5 sự thật về lặn với bình dưỡng khí năm 2022

5 sự thật về lặn với bình dưỡng khí năm 2022

  • September 10, 2021
  • #TheTrips

5 sự thật về lặn với bình dưỡng khí năm 2022

Đại Hưng

Life is either a daring adventure or nothing.

Ở thế giới đại dương, chỉ còn lại hơi thở của bạn và cảnh biển trù phú, bạn sẽ được dịp tạm xa hoàn toàn những gì thuộc về đất liền, thỏa sức khám phá một thế giới đại dương khác lạ.

Lặn biển là một cách dành thời gian cho chính mình vô cùng hoàn hảo. Lý do là ở thế giới đại dương, chỉ còn lại hơi thở của bạn và cảnh biển trù phú, bạn sẽ được dịp tạm xa hoàn toàn những gì thuộc về đất liền, thỏa sức khám phá một thế giới đại dương khác lạ. 

Điểm thú vị của lặn biển còn ở chỗ dù là hoạt động dưới nước nhưng “team không biết bơi” vẫn được trải nghiệm. 

5 sự thật về lặn với bình dưỡng khí năm 2022

Sự khác nhau của Snorkeling, Diving và Free-diving

Về cơ bản, lặn biển có hai loại: snorkeling (loại hình lặn biển phù hợp với tất cả các đối tượng) và diving (lặn bình khí bao gồm cấp độ dành cho người không biết bơi và cả cấp độ chuyên nghiệp hay lặn tự do dành cho người đã có bằng cấp của khóa học lặn biển). 

Snorkeling là bơi trên bề mặt đại dương để ngắm san hô, sử dụng kính lặn và ống thở. Với snorkeling, các oceanholic sẽ được ngắm nhìn toàn bộ quang cảnh dưới nước từ trên cao mà không cần phải lặn sâu xuống.

Với những yêu cầu đơn giản, chỉ cần trang bị kính lặn, ống thở và áo phao(cho người chưa biết bơi) và một khóa học lặn biển cấp tốc trong vài phút là bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể tham gia. 

Trái ngược với sự bình tĩnh, thong thả của snorkeling thì diving cho phép bạn chủ động khám phá ở phạm vi ở những nơi sâu hơn. 

Scuba Diving là viết tắt của Self-Contained Underwater Breathing Apparatus nghĩa là lặn với thiết bị cá nhân đặc biệt để thở dưới nước khép kín, được gọi là bình dưỡng khí. 

Theo những review khóa học lặn biển, có  3 cấp độ của Scuba Diving dành cho cả người chưa biết bơi. Đó là Try dive (dành cho người mới bắt đầu), Discovery Scuba diving, Fun dive.

  • Try dive: Là cấp độ làm quen với lặn bình khí,  sẽ luôn có một hướng dẫn viên đi kèm cho người chưa đi lặn bao giờ hoặc chưa có bình lặn. Độ sâu tối đa là 3-6m. 
  • Discovery Scuba diving: Là cấp độ lặn biển trung bình, đối tượng là người đã có kinh nghiệm lặn, đã hoàn thành khóa học lặn bình khí độ sâu khoảng 6-12m. 
  • Fun dive: là lặn với chuyên môn cao, đối tượng chính là những thợ lặn chuyên nghiệp, độ sâu được lặn tuỳ ý. 

Lặn tự do (Free-diving) là lặn mà không cần sử dụng thiết bị thở, được xây dựng dựa trên sức bền và sự phấn khích. Nói một cách kỹ thuật thì việc lặn tự do, chủ yếu dựa vào khả năng bơi lội, kỹ thuật giữ hơi. 

Thông thường, một chuyến lặn sẽ chia thành nhiều phiên, mỗi phiên kéo dài từ 3-4 phút, nhưng đủ để khám phá những độ sâu mà bạn không bao giờ tưởng được. 

5 sự thật về lặn với bình dưỡng khí năm 2022

Snorkeling - Lặn biển với kính lặn và ống thở

Thời tiết lý tưởng cho hoạt động này là vào những ngày nước nông, thời tiết ấm. Ngoại trừ bốn nhóm đối tượng sau đây: trẻ em dưới 8 tuổi, phụ nữ mang thai, người có tiền sử bệnh huyết áp, bệnh tim, hen suyễn thì ai cũng có thể tham gia snorkeling.

Những vật dụng mà bạn sẽ được cấp phát hoặc tự trang bị khi tham gia khóa học lặn biển Snorkeling rất phổ biến, dễ tìm thấy ngoài thị trường, đó là: 

  • Ống thở: để thở bằng miệng, giúp bạn có thể thở thoải mái với tư thế úp mặt xuống nước mà không cần ngẩng đầu. 
  • Kính lặn: là một vật dụng vô cùng quan trọng giúp quan sát mọi vật dưới nước rõ hơn. Sự thật là mắt của chúng ta không bao giờ nhìn thấy rõ khi ở dưới nước nên cần có kính lặn hỗ trợ để ngăn cách mắt với không khí dưới nước, nhìn rõ hơn và tránh nước tràn vào mũi. 
  • Đối với những ai bị cận từ 3,5 độ trở lên thì nên tìm mua riêng kiếng có độ cận của mình.  
  • Chân vịt: tạo lực đẩy, giúp di chuyển dễ dàng, đỡ mất sức hơn
  • Áo phao: giúp bạn luôn nổi trên mặt nước. 

5 sự thật về lặn với bình dưỡng khí năm 2022

Sau khi hoàn thành khóa học lặn biển Snorkeling, nhà khám phá sẽ có được những kỹ năng rất hời như sau: 

  • Kỹ năng sử dụng kiếng lặn và ống thở đúng nhất, cách hít thở, cách xử lý nước tràn vào mắt kính. 
  • Các kiến thức an toàn, cách xử trí những tình huống phát sinh khi tắm biển. 
  • Kỹ năng bơi đúng cách với chân vịt
  • Kỹ năng nín thở và lặn sâu (tối đa 5m)

Snorkeling rất phổ biến và có thể thực hành ngay sau khi học nên hầu hết ở những vùng biển có dịch vụ snorkeling đều có tổ chức đào tạo như: biển Nha Trang, đảo Phú Quốc, đảo Cù Lao Xanh (Bình Định),… bất cứ nơi nào có nước nông, dễ ngắm san hô là có snorkelling. Nếu bơi ngắm san hô khắp các vùng biển nước ta, bạn sẽ có thật nhiều trải nghiệm khác biệt và cũng dư sức  review khóa học lặn biển khắp Việt Nam. 

Khởi đầu với snorkeling cũng là bước đà đầu tiên mà bạn nên trải nghiệm để có cảm giác sâu hơn với đại dương, từ đó mạnh dạn hơn, thử thách ở những khoá lặn sâu như khóa học lặn bình khí, free-diving. 

Scuba-diving - Khóa học lặn bình khí ở Việt Nam

Scuba-diving được phát triển từ những năm 1940, bởi nhà thám hiểm và bảo tồn dưới nước Jacques- Yves Cousteau cho Hải quân Pháp trong chiến tranh thế giới thứ 2. Trải qua nhiều thế kỷ, nhiều cuộc cải tiến về nhu cầu lặn của con người thì Scuba-diving trở thành bộ môn hiện đại như ngày nay. 

Điều kiện tham gia khóa học lặn bình khí rất đơn giản, nói một cách bao quát thì chỉ cần biết bơi và không sợ nước là bạn có một nửa vé để dấn thân rồi đấy, một nửa vé còn lại sẽ phụ thuộc vào tiêu chí cụ thể hơn, là: 

  • Đã biết bơi tối thiểu 25m 
  • Không mắc các bệnh tim mạch và hô hấp. 

Những kỹ năng xứng đáng mà bạn sẽ tích lũy được cho mình sau khóa học lặn bình khí là: 

  • Kỹ năng sử dụng bình khí 
  • Kỹ năng xử lý các tình huống khi lặn biển: đau tai, hết khí, rơi miệng thở,… 
  • Kỹ năng lặn định hướng, dựa vào địa thế xung quanh, cách sử dụng la bàn,.. 

5 sự thật về lặn với bình dưỡng khí năm 2022

Ngoài ra, còn có một số kỹ năng mở mà khi đã thành thạo khoá lặn cơ bản, các diver sẽ có dịp trau dồi chính là: 

  • Lặn chụp ảnh:  Với kỹ năng này, bạn sẽ vừa luyện tập thành một thợ lặn cừ khôi lại vừa học được cách ghi lại những khoảnh khắc độc đáo, thu về những bức ảnh với độ phân giải cao, tái tạo màu sắc chân thực và chi tiết ngay cả ở nơi ít ánh sáng. Loại máy ảnh mà bạn cần học để sử dụng sẽ là loại máy chuyên dụng nơi đáy biển sâu, chống nước và chịu được áp suất nước. 
  • Lặn dòng chảy: Là kỹ năng làm quen và học cách xử lý tình huống khi gặp những dòng chảy khác nhau. Có một số loại dòng chảy cơ bản như: dòng chảy xuống, dòng chảy lên, dòng chảy máy giặt, dòng chảy xoáy nước,… Cách xử lý cũng rất linh hoạt và thú vị như là quan sát các sinh vật biển xung quanh, các bong bóng khí, nhìn hướng tàu xoay,… Càng tìm hiểu về cách nhận biết để phán đoán dòng chảy và đối diện, bạn sẽ càng thêm say mê thậm chí sẵn sàng review khóa học lặn biển trong bất cứ cuộc trò chuyện nào đấy! 
  • Cân bằng tuyệt đối (Perfect Buoyancy) : Đây là kỹ năng tăng thêm trải nghiệm thư giãn thoải mái, tận hưởng cảnh quan đầy sắc màu mà không cần phải quá tập trung vào việc bơm hay xả hơi và các kỹ thuật lặn khác. Cân bằng tuyệt đối giúp bạn kiểm soát độ nổi, cân chỉnh theo khối lượng cơ thể hiện có, bơi cân bằng để không chạm đáy, sử dụng hơi thở để điều chỉnh độ sâu,..
  • Học về môi trường sinh vật biển: Sẽ thật thú vị biết bao nhiêu khi có thêm kiến thức về nơi mà mình sẽ đến, từ các loại sinh vật, cách di chuyển để không bị coi là xâm phạm đời sống của chúng, các đặc tính của san hô,…

Để trở thành dân scuba-diving thì không thể thiếu những dụng cụ sau: 

  • Dụng cụ quan trọng nhất là bình khí, có tác dụng kiểm soát áp suất không khí trong phổi như áp suất của nước. 
  • Chân vịt; đồ lặn; kính lặn như snorkeling 

Bạn có thể học trực tiếp tại những bãi biển khi kết hợp tham quan du lịch, những khoá học từ 3-4 ngày như Hòn Mun, Hòn Tằm, Đảo Khỉ (Nha Trang), Đảo Phú Quốc, Đảo Bình Ba,…

Free-diving - Lặn tự do

Cùng là lặn sâu dưới đại dương nhưng  free-diving và scuba-diving là hai loại hình hoàn toàn khác nhau. Vậy nên trước khi đặt bước tiến vào hành trình khám phá biển khơi, cùng tìm hiểu để có sự hình dung đúng hơn nhé! 

Trước hết, nếu chỉ so sánh giữa 2 khóa học lặn biển này thì khác biệt cơ bản là lặn bình khí nhất định phải có bình khí, còn lặn tự do thì không cần. 

Đi sâu hơn nữa, giữa free-diving và scuba-diving còn có những điểm cần phân biệt như sau: 

Về những kỹ thuật cần có giữa hai bộ môn, diver nên ghi nhớ là: 

  • Lặn tự do sẽ cần sử dụng nhiều thủ thuật để giữ hơi lâu hơn dưới nước như là kỹ thuật hít thở, thư giãn trong nước, kỹ năng bơi bằng chân vịt, kiểm soát tâm trí,…Thông qua những kỹ thuật có được từ việc lặn tự do, bạn cũng có thể cải thiện được kỹ thuật lặn bình khí của mình. 
  • Một điểm quan trọng khi so sánh kỹ thuật giữa hai khóa học lặn biển là ở việc thở. Nếu như những người lặn bình khí được dạy không bao giờ nín thở dưới nước do nguy cơ phổi bị giãn nở quá mức thì dân freediving phải nín thở trong suốt quá trình lặn. 

Sẽ có một số rủi ro có thể phát sinh mà dân lặn không nên né tránh khi làm quen với các bộ môn này để khám phá đại dương vừa vui và vừa an toàn. Đó là: 

  • Đối với free-diving nếu không cẩn thận, bạn có thể bị chấn thương ở mắt, tai, phổi và ngất do thiếu oxy, còn scuba-diving thì là ù tai, thủng màng nhĩ, mê man do nitơ,… Nhắc đến bình dưỡng khí của scuba-diving, nhiều bạn vẫn nhầm lẫn chỉ chứa oxy nhưng thực tế là có cả oxy, nitơ và các khí khác. 
  • Dù có thể liệt kê ra nhiều rủi ro nhưng điều đó không có nghĩa là bộ môn lặn sâu quá nguy hiểm. Các rủi ro là sự nhắc nhở để chúng ta hiểu rằng không nên tự ý lặn biển mà chưa có bằng cấp, chưa qua đào tạo bài bản các khóa học lặn biển hay cho phép bất cứ sự chủ quan nào xuất hiện khi ở dưới nước. Vì các huấn luyện viên với những chương trình đào tạo chuẩn chỉnh sẽ đồng hành và hướng dẫn bạn thật chi tiết, sẵn sàng chinh phục. 

Chẳng may thực hành khóa học lặn biển xong mà cảm thấy vui vẻ, yêu đời nhiều quá thì đừng nhầm lẫn rằng bạn đang bị say nitơ hay hậu quả của việc thiếu oxy mà đó là do bạn say lòng bởi đại dương quá đấy thôi!  

Tiếp theo là về các thiết bị – một trong những yếu tố rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm trong quá trình lặn: 

Dân Scuba diving thì dùng bình dưỡng khí còn dân freediving dùng phổi của mình. Mặc dù một số freediver có sử dụng các thiết bị lặn căn bản là ống thở, chân vịt, mắt kính nhưng không có sự bắt buộc nào như bình dưỡng khí đối với dân Scuba diving. Do đó, các “nhà lặn tự do” cảm thấy hoạt động lặn tự nhiên hơn và mang lại trải nghiệm cá nhân hơn với thế giới dưới nước. 

Cuối cùng, hai khoá học lặn biển này còn phục vụ những mục đích khác nhau. Các khóa học lặn bình khí, scuba diving chủ yếu phục vụ mục đích giải trí còn lặn freediving còn là để thách thức giới hạn của bản thân, đôi khi còn là sự cạnh tranh và có thể tổ chức thi đấu giữa các freediver với nhau. 

Tóm lại thì, cả free-diving và scuba-diving đều sẽ mang lại những điều thú vị riêng, cực kỳ đáng giá trên công cuộc khám phá những kỳ quan thiên nhiên thú vị nơi đáy biển. Nếu thích lặn biển với đồng đội kề bên và không thích nín thở thì chọn khóa học lặn bình khí còn thích tự do như những chú cá và chinh phục độ sâu thì free-diving là lựa chọn quá hợp lý. 

Các trung tâm có đào tạo freediving cho bạn tham khảo là Viet Divers, Rumble Fish, các dive shop ở những vùng biển Nha Trang, Côn Đảo, Bình Ba, …

Chi phí mà free-diver cần chuẩn bị để tự tin chiêm ngưỡng kỳ quan đại dương từ khoảng 6.900.000 VNĐ/khoá.

5 sự thật về lặn với bình dưỡng khí năm 2022

Những lưu ý cho những ai tham gia khóa học lặn biển

Lưu ý chung mà ai tham gia học lặn snorkeling, khóa học lặn bình khí  hay lặn tự do cũng nên nhớ là: 

  • Bạn không được đứng trên san hô vì sẽ gây gãy san hô, làm mất mỹ quan. 
  • Khi bơi, bạn cần tránh các sinh vật biển. 
  • Nên mặc đồ bơi bằng thun lạnh, bó sát cơ thể  tay dài để giữ ấm bảo vệ khỏi sứa hay vi sinh vật gây ngứa và ánh nắng mặt trời, màu sắc sặc sỡ khi ở vùng biển rộng dễ được quan sát và hỗ trợ khi có tình huống khẩn cấp. 
  • Cần tuân thủ các quy tắc được đào tạo trong khóa học lặn biển. Hầu hết, trong các khoá học bạn đều phải trải qua khoảng thời gian học lý thuyết về lặn biển với rất nhiều thuật ngữ mới, sẽ có chút phức tạp ban đầu nhưng hãy lắng nghe thật kỹ và nắm chắc nhé, bởi những hiểu biết ấy sẽ giúp bạn vững vàng hơn khi thực hành và tránh xa mọi rủi ro tiềm ẩn. 

Lưu ý cho người không biết bơi: 

  • Áo phao là vật bất ly thân mà bạn phải luôn nhớ trong các chuyến lặn biển vì nó giúp bạn nổi trên mặt nước, Áo phao phải vừa size cơ thể, điều chỉnh dây vừa với người của bạn. 
  • Lưu ý thứ hai là bạn phải luôn luôn đi sát đoàn, ở trong tầm mắt của các hướng dẫn viên để đảm bảo an toàn.

Hãy thử tham gia một khóa học lặn biển, nếm trải cảm giác ùa vào dòng nước mát, quăng mình xuống những tầng sâu, giải tỏa cảm giác hồi hộp, phấn khích khi “hạ thuỷ” như gặp gỡ mối tình đầu sẽ không hối hận đâu. 

Nếu là người chơi hệ đại dương, liên hệ ngay intoWild để bắt đầu gần hơn với đam mê nhé!

Chia sẻ bài viết:

Bài viết tương tự

5 sự thật về lặn với bình dưỡng khí năm 2022

Hướng Dẫn Khám Phá Hang Động Việt Nam

Hoạt động thám hiểm hang động đối với những người mới bắt đầu có thể đáng sợ nhưng đó là hoạt động hoàn hảo để xoa dịu tò mò của những đứa trẻ bên trong chúng ta.

5 sự thật về lặn với bình dưỡng khí năm 2022

09 Món Trong Thực Đơn Cắm Trại Vừa Ngon Vừa Dễ Chuẩn Bị

Ngoài việc chuẩn bị những kỹ năng sinh tồn cơ bản khi đi trại, thì một thực đơn cắm trại dinh dưỡng đủ đầy cũng đóng vai trò quyết định cho mỗi chuyến camping. Bỏ túi ngay 09 món ăn sau đây rất dễ chuẩn bị và chế biến khi camping.

5 sự thật về lặn với bình dưỡng khí năm 2022

4 Kỹ Năng Cắm Trại Tưởng Không Cần Nhưng Cần Không Tưởng

Xu hướng tạm rời xa thành phố, tìm về nơi vắng vẻ, camping qua đêm và trải nghiệm giữa thiên nhiên ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Trong bài viết này, intoWild sẽ tổng hợp 04 kỹ năng cần thiết mà bạn cần quan tâm khi camping.

5 sự thật về lặn với bình dưỡng khí năm 2022

5 sự thật về lặn với bình dưỡng khí năm 2022