Vì sao tay bị lột da

Suckhoedoisong.vn – Da ngón tay mỏng đặc biệt nhạy cảm với ảnh hưởng của khí hậu bên ngoài. Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh làm phát sinh các vần đề về da, trong đó lột da ngón tay là một rắc rối hay gặp.

Ngoài ra, môi trường khắc nghiệt, những rối loạn sức khỏe tiềm ẩn cũng có thể gây lột da ngón tay. Làm thế nào để phòng ngừa và hạn chế lặp lại tình trạng này?

Các yếu tố gây lột da ngón tay

Môi trường là yếu tố không thể kiểm soát, nhưng chúng ta có thể kiểm soát mức độ tiếp xúc của da với môi trường. Da khô là nguyên nhân chính gây lột da ngón tay, đặc biệt trong những ngày lạnh giá. Tuy nhiên da cũng dễ bị khô nếu tắm hoặc ngâm tắm trong nước nóng.

Vì sao tay bị lột da
Bong da lòng bàn tay.

Rửa tay quá nhiều, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên làm phá hủy rào cản lipid trên bề mặt da, xà phòng hấp thụ vào các lớp da nhạy cảm hơn, dẫn đến kích ứng và bong tróc lột da ngón tay.

Chất gây dị ứng có thể là một hoạt chất hoặc chất liệu của một vật thể khi tiếp xúc với da, thường được sử dụng và chỉ xảy ra ở một số người. Không giống như chất gây kích ứng da, gây ra rắc rối cho hầu hết những người tiếp xúc. Chất làm ẩm, xà phòng, dầu gội đầu và các sản phẩm làm đẹp khác có thể gây kích ứng da dẫn đến lột da ngón tay.

Nhiều trẻ có thói quen mút ngón tay, đây cũng là nguyên nhân gây khô và lột da. Nếu trẻ mút ngón tay đến mức nứt hoặc lột da, cần đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để điều trị.

Bệnh xơ cứng bì và vẩy nến là hai trong số nhiều rối loạn tự miễn dịch có thể làm da bong tróc trên ngón tay và bàn tay. Bệnh Kawasaki cũng có thể làm lột da tay, tình trạng này thường gặp ở trẻ em từ 5 tuổi trở xuống. Nhiễm nấm và phản ứng dị ứng là nguyên nhân phổ biến làm ngứa và lột da ngón tay.

Khi mất cân bằng các khoáng chất trong cơ thể, nhất là thiếu hụt một số khoáng chất dinh dưỡng cho da có thể gây ra lột da ngón tay. Cách tốt nhất là có chế độ ăn uống cân bằng và dùng vitamin bổ sung nhiều ngày.

Chàm da tay xuất hiện dưới dạng da đỏ, ngứa và bong vẩy. Người bị bệnh chàm, nhất thiết phải mang bao tay khi ở ngoài trời và khi sử dụng các chất tẩy rửa sinh hoạt hàng ngày.

Vì sao tay bị lột da
Ngâm tay bằng nước có pha chanh, mật ong sau đó bôi kem giữ ẩm giúp da mềm mại.

Khắc phục thế nào?

Đối với những người bị lột da trên ngón tay thỉnh thoảng hoặc thường xuyên có thể thử áp dụng các cách khắc phục đơn giản sau:

Ngâm nước ấm: Giúp da mềm mại. Pha nước chanh và mật ong vào nước ngâm các vùng da bị tổn thương trong 10 phút, lau khô nhẹ nhàng và dùng kem giữ ẩm hoặc dầu ôliu.

Dưa chuột: Thái lát dưa chuột xát lên hoặc trải các lát dưa bao phủ khu vực da cần điều trị trong 30 phút, sau đó rửa bằng nước ấm.

Yến mạch: Cho một ít yến mạch vào nước ấm ngâm tay 10-15 phút để loại bỏ các tế bào da chết trên ngón tay. Sau khi ngâm, rửa bằng nước ấm và thoa kem dưỡng ẩm tốt.

Dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng dưỡng da, chống vi khuẩn và nấm xâm nhập. Xoa dầu dừa lên da bị tổn thương vài lần một ngày, tốt nhất trước khi đi ngủ và để qua đêm, giúp hồi phục da hiệu quả.

Sữa: Uống sữa có hàm lượng chất béo cao sẽ cải thiện nhanh hơn lột da ngón tay. Chỉ cần trộn 2 muỗng canh sữa với 1 muỗng canh mật ong, xoa vào vùng da bị tổn thương.

Lô hội (Aloe Vera): Dùng 2 muỗng canh nước ép lô hội mỗi ngày bôi lên vùng da bị bong có thể giúp tái tạo làn da.

Dầu ôliu: Dầu ôliu giàu vitamin E, có tác dụng dưỡng ẩm da tuyệt vời. Ngâm tay trong dầu ôliu ấm trong 10 phút, sau đó rửa bằng nước ấm.

Mật ong: Dùng mật ong tinh khiết và áp vào vùng da bị bong, mát-xa nhẹ nhàng và để trong 10-20 phút. Rửa bằng nước ấm. Hoặc trộn mật ong và dầu ôliu lại thoa lên da hàng ngày.

Nước ép trái cây: Bôi nước ép trái cây vào vùng da bị lột trước khi đi ngủ, để qua đêm, sáng hôm sau rửa sạch bằng nước ấm.

Chuối: Nghiền mịn chuối, trộn với đường, kem chua và dầu ôliu cũng giúp phục hồi tốt vùng da bị lột.

Sau khi áp dụng các biện pháp đơn giản như vừa nêu, nếu tình trạng lột da ngón tay vẫn không thuyên giảm, nên đến bác sĩ da liễu để khám và điều trị.

BS. Hoài Châu

Vì sao tay bị lột da

Trả lời:

Xin chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Dưa vào những biểu hiện mà chị nêu ra, chúng tôi xin kết luận con gái chị đang mắc phải triệu chứng lột da. Vì vậy, các bác sĩ xin được cung cấp tới chị những thông tin và cách xử lí triệu chứng bệnh này như sau:

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Tình trạng lột da tay chân là gì?

Bị lột da chân, da tay là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Tuy chứng bệnh này không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ và phiền toái trong đời sống hằng ngày. 

2. Nguyên nhân bị bong da tay chân

Bệnh lột da tay chân được gọi là bệnh sừng dày lòng bàn tay chân hay bệnh chàm khô, chàm tăng sừng. Biểu hiện dễ nhận biết khi bị lột da chân tay là da lòng bàn chân, bàn tay khô nứt hoặc bong tróc, lột từng mảng , sờ vào cảm thấy nham nhám. Da chân hay da tay thường xuyên bị bong tróc, lột da được cho là do các nguyên nhân sau:

  • Viêm do tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, các chất tẩy rửa, vôi, xi măng, kim loại nặng…
  • Viêm da cơ địa: xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng.
  • Bệnh lý: vẩy nến, nấm da, chàm, lichen, ghẻ, chai, nhiễm độc arsenic..
  • Các yếu tố khác: đổ mồ hôi tay nhiều, rối loạn thần kinh thực vật; dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu các vitamin A, B, PP.

3. Một số biểu hiện của tình trạng lột da tay chân

Những biểu hiện có thể trở thành bệnh là:

  • Da khô,bị bong trợt da. Lâu dần mất hết vân tay.
  • Khi nặng hơn, đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da.
  • Thường rất ngứa, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng.
  • Biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Vị trí phân phối của tổn thương da phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ bệnh

Ở trẻ nhỏ, bệnh thường có xu hướng cấp tính và tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu, mặt và các chi. Ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi, viêm da cơ địa ở người lớn thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.

4. Cách xử lý hiệu quả khi bị lột da tay chân và khi nào cần gặp bác sĩ?

- Người bệnh có thể bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày 2 lần để  làm ẩm và mềm da, giúp da giảm viêm và đau rát.

- Trường hợp da tay chân bị lột và ngứa thì dùng thuốc kháng histamine để giảm triệu chứng.

- Tránh tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa, xà phòng, kim loại nặng để tránh làm bệnh nặng thêm.

- Không tự lột da tay chân hoặc chà bàn chải, xát muối để làm bong da nhanh vì có thể gây nhiễm trùng, chảy máu. Hạn chế làm các công việc như giặt đồ, rửa chén, lau nhà, đánh máy vi tính, đánh đàn,… Nếu không tránh được, bạn nhớ mang bao tay để bảo vệ da. Đối với da chân, tránh mang giày dép thường xuyên, hãy để chân được thông thoáng.

- Bổ sung nhiều rau xanh, củ quả, trái cây tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể; uống nhiều nước để da dẻ bớt khô tróc.

Trên đây là một số nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý khi bị lột da chân tay rất hiệu quả mà chị có thể tham khảo và áp dụng để loại bỏ chứng bệnh lột da phiền phức này cho con gái. Nếu sau khi đã áp dụng các phương pháp trên mà không đạt hiệu quả mong muốn, chị hãy đưa con đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và có hướng điều trị thích hợp nhé. Nếu chị cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho chị.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Vì sao tay bị lột da

Ảnh minh họa. Nguồn: impe-qn.org.vn

Bong tróc da thường được phân làm 2 loại:

- Do viêm da cơ địa, thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng;

- Do viêm do tiếp xúc, da bị bong tróc do phản ứng với các tác nhân như nước tẩy rửa, hóa chất.

Mặt khác, các yếu tố khác khiến da dễ bị bong tróc như dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu các vitamin A, vitamin B, PP… 

Một loại khác như viêm da bàn tay, không phải thiếu vitamin C như các đầu ngón tay cũng như cả bàn tay bị bong da, không ngứa là hiện tượng xảy ra thường xuyên đối với rất nhiều người. 

Đa số cho rằng đây là biểu hiện của việc cơ thể thiếu vitamin C, nhưng khi dùng bổ sung nhiều vitamin C song hiện tượng bong da vẫn không giảm (thường đó là bệnh á sừng).

Nguyên nhân

Trong thực tế cuộc sống, hiện nay chúng ta phải tiếp xúc với quá nhiều các chất hóa học không có lợi cho sức khỏe. 

Trong đó, phần lớn các chất tẩy rửa dùng trong sinh hoạt hàng ngày như xà phòng, bột giặt, nước rửa bát, nước cọ nhà vệ sinh, một số loại xà phòng dùng cho máy giặt có hàm lượng chất tẩy trắng cao. 

Những chất này trực tiếp làm tổn hại sự bền vững của các tế bào da. Khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa nhiều và tay, chân phải ngâm trong nước thường xuyên thì lớp tế bào sừng ở ngoài cùng có tác dụng bảo vệ da bị bong đi, trong khi lớp tế bào trong chưa kịp phát triển đầy đủ để chống đỡ với môi trường bên ngoài. 

Lớp da này lại tiếp tục tiếp xúc với các chất tẩy rửa. Cứ như vậy lớp tế bào ngoài cùng không thể bảo vệ được da nên cứ bong hết lần này đến lần khác. Nếu ngâm nước nhiều thì các tế bào sừng sẽ bị bong ra thành mảng lớn. Bàn tay là nơi thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều yếu tố xung quanh, đặc biệt những người lao động chân tay hay người nội trợ thì bong tróc da tay thường do yếu tố dị ứng với chất tẩy rửa.

Tuy nhiên, tróc da có thể là bệnh toàn thân như rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều, dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu chất, nhất là thiếu vitamin A, B, PP. Nhưng đại đa số trường hợp tróc da tay thường không tìm được nguyên nhân.

Ngoài ra, viêm da bàn tay, bàn chân còn chịu tác động của nhiều yếu tố thông thường như sự thay đổi thời tiết, ăn một số thức ăn có chứa các protein có trọng lượng phân tử cao như tôm, cua, cá, nhộng… đặc biệt là ở những người có cơ địa dễ dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa. 

Biểu hiện nặng hơn của bệnh là da có thể bị đỏ lên, sưng nề nhẹ, ngứa, sau đó tại vùng da này có thể nổi lên các mụn nước nhỏ, đôi khi là các mụn nước to hơn hoặc là các nốt sẩn. Khi bệnh kéo dài thì sự mất nước qua thượng bì kéo dài làm cho da trở nên khô, bong vảy. 

Trời càng hanh, càng lạnh thì da càng bị khô và bong vảy nhiều hơn, đôi khi bị nứt nẻ gây chảy máu và gây đau. Da khô tăng lên khi dùng lại các chất tẩy rửa, nước nóng. Chà xát kỳ cọ mạnh hoặc dầm nước lâu quá cũng làm cho da lâu liền lại được. Nếu da bị bong vảy nhiều và bị nứt nẻ thì ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc.

Da mốc, da vảy cá ngày đông, nhiều trường hợp da trông xù xì, sờ vào thô ráp và đôi khi bong hàng lớp các tế bào da chết trông như da bị mốc. Một số bệnh nhân bị ngứa nên đã gãi làm xuất hiện các tổn thương da. 

Nguyên nhân dẫn tới "da rắn" mùa đông, do thời tiết là một trong tác nhân hàng đầu tác động lên da do nhiệt độ giảm, ánh sáng và độ ẩm, gió xuống thấp tác động lên da khiến da bị đứt liên kết keratine, da bị thiếu dinh dưỡng, bong vảy sừng.

Tùy cơ địa từng người mà da có các mức độ khô nặng, nhẹ khác nhau. Những người vốn thuộc cơ địa da khô thì sẽ bị nặng hơn so với những người có làn da bình thường. 

Đặc biệt, những người mắc bệnh da cá sẽ càng nặng hơn do chức năng tiết mồ hôi và chất nhờn trên da giảm rõ rệt so với người bình thường. Khi trời trở lạnh thì vảy cá sẽ lộ ra rõ rệt hơn - da đóng vảy như da cá. 

Nhẹ thì da khô ráp, róc vảy mỏng. Nặng thì toàn thân da khô ráp, nổi vảy giữa các khe ngang dọc như da rắn, màu nâu xám. Nếu người bệnh gãi, chà xát mạnh rất dễ bị trầy xước, nhiễm khuẩn. Bệnh thường giảm bớt khi thời tiết nắng ấm. Đa số trường hợp, các bong tróc da thường không tìm được nguyên nhân.

Điều trị:

Để điều trị bệnh này, bệnh nhân nên:

- Việc đầu tiên bệnh nhân cần làm là xác định nguyên nhân gây bong da để phòng tránh. Cụ thể, nếu bản thân có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn những thức ăn lạ, thức ăn có chất tanh, hải sản, hạn chế uống bia rượu và tuyệt đối kiêng tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa (bằng cách đeo găng tay).

- Cần giữ cho da luôn sạch, có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng da giúp giữ ẩm cho da không bị khô.

- Khi bắt đầu có hiện tượng bong da ở bàn tay cần kiêng tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, hạn chế dùng nước. Nên đi bít tất thường xuyên để hạn chế mất nước qua thượng bì làm cho da đỡ bị khô.

- Để da bớt bong có thể bôi các chế phẩm có chứa steroid như Elomet, Flucinar, Fucicort, Synalar, Gentrisone trong thời gian từ 2-3 tuần. Sau đó có thể bôi một số chế phẩm làm ẩm da, dịu da như cream vitamin E, Lacticare.

- Giữ cho da luôn sạch, có thể bôi các chất làm ẩm da, làm dịu da khiến da bớt viêm và bớt rát về mùa khô (Aderma-Exomega cream). Phần quan trọng nhất của điều trị khô da chính là dưỡng ẩm đúng, và sử dụng kem dưỡng da có hiệu quả nhất.

- Nên hạn chế tắm và thời gian tắm nên dưới 10 phút, hãy sử dụng nước ấm hơn là nước nóng, nước nóng làm giảm độ ẩm tự nhiên của da, và hãy chọn sữa tắm dịu nhẹ hơn là xà phòng.

- Bổ sung các vitamin, tốt nhất là từ nguồn thực phẩm tươi sạch hằng ngày, uống nhiều nước cũng là biện pháp hỗ trợ cho làn da. Nếu da bong nhiều, kéo dài, kèm theo ngứa nhiều, chảy nước, nhiễm khuẩn, cần đến khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phòng ngừa và hạn chế khô da

Biết cách chăm sóc da hợp lý sẽ hạn chế được nhiều khả năng da bị khô mốc và mọi người có thể thực hiện những biện pháp dưới đây:

- Tắm đúng cách: Mọi người không nên tắm nước quá nóng vì sẽ làm giảm lớp mỡ trên da khiến da khô hơn. Cũng không nên tắm bằng nước lạnh, tắm bằng nước ấm là tốt nhất. Ngoài ra, cần lưu ý không nên kéo dài thời gian tắm vì sẽ làm lớp bã nhờn bảo vệ da mất đi khiến da càng khô, nứt nẻ và nhanh lão hóa. Khi tắm cần nhẹ nhàng, không chà xát kỳ cọ mạnh. Có thể tắm bằng nước chanh hòa loãng hoặc pha chút muối khi tắm.

- Uống đủ nước: Những ngày trời hanh khô cần uống nhiều nước hơn. Mỗi sáng dậy nên uống 200-300ml nước. Ngày 2-3 lần lấy khăn thấm nước ẩm ủ lên mặt chừng 1-2 phút để da bớt bị khô và căng. Ăn nhiều hoa quả, rau xanh.

- Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời: Khi đi ra đường để hạn chế tiếp xúc với gió hanh gây khô nên mặc quần áo đủ ấm, đeo găng tay thường xuyên. Mùa đông cũng nên dùng loại kem chống nắng có chứa SPF để bảo vệ da.

- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Việc dùng kem dưỡng ẩm sẽ giúp dưỡng ẩm cho da rất tốt. Ngay khi da còn ẩm, nên thoa ngay kem dưỡng ẩm vào những vùng da dễ bị khô, nứt nẻ để tăng cường độ ẩm và kích thích phục hồi da.

- Có thể dùng kem làm ẩm da như: Lacticare, A Derma exomega cream hàng ngày. Nếu bị viêm đỏ, mẩn ngứa bệnh nhân có thể dùng một đợt kem mỡ steroid 5-15 ngày. Việc lựa chọn kem dưỡng ẩm và sử dụng chúng cũng cần phải lưu ý. Kem dưỡng ẩm bản chất là loại rất có ích với da khô nhưng nếu dùng không đúng cách hoặc mua phải loại kem giả, chất lượng kém thì tác dụng đôi khi ngược lại. Người dùng có thể bị kích ứng. Bôi quá nhiều, quá dày sẽ gây bít lỗ chân lông, làm bí da dẫn đến hiện tượng da sần sùi.

Để tránh nguy hại cho da, khi chọn kem dưỡng phải chọn sản phẩm của hãng có uy tín, không chứa chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo mùi; không dùng hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc; không tự ý dùng thêm những loại thuốc bôi chống khô da để tránh gây dị ứng cho da. Tốt nhất, hãy đến bác sĩ để được tư vấn sử dụng loại kem giữ ẩm tốt phù hợp với từng loại da và loại chuyên biệt dành trị da khô mốc, nứt nẻ.

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)