Xoa bụng có tốt không

Đường ruột của con người có nhiều mô bao gồm ruột già và ruột non xếp thành những vòng tròn, nếu bộ phận nào bị tắc có thể khiến nhu động tiêu hóa không đủ dẫn đến tích tụ phân trong ruột, làm tăng nguy cơ táo bón. 

Việc xoa bụng không chỉ giúp tạo áp lực lên khoang bụng, kích thích thần kinh của ruột già và ruột non, còn làm giảm tình trạng đại tiện kém, giảm táo bón, giúp tăng nhu động đường tiêu hóa, bài tiết chất cặn bã.

Điều chỉnh lá lách và dạ dày

Lá lách và dạ dày của người hiện đại dễ gặp các vấn đề khác nhau, chẳng hạn như chán ăn, chướng bụng, táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa,...

Chúng ta không được uống nước quá nóng dễ gây bỏng niêm mạc thực quản và niêm mạc miệng, nước tốt nhất không quá 65 độ C.

Đồng thời lá lách và dạ dày cũng thích được xoa bóp, khi lá lách và dạ dày không thoải mái, có thể xoa bóp vùng bụng đúng cách vào buổi tối hoặc buổi sáng, bằng cách đẩy nhanh quá trình hấp thụ của ruột, nó có thể làm giảm chướng bụng, đau bụng và các khó chịu.

Giảm cảm xúc tiêu cực

Gan khí ngưng trệ, khí huyết kém lưu thông cũng sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của con người như trầm cảm, cáu gắt,... Tình trạng này kéo dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, thậm chí có thể gây rối loạn nội tiết trong cơ thể, dẫn đến kinh nguyệt không đều.

Nhấn mạnh vào xoa bụng cũng có thể kích thích các huyệt đạo tương ứng, cũng có lợi để giải tỏa gan khí.

Trung y cho rằng, xoa bụng có khả năng giúp điều tiết chức năng của kinh tỳ, kinh can, kinh thận, làm tản "đàm, thủy, thấp, ứ" (các yếu tố gây bệnh) tích lũy trong cơ thể.

Y học hiện đại cũng đã chứng minh, đường tiêu hóa của con người có đại tràng ngang, đại tràng lên và đại tràng xuống. Do đó, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, trị đầy bụng.

Xoa bụng có tốt không

Nếu bạn bị chứng chướng bụng, đầy hơi, việc massage vùng bụng chính là "thần dược" hiệu quả. (Ảnh minh họa).

2. Hỗ trợ điều trị táo bón

Thói quen nằm trên giường xoa bụng mỗi sáng có thể điều trị đáng kể căn bệnh táo bón kinh niên.

Tuy nhiên,tác dụng của phương pháp trên cũng phụ thuộc vào thói quen bài tiện của mỗi người. Tốt nhất bạn nên xoa bụng trước khi đi đại tiện khoảng 20 phút và có thể tiến hành xoa từ vài phút cho tới tối đa 15 phút.

Ngoài ra, thói quen uống 400-500ml nước ấm mỗi sáng thức dậy sẽ cung cấp đủ nước cho cơ thể, giúp nhuận tràng, dễ bài tiện.

Bạn cũng nên duy trì thói quen đi vệ sinh đúng giờ để kết quả trị liệu táo bón được phát huy tối đa.

3. Phòng bệnh dạ dày

Được biết tới với vai trò là cơ quan tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể, dạ dày có thể ví như "trạm dầu sinh mạng" của con người, bởi đây là nơi tiếp nhận hầu hết các chất dinh dưỡng để phục vụ cho quá trình tiêu hóa – hấp thu.

Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa cũng là "trạm xả" chất thải lớn nhất với chức năng bài trừ độc tố và các chất cặn bạ. Nếu dạ dày hoặc hệ thống này xảy ra bất kỳ vấn đề nào, sức khỏe của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong khi đó, việc xoa bụng mỗi ngày lại là phương pháp đơn giản và hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh về dạ dày nói riêng và bệnh tiêu hóa nói chung.

Đặc biệt, đối với những người có tiền sử mắc bệnh dạ dày lâu năm, duy trì thói quen xoa bụng hằng ngày sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, củng cố chức năng của cơ quan này.

Cần lưu ý rằng, để giảm áp lực lên dạ dày, bạn nên tiến hành xoa bụng vào buổi tối (khi không có nhu cầu ăn uống).

Xoa bụng có tốt không

Massage vùng bụng là cách đơn giản và hữu hiệu để bảo vệ hệ tiêu hóa. (Ảnh minh họa).

4. Giúp cơ thể khôi phục sau khi vận động

Cơ bụng là phần cơ quan trọng trong cơ thể. Hầu hết các động tác vận động đều cần đến sự cử động của vùng cơ này. Bởi vậy, sau khi vận động, bạn thường ở vào trạng thái thở dốc, các cơ quan trong cơ thể đều hưng phấn. Bạn nên tranh thủ xoa bụng ngay lúc này để giảm bớt áp lực lên vùng cơ bụng.

5. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ

Xoa bụng đều đặn cho trẻ nhỏ có tác dụng kiện tỳ, thúc đẩy tiêu hóa và giúp các bé hấp thụ tốt hơn những chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Phương pháp thực hiện cũng rất đơn giản, cha mẹ có thể dùng phần má bàn tay nhẹ nhàng massage lên ổ bụng của bé, xoa vòng quanh rốn cho tới khi bụng hơi nóng lên là được.

Bên cạnh đó, dùng ngón cái nhẹ nhàng xoa bóp bắp chân trên và xoa dọc theo đầu gối trở xuống cũng là một cách giúp trẻ em tăng cường thể lực.

Xoa bụng có tốt không

Massage bụng nói riêng và massage toàn cơ thể nói chung mang lại rất nhiều công dụng sức khỏe đối với trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa).

Phương pháp xoa bụng đúng cách

Tư thế: nằm ngửa trên giường, thả lỏng vùng bụng, đặt hai bàn tay lên trên bụng và bắt đầu xoa vòng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ góc bên phải bụng.

Cách thức: Chú ý xoa nhẹ nhàng, dùng lực vừa phải, mỗi lần 20 vòng, thực hiện từ 2 đến 3 lần là được.

Xoa bụng có tốt không

Xoa bụng đúng cách hoàn toàn không hề khó hoặc phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. (Ảnh: Nguồn Internet).

Lưu ý: Một số người sau khi chạy bộ thường cảm thấy đau bụng, chuột rút chân, cơ thể mệt mỏi… Xoa bụng lúc này sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu đến các nội tạng, mang đến càng nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt tăng nhanh tuần hoàn máu ở gan giúp các chất thải nhanh chóng được "dọn dẹp".

Ngoài ra, động tác này còn giúp các acid lactic tích tụ cũng nhanh chóng được thải ra ngoài, giúp cơ thể tăng nhanh tốc độ khôi phục trở về trạng thái bình thường.