện ngụ ngôn và đọc nhiều ở thể loại này. 

Vì vậy, mình vẫn thường hỏi con “What lesson did you learn at this story?”. Khi con rút ra được bài học từ câu chuyện, dù ít hay nhiều, nghĩa là con đã hiểu. Chắc chắn những bài học nhẹ nhàng như thế sẽ giúp ích cho con không nhỏ.

  • Thói quen tốt là “hữu xạ tự nhiên hương”.

Hạnh phúc là khi được truyền cảm hứng và truyền cảm hứng được, mình luôn tâm niệm như vậy nên đã rất vui khi biết và tham gia group BMyC đọc sách mỗi ngày trong suốt một thời gian dài. 

Từ thói quen học tập được từ các bạn nhỏ trong Group, tính kiên trì của con được hình thành. Bản thân con cũng trở thành “người truyền động lực” tới các bạn mới tham gia. 

Nhà mình có hai chị em, cậu em nhỏ ảnh hưởng từ chị nên việc hình thành thói quen đọc sách không còn khó khăn nữa mà nhờ có chị, việc học của em cũng suôn sẻ hơn nhiều. Thật là một công đôi việc!

Hiện nay bạn lớn nhà mình đã có hơn 700 ngày đọc sách. Con rèn được tính kiên trì, con vẫn chịu khó nghe trước khi đọc và làm quiz sau khi đọc, kể hoặc viết lại những thông tin chính. 

Bạn nhỏ đã có 190 ngày đọc sách. Con cố gắng đọc razkids, chơi lingo đều đặn. Dù rằng con còn ngọng líu lo vì con nhỏ (4 tuổi) và vì còn nhiều từ khó con chưa chinh phục được nhưng mẹ con mình vẫn quyết tâm kiên trì, như sên bò vậy, tin rằng sẽ tới đích.

Dẫu gì, các con cũng còn nhỏ, nhanh vui và dễ chán. Có đôi lúc mải chơi mà quên mất nhiệm vụ hàng ngày nhưng mình tin rằng, khi thói quen của con đã được hình thành và duy trì đều, con hiểu ý nghĩa và giá trị của thói quen từ lời thủ thỉ của bố mẹ thì những lúc ấy, chỉ cần bố mẹ khơi nhắc nhẹ nhàng, con sẽ lại bắt nhịp và thực hiện tốt thôi. 

Xem thêm: Lời chia sẻ mẹ Dương Nhung khi đồng hành cùng con song ngữ tại nhà

Đọc sách là một thói quen đem lại điều kì diệu như thế!

Hãy tham gia Cộng đồng BMyC Đọc sách mỗi ngày Nơi tiếp lửa mỗi ngày cho các bố, mẹ và con đọc sách tiếng Anh.