Vì sao quần xã có độ đa dạng cao lại có tính ổn định cao hơn quần xã có độ đa dạng thấp

Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 55: Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của quần xã (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 55 trang 230: Hãy cho biết, những nhóm sinh vật sau: các loài thực vật ven hồ, các loài động vật trong ao và những loài sinh vật sống trên núi đá vôi có phải là những quần xã sinh vật không. Chúng có những điểm gì khác nhau?

Lời giải:

– Những nhóm sinh vật sau: các loài thực vật ven hồ, các loài động vật trong ao và những loài sinh vật sống trên núi đá vôi đều là các quần xã, nhưng cấu trúc của quần xã khác nhau.

   + Các loài thực vật ven hồ, các loài động vật trong ao: là những quần xã phân theo các dạng sống thuộc hai ngành lớn: thực vật và động vật (sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng). Kiểu cấu trúc không đầy đủ.

   + Những loài sinh vật sống trên núi đá vôi: gồm đủ 3 nhóm sinh vật: thực vật, động vật, vi sinh vật. Kiểu cấu trúc đầy đủ.

Lời giải:

Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể khác loài sống trong một sinh cảnh xác định, chúng có quan hệ với nhau và với môi trường sống để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

Ví dụ:

   + Quần xã trong ao cá, gồm: các loài vi sinh vật, động vật, thực vật.

   + Quần xã rừng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy.

   + Quần xã trên núi đá vôi đất ngập nước Vân Long.

Lời giải:

Đặc trưng cơ bản của quần xã:

– Tính đa dạng về loài của quần xã: Các quần xã thường khác nhau về số lượng loài trong sinh cảnh mà chúng cư trú tạo nên sự phong phú hay đa dạng về loài trong quần xã. Mức độ đa dạng phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt, sự thay đổi của nhân tố vô sinh…

– Số lượng các nhóm loài trong quần xã: Dựa vào vai trò, quần xã có 3 nhóm loài:

   + Loài ưu thế: có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn. quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.

   + Loài thứ yếu: có vai trò thay thế cho các loài ưu thế khi nhóm này bị suy vong.

   + Loài ngẫu nhiên: có tần xuất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng của quần xã.

* Vai trò số lượng của các nhóm loài được thể hiện bằng các chỉ số: tần suất xuất hiện, độ phong phú, loài chủ chốt, loài đặc trưng..

   + Tần suất xuất hiện: là tỉ số của một loài gặp trong các điểm khảo sát so với tổng số các địa điểm khảo sát.

   + Độ phong phú (mức giàu có): là tỉ số % về số cá thể của một loài nào đó so với tổng số cá thể của tất cả các loài có trong quần xã.

   D = (ni / N) × 100

   D: độ phong phú của loài trong quần xã (%)

   ni: số cá thể của loài trong quần xã

   N: số lượng cá thể của tất cả các loài trong quần xã

   + Loài chủ chốt: là một hoặc một vài loài nào đó có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. Nếu loài này bị mất đi thì quần xã sẽ rơi vào trạng thái bị xáo trộn, mất cân bằng.

   + Loài đặc trưng: là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác.

– Đặc trưng về hoạt động chức năng của các nhóm loài:

   + Sinh vật tự dưỡng: gồm cây xanh, một số vi sinh vật có màu có khả năng tiếp nhận năng lượng mặt trời, tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản thông qua quá trình quang hợp để tạo ra nguồn thức ăn sơ cấp.

   + Sinh vật dị dưỡng: gồm động vật, phần lớn vi sinh vật là sinh vật dị dưỡng, sống nhờ vào nguồn thức ăn sơ cấp, trong đó, động vật thường được gọi là sinh vật tiêu thụ, còn vi sinh vật là những sinh vật phân giải. Động vật lại gồm nhóm ăn thực vật, nhóm ăn mùn bã hữu cơ, nhóm ăn thịt và nhóm ăn tạp.

Lời giải:

– Phân bố thành nhiều tầng theo chiều thẳng đứng: Sự phân tầng thể hiện rõ nhất ở những quần xã ở dưới đất, ở rừng và các quần xã ở nước. Sự phân tầng tạo điều kiện cho các loài trong quần xã tăng thêm khả năng sử dụng các nguồn sống, làm giảm mức độ cạnh tranh.

– Phân bố theo chiều ngang: Phân bố theo vành đai đồng tâm. Các loài thường tập trung ở những nơi có điều kiện sống thuận lợi như đất màu mỡ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp… Do sống tập trung, các loài sinh vật phải chia sẻ nguồn thức ăn, nhưng lại mang lợi ích như chống lại các tác động cơ học bất lợi, tích lũy được nhiều hơn các chất dinh dưỡng.

Lời giải:

Quần xã phân bố vùng nhiệt đới có mức đa dạng về loài cao hơn quần xã phân bố ở vùng ôn đới vì:

– Điều kiện sống thuận lợi như: nhiệt độ, lượng mưa cao và khá ổn định.

– Sinh cảnh và nơi sống phân hóa đa dạng hơn.

– Xuất hiện nhiều nguồn thức ăn mới, nhất là thức ăn thực vật và mùn bã thực vật.

A. quần thể sinh vật.

B. quần xã sinh vật.

C. đàn ốc.

D. một nhóm hỗn hợp không phải là quần thể cũng không phải là quần xã.

Lời giải:

Đáp án B

Tính mức giàu có (hay độ phong phú) của loài cá mương bằng công thức:

Độ phong phú – (ni/N).100

Trong đó: ni: số lượng cá thể của loài i nào đó

N: tổng số cá thể của cả 3 loài thu được

Tính kích thước quần thể theo phương pháp đánh bắt – thả lại theo một cách đơn giản của biểu thức của Seber (1982):

Vì sao quần xã có độ đa dạng cao lại có tính ổn định cao hơn quần xã có độ đa dạng thấp

Trong đó, N: số lượng cá thể của quần thể cần tính

               M: số cá thể được đánh dấu ở lần thu mẫu đầu tiên

               C: số cá thể bắt được ở lần lấy mẫu thứ 2

               R: số cá thể đã đánh dấu bị bắt lại ở lần thứ 2.

(Kết quả thí nghiệm dựa vào số liệu thực tế)

Đề thi HSG lớp 12- Sinh tháiCâu 1: Ở Đông Nam Á xem: “ Hổ là chúa tể sơn lâm”. Hãy giải thích theo khái niệm dòng năng lượng trong hệ sinh thái xem tại sao động vật ăn thịt cỡ lớn như hổ và cá mập lại tương đối hiếm?Câu 2: Bằng kiến thức sinh thái học hãy giải thích câu nói: “ Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”Câu 3: Lựa chọn đúng, sai, giải thích?a/ Hiện tượng “ cây bóp cổ” ở rừng nhiệt đới phản ánh mối quan hệ cạnh tranh.b/ Hai loài có ổ sinh thái trùng khít nhau vẫn có thể chung sống hòa bình.c/ Khô hạn làm thất bát vụ lúa mì là ví dụ về nhân tố phụ thuộc mật độd/ Trong các đầm nông vào những ngày hè, nhân tố giới hạn chính đối với động vật thủy sinh là ánh sáng và độ PH.Câu 4: a/Tại sao quần xã có độ da dạng loài càng cao, lưới thức ăn có nhiều chuỗi thức ăn khác nhau thì quần xã càng ổn định ? b/ Trong một số hồ tương đối giàu dinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng. Người ta thả vào đó một số loài ăn động vật nổi muốn để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ trở nên phì dưỡng gây hậu quả ngược lại là năng suất thu hoach cá giảm? Giải thích vì sao? Đáp ánCâu 1:- Khái niệm dòng năng lượng: là sự vận chuyển năng lượng qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn và bị giảm dần từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao ( nếu phát biểu theo Quy luật hình tháp sinh thái cũng cho điểm) - Hổ và cá mập là động vật ăn thịt cỡ lớn bao giờ cũng ở mắt xích cuối cùng của chuỗi thức ăn ( là sinh vật tiêu thụ cấp II hoặc III ) ở đỉnh tháp sinh khối, nên có số lượng rất ít, vì vậy chúng tương đối hiếm.Câu 2: - Câu nói trên chỉ mối quan hệ vật dữ - con mồi → động lực cho sự tiến hóa thích nghi của mỗi loài trong cuộc đấu tranh sinh tồn.- Con mồi (vỏ quýt): xu hướng giảm tác động khai thác của vật dữ → khả năng bảo vệ ( hình thành gai góc, chứa chất độc, nghệ thuật ngụy trang…)- Vật dữ (móng tay) xu hướng tăng hiệu quả bắt mồi → cơ quan săn mồi hiệu nghiệm và nhiều mánh khóe…- Quan hệ này xác lập cân bằng ổn định: con mồi ↔ vật dữ I ↔ vật dữ II . Dẫn đến sự tiến hóa ở mức cá thể, quần thể ( chọn lọc nhóm)Câu 3: a/ Sai. Đây là quan hệ ký sinh – vật chủ. Cây leo thân gỗ ưa sáng là thực vật ký sinh dựa vào các cây gỗ khác (vật chủ) vươn lên để nhận ánh sáng trực tiếp. Dần dần cây chủ bị chết vì thiếu ánh sáng.b/ Đúng. Khi đó điều kiện sống dồi dào đủ cho cả 2 loài; có thể một loài có khả năng kiếm mồi kém hơn; khả năng sử dụng thức ăn ít hơn.c/ Sai. Khô hạn là một nhân tố vô sinh, ảnh hưởng của khô hạn đến lúa mì không phụ thuộc mật độ. Dù lúa mì có mật độ cao hay thấp khi gặp khô hạn đều bị mất mùa.d/ Sai. Nhân tố sinh thái giới hạn chính là hàm lượng ôxi và nhiệt độ. Vì trong các đầm nông vào ngày hè nhiệt độ nước thường lên cao dẫn đến lượng oxi hòa tan thấp làm hạn chế sự hô hấp của động vật thủy sinh.Câu 4:a/ - Quần xã có độ đa dạng loài cao,lưới thức ăn phức tạp, quan hệ sinh thái khác loài càng phức tạp, các loài ràng buộc nhau chặt chẽ → khống chế sinh học → cân bằng sinh học. - Có sự thay thế khi loài nào đó bị giảm số lượng → quần xã vẫn ổn định. - Có loài rộng thực sử dụng nhiều loại thức ăn hơn …→ ổn định quần xã b/ Vì cá khai thác quá mức đàn động vật nổi; tảo không bị ức chế nên sinh trưởng mạnh, tăng hô hấp làm cho lượng ôxi giảm, ảnh hưởng đến cá dẫn đến năng suất cá giảm.