Vì sao vaccine thực chất là tác nhân gây bệnh

Một số thắc mắc về Vắc Xin

Những câu hỏi thường gặp nhất của cha mẹ về vắc-xin

Vì sao vaccine thực chất là tác nhân gây bệnh
UNICEF Viet Nam\Truong Viet Hung
  • Ngôn ngữ tài liệu bằng:
  • English
  • Tiếng Việt
Vắc-xin là gì?

Vắc-xin là chế phẩm thường được dùng cho trẻ nhỏ để bảo vệ khỏi những bệnh nguy hiểm, thường có khả năng gây tử vong. Thông qua việc kích thích sự tự vệ tự nhiên của cơ thể, vắc-xin tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh nhanh hơn và hiệu quả hơn

Cơ chế hoạt động của Vắc-xin như thế nào?

Vắc-xin giúp hệ miễn dịch của bạn tấn công các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn bằng cách chuẩn bị sẵn sàng cho hệ miễn dịch ứng phó với một số bệnh cụ thể. Từ đó, nếu vi-rút hoặc vi khuẩn tấn công cơ thể bạn sau này, hệ miễn dịch của bạn sẽ nhận diện được và biết cách chống lại.

Vắc-xin có an toàn không?

Vắc-xin rất an toàn. Nếu không tiêm hoặc dùng vắc-xin, con của bạn còn có thể bị tổn hại về sức khỏe hơn nhiều do một bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Tất cả vắc-xin đều được kiểm tra độ an toàn một cách nghiêm ngặt, bao gồm cả các thử nghiệm lâm sàng, trước khi được đưa ra sử dụng rộng rãi. Các quốc gia sẽ chỉ đăng ký và phân phối vắc-xin đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chặt chẽ về chất lượng và độ an toàn.

Tại sao tôi cần đưa con đi tiêm chủng?

Vắc-xin có thể cứu mạng sống của con người. Chỉ riêng vắc-xin sởi ước tính đã giúp ngăn chặn tử vọng cho hơn 21 triệu người từ năm 2000 đến 2017. Vắc-xin sẽ giúp bảo vệ con bạn khỏi các bệnh nguy hiểm hoặc nguy cơ bị tử vong, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch đang phát triển như trẻ sơ sinh. Bạn cần phải tiêm chủng cho con mình. Nếu không tiêm chủng thì những bệnh lây nhiễm cao như sởi, bạch hầu và bại liệt, những bệnh đã từng được xóa sổ tại nhiều quốc gia trên thế giới, sẽ có nguy cơ bùng phát trở lại.

Liệu cơ thể của con tôi có tiếp nhận được tất cả các loại vắc-xin?

Có. Nhiều cha mẹ lo lắng rằng nhiều vắc-xin có thể làm quá tải hệ miễn dịch của trẻ. Nhưng trẻ em tiếp xúc với hàng trăm loại vi trùng hàng ngày. Thực tế là, bị cảm lạnh hay đau họng sẽ tạo áp lực lớn hơn đến hệ miễn dịch của con bạn hơn là tiêm chủng.

UNICEF
Nơi tôi ở không có những bệnh này. Tại sao tôi vẫn cần phải đưa con đi tiêm chủng?

Bạn vẫn cần phải tiêm chủng cho con. Mặc dù những bệnh này có thể đã được xóa sổ ở quốc gia hay khu vực bạn đang sinh sống, nhưng chúng ta đang sống ở một thế giới ngày càng kết nối nhiều hơn, điều này nghĩa là dịch bệnh có thể lan từ nơi này sang nơi khác.

Miễn dịch cộng đồng là gì?

Nếu trong cộng đồng bạn sinh sống có đủ số người được tiêm chủng một bệnh nào đó, thì cộng đồng đó có thể đạt tới mức độ miễn dịch cộng đồng. Khi cộng đồng được miễn dịch, dịch bệnh không thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác vì phần lớn mọi người đã được miễn dịch. Miễn dịch cộng đồng tạo ra một tầng bảo vệ chống lại bệnh cho cả những người chưa được tiêm chủng, như trẻ sơ sinh.

Miễn dịch cộng đồng có thể phòng ngừa, ngăn chặn bùng phát và lây lan dịch bệnh. Bệnh ngày càng hiếm xảy ra và thậm chí có thể hoàn toàn biết mất không còn tồn tại trong cộng đồng.

Vắc-xin có thể khiến con của tôi bị ốm không?

Vắc-xin cực kỳ an toàn, những tác dụng phụ nghiêm trọng của vắc-xin rất hiếm. Hầu hết các triệu chứng ốm mệt hay khó chịu sau khi tiêm vắc-xin rất nhẹ và tạm thời, ví dụ như hơi đau nhức ở nốt tiêm hoặc sốt nhẹ. Những triệu chứng này có thể được kiểm soát bằng việc dùng thuốc giảm đau do bác sỹ kê, hoặc đắp khăn lạnh lên nốt tiêm. Nếu cha mẹ cảm thấy lo lắng, cha mẹ cần phải hỏi bác sỹ hoặc nhân viên y tế. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng không có bằng chứng nào cho thấy sự liên quan giữa vắc-xin và bệnh tự kỷ.

Vắc-xin có thể phòng ngừa những bệnh gì?

Vắc-xin bảo vệ con bạn khỏi những bệnh nguy hiểm như bại liệt – căn bệnh có thể gây liệt; bệnh sởi – căn bệnh có thể gây viêm não và mù; và bệnh uốn ván – có thể gây co cứng cơ kèm theo đau và khó nhai, khó bú (ở trẻ sơ sinh) và khó thở. Hãy tìm hiểu thêm về danh sách các vắc-xin phổ biến và những bệnh mà vắc-xin có thể phòng ngừa tại đây

Tôi có thể trì hoãn, không đưa con đi tiêm chủng theo lịch tiêm chủng không?

Một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ con bạn là tuân thủ theo lịch tiêm chủng ở quốc gia mà bạn sinh sống. Nếu bạn trì hoãn và chậm không đưa con đi tiêm vắc-xin, bạn sẽ làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh cho con mình.

Tôi có thể để con tôi bị thủy đậu mà không cần đi tiêm vắc-xin?

Mặc dù thủy đậu là một bệnh nhẹ, nhiều bậc cha mẹ có thể vẫn còn nhớ bệnh này từ hồi họ còn nhỏ (vắc-xin thủy đậu lần đầu tiên được giới thiệu năm 1995), nhưng một số trẻ em vẫn có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong hoặc khuyết tật vĩnh viễn. Vắc-xin giúp xóa bỏ nguy cơ biến chứng từ bệnh thủy đậu, và phòng tránh trẻ mắc thủy đậu lây sang anh chị em ruột, bạn bè hoặc bạn cùng lớp.

Lịch tiêm chủng hợp lý được khuyến cáo cho trẻ em như thế nào?

Lịch tiêm chủng của mỗi quốc gia khác nhau, phụ thuộc vào loại bệnh nào là phổ biến nhất. Bạn có thể tìm hiểu tổng quan về các vắc-xin được khuyến cáo và ngày tiêm chủng từ trung tâm y tế ở địa phương, bác sỹ hoặc Bộ Y tế ở quốc gia bạn sinh sống.

UNICEF Viet Nam

Người tìm ra vaccine đầu tiên

Edward Jenner(1749-1823)

Bằng chứng của việc thực hành tiêm chủng có từ nhiều trăm năm trước là các nhà sư Ấn Độ đã uống nọc rắn tạo miễn dịch cơ thể không bị chết sau khi rắn cắn và tại Trung Quốc đã bôi dịch mụn trên da của người bị bệnh đậu mùa để gây miễn dịch chống lại bệnh đậu.

Người tìm ra nguyên lý sử dụng vaccine đầu tiên là Bác sỹ người Anh Edward Jenner. Vào năm 1796, sau khi ông tiêm cho bé trai 13 tuổi vảy virus đậu bò để phòng bệnh đậu mùa. Vào năm 1798, vaccine chủng ngừa bệnh đậu mùa đầu tiên đã được phát triển. Qua thế kỷ XVIII và XIX với việc triển khai thực hiện công tác tiêm chủng phòng đậu mùa đồng bộ và nhiều quốc gia tham dự nên năm 1979 bệnh đậu mùa đã được thanh toán trên toàn cầu.

Kế thừa nền tảng khoa học mà Edward Jenner để lại từ cuối thế kỷ XVIII và XIX, Louis Pasteur, người Pháp đã kế thừa và phát minh ra nhiều loại vaccinenhư vaccinephòng bệnh tả và vaccine phòng bệnh Than vào năm 1897-1904, tiếp theo vaccine phòng bệnh dịch hạch và vaccine phòng bệnh Lao Bacillis-Calmette-Guerin (BCG) được phát minh những năm 1950. Vaccinerất quan trọng khác là vaccine phòng bệnh Ho gà toàn tế bào được giới thiệu vào năm 1948. Giai đoạn tiếp theo 1950-1985 là giai đoạn nghiên cứu và phát triển các vaccine virus như vaccine phòng bệnh Dại và bệnh Bại liệt uống (sabin). Tiếp theo là sự ra đời của các vaccine virus khác như Sởi, Quai bị và Rubella.

Mục lục

  • 1 Lịch sử
    • 1.1 Các thế hệ vắc xin
  • 2 Tác động
    • 2.1 Tác dụng bất lợi
  • 3 Phân loại
    • 3.1 Giảm độc lực
    • 3.2 Bất hoạt
    • 3.3 Biến độc tố
    • 3.4 Tiểu đơn vị
    • 3.5 Liên hợp
    • 3.6 Túi màng ngoài
    • 3.7 Dị chủng
    • 3.8 Vectơ virus
    • 3.9 RNA
    • 3.10 Thử nghiệm
  • 4 Số lượng bệnh phòng chống
  • 5 Các thành phần khác
    • 5.1 Chất bổ trợ (adjuvant)
    • 5.2 Chất bảo quản
    • 5.3 Tá dược
  • 6 Danh pháp
  • 7 Cấp phép
    • 7.1 Tổ chức Y tế Thế giới
    • 7.2 Liên minh châu Âu
    • 7.3 Hoa Kỳ
    • 7.4 Giám sát sau khi đưa ra thị trường
  • 8 Lịch trình
  • 9 Tính kinh tế
    • 9.1 Bằng sáng chế
  • 10 Sản xuất
    • 10.1 Nhà sản xuất vắc xin
  • 11 Cách thức đưa vào cơ thể
  • 12 Trong thú y
  • 13 Hạn chế
    • 13.1 Hạn chế về hiệu quả
    • 13.2 Tai biến khi dùng vaccine
      • 13.2.1 Nhiễm bệnh
      • 13.2.2 Bệnh miễn dịch
  • 14 Xu hướng
    • 14.1 Dùng thực vật làm lò phản ứng sinh học để sản xuất vắc xin
  • 15 Xem thêm
  • 16 Chú thích
  • 17 Tham khảo
  • 18 Liên kết ngoài
    • 18.1 Những trang khuyến khích chủng ngừa
    • 18.2 Những trang phê phán chủng ngừa

Vắc-xin và các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin

Vắc-xin giúp bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi các bệnh truyền nhiễm cao có nguy cơ gây tử vong. Dưới đây là danh sách các loại vắc-xin được hầu hết các chính phủ và bác sĩ khuyên dùng để bảo vệ trẻ em và người dân khỏi dịch bệnh.

Vì sao vaccine thực chất là tác nhân gây bệnh

1. Vắc-xin là gì?

Vắc-xin là chế phẩm thường được dùng cho trẻ nhỏ để bảo vệ khỏi những bệnh nguy hiểm, thường có khả năng gây tử vong. Thông qua việc kích thích sự tự vệ tự nhiên của cơ thể, vắc-xin tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh nhanh hơn và hiệu quả hơn

2. Tình hình chung

Vắc-xin bảo vệ trẻ em khỏi bệnh tật và tử vong, cứu sống gần 3 triệu người mỗi năm – mỗi phút trôi qua lại có hơn năm người được vắc-xin cứu sống.

Tuy nhiên, những trẻ em nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất, những người cần tiêm chủng nhất lại ít tiếp cận được với tiêm chủng nhất. Tỷ lệ tiêm chủng thấp làm ảnh hưởng đến các bước tiến trên tất cả các phương diện về sức khỏe của bà mẹ và trẻ em.

Những sốliệu đáng chú ý về tiêm chủng

-Ước tính khoảng 21,1 triệu trẻ em được cứu sống trong chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh Sởi trong giai đoạn 2010-2017

- Uốn ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm gây tử vong cho trẻ em, đã được thanh toán ở tất cả các nước, ngoại trừ 13 nước, tính đến tháng 3 năm 2019

- Khoảng 85% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm vắc-xin đầy đủ. giúp bảo vệ khỏi các bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà

- 19,9 triệu trẻ sơ sinh đã không được hưởng lợi từ việc tiêm chủng đầy đủ năm 2019

- 40% trẻ không được tiêm chủng sống ở các nơi tạm bợ hoặc cơ sở từ thiện, bao gồm ở những nước bị ảnh hưởng bởi chiến tranh

3. Cơ chế hoạt động của vắc-xin

Vắc-xin giúp hệ miễn dịch của bạn tấn công các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn bằng cách chuẩn bị sẵn sàng cho hệ miễn dịch ứng phó với một số bệnh cụ thể. Từ đó, nếu vi-rút hoặc vi khuẩn tấn công cơ thể bạn sau này, hệ miễn dịch của bạn sẽ nhận diện được và biết cách chống lại.

Nhiều cha mẹ lo lắng rằng nhiều vắc-xin có thể làm quá tải hệ miễn dịch của trẻ. Nhưng trẻ em tiếp xúc với hàng trăm loại vi trùng hàng ngày. Thực tế là, bị cảm lạnh hay đau họng sẽ tạo áp lực lớn hơn đến hệ miễn dịch của con bạn hơn là tiêm chủng.

4. Miễn dịch cộng đồng

Nếu trong cộng đồng bạn sinh sống có đủ số người được tiêm chủng một bệnh nào đó, thì cộng đồng đó có thể đạt tới mức độ miễn dịch cộng đồng. Khi cộng đồng được miễn dịch, dịch bệnh không thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác vì phần lớn mọi người đã được miễn dịch. Miễn dịch cộng đồng tạo ra một tầng bảo vệ chống lại bệnh cho cả những người chưa được tiêm chủng, như trẻ sơ sinh.

Miễn dịch cộng đồng có thể phòng ngừa, ngăn chặn bùng phát và lây lan dịch bệnh. Bệnh ngày càng hiếm xảy ra và thậm chí có thể hoàn toàn biết mất không còn tồn tại trong cộng đồng.

5.Lịch tiêm chủng hợp lý được khuyến cáo cho trẻ em

Lịch tiêm chủng của mỗi quốc gia khác nhau, phụ thuộc vào loại bệnh nào là phổ biến nhất. Bạn có thể tìm hiểu tổng quan về các vắc-xin được khuyến cáo và ngày tiêm chủng từ trung tâm y tế ở địa phương, bác sỹ hoặc Bộ Y tế ở quốc gia bạn sinh sống.

Vắc-xin
Bệnh
Triệu chứng và ảnh hưởng
Lao (BCG) Lao

Lao (còn gọi là TB) là một bệnh lý do vi trùng gây ra. Vi trùng thường tấn công phổi, phần lớn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy bệnh lao phổi thường gặp nhất, nhưng bạn cũng có thể mắc bệnh lao ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ như não). Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, lao phổi có thể gây ra biến chứng hoặc dẫn đến tử vong.

Một khi đã bị lây nhiễm, bệnh lao rất khó điều trị. Điều trị thường kéo dài và không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Viêm gan B Viêm gan B Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do một loại siêu vi khuẩn lây lan qua đường máu và tình dục. Khi mắc bệnh từ thuở nhỏ, người bệnh phần lớn không có triệu chứng nào trong nhiều thập kỉ. Viêm gan B có thể đẫn đến xơ gan và ung thư gan sau này.
Bại liệt Bại liệt Bệnh bại liệt là một bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hoá do virus gây nên. Virus Polio có thể gây bại liệt 1 trong 200 người bị nhiễm. Trong các ca nhiễm bệnh đó, 5 – 10% người bệnh chết khi cơ hô hấp của họ bị tê liệt. Không có cách nào để chữa bệnh bại liệt một khi tình trạng tê liệt xảy ra, chỉ có thể điều trị để giảm bớt các triệu chứng.
DPT (Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván) Bạch hầu Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, thường xảy ra ở niêm mạc của mũi và họng, khiến trẻ khó thở hoặc nuốt. Các trường hợp nghiêm trọng có thể gây tổn thương tim, thận và/hoặc thần kinh.
DTP (Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván) Uốn ván Uốn ván là chứng bệnh làm co giật căng cứng các bắp thịt. Uốn ván có thể khiến cổ và hàm của trẻ bị cứng lại, gây ra tình trạng khó mở miệng, khó nuốt (khi bú) hoặc khó thở. Ngay cả khi được điều trị, uốn ván vẫn thường gây tử vong.
DPT (Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván) Ho gà Ho gà gây ra những cơn ho có thể kéo dài hàng tuần. Trong một số trường hợp, ho gà có thể dẫn đến tình trạng khó thở, viêm phổi, và tử vong.
Hib Các bệnh phế cầu khuẩn Hib là một loại vi khuẩn gây viêm phổi, viêm màng não và những bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng khác chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Phế cầu

khuẩn

Pneumococcal diseases

Các bệnh phế cầu khuẩn bao gồm những bệnh nghiêm trọng như viêm màng não và viêm phổi đến những bệnh nhẹ hơn nhưng phổ biến hơn như viêm xoang và viêm tai.

Các bệnh phế cầu khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây bệnh và tử vong trên thế giới, đặc biệt là ở trẻ em dưới 2 tuổi.

Virus Rota Virus Rota Virus Rota gây tiêu chảy nặng và nôn, dẫn đến mất nước, mất cân bằng điện giải và sốc ở trẻ nhỏ, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị ngay, đặc biệt là không được bù nước ngay.
Vắc-xin Sởi, Quai bị và Rubella Bệnh sởi Sởi là bệnh có tính lây nhiễm nhanh với các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, nổi hạt trắng phía trong miệng, phát ban trên da. Bệnh nặng có thể gây mù lòa, viêm não và tử vong.
Vắc-xin Sởi, Quai bị và Rubella Quai bị Quai bị có thể gây ra đau đầu, khó chịu, sốt và viêm tuyến nước bọt. Biến chứng của quai bị có thể dẫn đến viêm màng não, viêm tinh hoàn và điếc.
Vắc-xin Sởi, Quai bị và Rubella Rubella Nhiễm Rubella ở trẻ nhỏ và người lớn thường nhẹ, nhưng ở phụ nữ mang thai có thể gây sảy thai, phôi thai chết, tử vong trẻ sơ sinh hay dị tật bẩm sinh
HPV Virus papillomavirus ở người (HPV) Virus papillomavirus ở người thường không có triệu chứng, nhưng một số loại có thể gây ra ung thư tử cung – loại ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ. Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung (99%) là do nhiễm trùng HPV sinh dục gây ra. HPV cũng có thể gây ra mụn rộp ở cả nam và nữ giới, cũng như làm ung thư những bộ phận khác trong cơ thể.

.
Thùy Linh - KSBT

Nguồn tin : UNICEF

Tìm kiếm theo từ khóa :vắc-xin, tiêm chủng, virus, miễn dịch


1.Vaccine virus toàn phần

Nhiều loại vaccine thông thường sử dụngvirustoàn phần để kích hoạt phản ứng miễn dịch. Có hai cách tiếp cận chính:

-Vaccine ‘sống giảm độc lực’sử dụng một dạng virus đã được làm yếu đi nhưng vẫn có thể phát triển và nhân lên, mà không gây bệnh.

Những vaccine này đơn giản là phiên bản của mầm bệnh tự nhiên được làm suy yếu, nên phản ứng củahệ thống miễn dịchcũng giống như với bất kỳ yếu tố xâm lấn tế bào nào khác, huy động một loạt các biện pháp phòng thủ chống lại nó, bao gồm tế bào ‘T diệt’ (xác định và tiêu diệt tế bào bị nhiễm), tế bào ‘T trợ giúp’ (hỗ trợ sản xuất kháng thể) và các tế bào B sản xuất kháng thể (nhắm vào các mầm bệnh ẩn náu ở những nơi khác trong cơ thể, ví dụ như ở máu).

Phản ứng miễn dịch này tiếp tục cho đến khi virus được loại bỏ khỏi cơ thể, có nghĩa là có nhiều thời gian để các ‘tế bào nhớ’ chống lại virus phát triển. Do đó, vaccine giảm độc lực sống có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch cũng mạnh mẽ như khi tiếp xúc với virus hoang dã, nhưng không bị ốm. Tuy nhiên,chúng có thể không phù hợp với những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương (ví dụ như những người bịnhiễm HIV)...

Vì sao vaccine thực chất là tác nhân gây bệnh

Nhiều loại vaccine thông thường sử dụng virus toàn phần để kích hoạt phản ứng miễn dịch.

-Vaccine ‘bất hoạt’sử dụng virus có vật chất di truyền đã bị phá hủy nên chúng không thể nhiễm vào tế bào và tái tạo, nhưng vẫn có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch.

Vaccine virus bất hoạt cũng chứa virus gây bệnh hoặc các bộ phận của virus nhưng vật chất di truyền của chúng đã bị phá hủy. Vì lý do này, chúng được coi là an toàn và ổn định hơn so với vaccine sống giảm độc lực, và chúng có thể được tiêm cho những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.

Mặc dù chất liệu di truyền của chúng đã bị phá hủy, virus bất hoạt vẫn chứa nhiều protein mà hệ thống miễn dịch có thể phản ứng lại. Nhưng bởi vì chúng không thể lây nhiễm vào các tế bào, vaccine bất hoạt chỉ kích thích phản ứng qua trung gian kháng thể, và phản ứng này có thể yếu hơn và thời gian tồn tại ngắn hơn. Để khắc phục vấn đề này, vaccine bất hoạt thường được tiêm cùng với chất bổ trợ (chất kích thích hệ miễn dịch) và có thể phải dùng liều nhắc lại.

Cả hai đều được thử nghiệm và dùng cho chiến lượctiêm chủng, là cơ sở của nhiều loại vaccine hiện có, bao gồm vaccine phòng bệnh sốt vàng và sởi (vaccine sống giảm độc lực), cúm mùa và viêm gan A (vaccine bất hoạt). Vaccine giảm độc lực vi khuẩn cũng đang được sử dụng, chẳng hạn như vaccine BCG cho bệnh lao.

2. Vaccine tiểu đơn vị

Thay vì tiêm toàn bộ mầm bệnh để kích hoạt phản ứng miễn dịch, vaccine tiểu đơn vị (đôi khi gọi là vaccine dạng tế bào) chứa các mảnh tinh khiết của nó, đã được lựa chọn đặc biệt để có khả năng kích thích tế bào miễn dịch. Vì những mảnh vỡ này không có khả năng gây bệnh nên vaccine tiểu đơn vị được coi là rất an toàn.

Có một số loại:

(1) Vaccine ‘tiểu đơn vị protein’ chứa các protein đặc trưng được tách ra từ các virus hoặc vi khuẩn mầm bệnh;

(2) Vaccine ‘polysaccharide’ chứa các chuỗi phân tử đường (polysaccharide) được tìm thấy trong thành tế bào của một số vi khuẩn;

(3) Vaccine ‘tiểu đơn vị liên hợp’ liên kết chuỗi polysaccharide với ‘protein mang’ để làm tăng đáp ứng miễn dịch. Hiện chỉ có vaccine tiểu đơn vị protein đang được phát triển để chống lại virus gây ra COVID-19.

Các vaccine tiểu đơn vị khác đã được sử dụng rộng rãi. Ví dụ gồm có vaccine viêm gan B và vaccine ho gà acellular (tiểu đơn vị protein), vaccine Polysaccharide phế cầu (polysaccharide) và vaccine MenACWY, có chứa polysaccharides từ bề mặt của bốn loại vi khuẩn gây bệnh não mô cầu kết hợp với độc tố bạch hầu hoặc uốn ván (tiểu đơn vị liên hợp).

3. Vaccine axit nucleic

Vaccine acid nucleic sử dụng chất liệu di truyền từ virus hoặc vi khuẩn gây bệnh (mầm bệnh) để kích thích đáp ứng miễn dịch chống lại nó. Phụ thuộc vào vaccine mà chất liệu di truyền có thể là DNA hoặc RNA; cả hai đều cung cấp sự hướng dẫn để tạo ra protein cụ thể từ mầm bệnh, mà hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra protein đó là ngoại lại (kháng nguyên).

Khi chất liệu di truyền được đưa vào trong tế bào vật chủ, nó sẽ đươc đọc bởi chính bộ máy sản xuất protein của tế bào và được sử dụng để tạo ra kháng nguyên, rồi kháng nguyên này sẽ kích hoạt đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

Đây là một kỹ thuật tương đối mới, vì vậy mặc dù vaccine DNA và RNA đang được phát triển để chống lại các bệnh khác nhau, bao gồm HIV, Zika và COVID-19…

Do kháng nguyên được tạo ra bên trong tế bào của chúng ta và với số lượng lớn, nên phản ứng miễn dịch sẽ mạnh mẽ.

Ngoài ra, vaccine RNA cần phải được giữ ở nhiệt độ cực lạnh (-70C) hoặc thấp hơn, có thể là thách thức đối với các quốc gia không có thiết bị bảo quản lạnh chuyên dụng, đặc biệt là các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

4. Vaccine virus trung gian

Vaccine ‘virus trung gian’ cũng hoạt động bằng cách cung cấp cho tế bào các hướng dẫn di truyền để sản xuất kháng nguyên. Nhưng chúng khác với vaccin axit nucleic ở chỗ chúng sử dụng một loại virus vô hại, khác với virus mà vaccine đang nhắm tới, để đưa những hướng dẫn này vào tế bào. Một loại virus thường được sử dụng làm trung gian là adenovirus, virus gây ra cảm lạnh thông thường.

Giống như vaccine axit nucleic, bộ máy tế bào của chúng ta bị chiếm quyền và bắt buộc sản xuất kháng nguyên từ những hướng dẫn đó, nhằm kích hoạt phản ứng miễn dịch. Vaccine virus trung gian là bắt chước giống quá trình nhiễm virus tự nhiên vì vậy kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Tuy nhiên, vì có khả năng nhiều người đã tiếp xúc với virus được sử dụng làm trung gian nên một số người có thể đã miễn dịch với nó, làm cho vaccine kém hiệu quả hơn./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn