50 công ty múa ba lê hàng đầu ở Mỹ năm 2022

Thời gian vừa qua, sân khấu ballet Việt Nam nhiều đêm sáng đèn hơn. Báo chí trong và ngoài nước cũng nhắc đến cụm từ "ballet Việt Nam" nhiều hơn sau những vở diễn mới được ra mắt, đặc biệt là sau những chuyến đi lưu diễn ở nước ngoài để lại nhiều tiếng vang. Đó chính là một tín hiệu vui trên con đường đưa nghệ thuật múa đỉnh cao đến với công chúng và hội nhập với thế giới của các nghệ sĩ ballet Việt Nam.

Giọt mồ hôi của thiên nga

Trong các loại hình nghệ thuật, có lẽ không một bộ môn nào đòi hỏi diễn viên phải hội đủ nhiều tiêu chuẩn khắt khe như múa, đặc biệt là múa ballet. Để được đứng trên sàn diễn, một diễn viên múa phải có thời gian học tập từ 7 - 10 năm với chế độ cực kỳ khắc nghiệt, với múa ballet còn đòi hỏi độ khéo léo và kỹ thuật cao. Có tận mắt chứng kiến một buổi luyện tập của các học viên mới thấy gian khổ đến mức nào. Mặc cho bên ngoài trời rét cắt da cắt thịt hay nóng như đổ lửa, cũng vẫn chỉ độc bộ quần áo bó sát thân thể và chỉ sau vài phút tập là mồ hôi nhễ nhại. Đã thế, chuyện gãy tay, bong gân, trật cổ là chuyện thường ngày đối với các học viên ở đây.

50 công ty múa ba lê hàng đầu ở Mỹ năm 2022

 Để có kỹ thuật cao, người nghệ sĩ phải luyện tập rất gian khổ.

Diễn viên ballet cần phải có thể lực tốt. Ngoài những giờ diễn trên sân khấu, mỗi ngày diễn viên phải luyện tập đều đặn 4 - 5 giờ đồng hồ. Ballet là một môn nghệ thuật tổng hợp. Nó đòi hỏi diễn viên phải có vốn kiến thức sâu rộng về nhiều mặt, tính kiên nhẫn, cảm xúc tốt và bản lĩnh sân khấu cao... Chỉ có chăm chỉ tập luyện mới có thể giúp họ vững vàng trên sân khấu.

Cuộc sống của diễn viên múa ballet cũng là điều khiến nhiều người phải suy nghĩ trước khi định gắn bó với nghề. Đồng lương cơ bản theo quy định của Nhà nước chỉ khoảng trên dưới 1 triệu đồng/tháng, cùng với tiền bồi dưỡng cho mỗi buổi tập là 5.000 đồng, các nghệ sĩ múa phải chật vật lắm mới sống được. Ngay như cặp diễn viên ballet có tên tuổi là Mạnh Hùng - Chúc Quỳnh, từng được đào tạo ở Nga 9 năm trời giờ lương cũng chỉ đủ ăn và nuôi một đứa con gái nhỏ.

Múa còn là một nghề có sự đào thải rất nghiệt ngã. Tuổi nghề của diễn viên múa rất ngắn, ra trường chỉ biểu diễn được mươi, mười lăm năm, mới ngoài 30 tuổi đã khó có thể đứng trên sàn diễn. Hình thể xấu đi, sức khỏe giảm sút, gân cốt xơ cứng... là những nguyên nhân khiến diễn viên múa phải sớm chia tay với nghề. Đó là còn chưa kể lúc về già, diễn viên múa còn thường bị mắc các bệnh nghề nghiệp như đau khớp xương, huyết áp, bệnh tim... nhiều người còn mang thương tật suốt đời do những tai nạn không may xảy ra trong nghề nghiệp!

Gian nan đến với công chúng

Khó khăn gian khổ là thế song với niềm đam mê nghệ thuật, không ít nghệ sĩ vẫn một lòng gắn bó và cống hiến cho ballet. Hai năm trở lại đây, người ta thấy xuất hiện nhiều hơn những vở ballet hoành tráng do chính các nghệ sĩ Việt Nam dàn dựng và biểu diễn như Hạn hán và cơn mưa, Kẹp hạt dẻ, Giáp Thân, Mùa xuân thiêng liêng... Gần đây nhất, trong dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam đã cho "trình làng" một chương trình múa ballet hiện đại đặc sắc có nhan đề Khúc giao mùa với sự góp mặt của gần 50 diễn viên. Kết thúc đêm diễn là những tràng pháo tay tưởng như không ngớt của khán giả. Đáng mừng là sau một thời gian khá dài im ắng, giờ đây sân khấu Thủ đô lại có những đêm diễn ballet theo đúng nghĩa với những sáng tạo mới mẻ và hấp dẫn cả những người trong nghề.

Không chỉ được khán giả trong nước tán thưởng, các nghệ sĩ múa ballet của ta thời gian qua cũng liên tục được mời sang nước ngoài biểu diễn trong các chương trình giao lưu hợp tác văn hóa. Nhiều chương trình đã được đón nhận nồng nhiệt tại Pháp, Nga, Thụy Điển, trước hàng ngàn khán giả khó tính và am hiểu sâu rộng môn nghệ thuật hàn lâm này. Mặc dù nếu so sánh với các cường quốc ballet thì Việt Nam vẫn còn ở một khoảng cách khá xa, song so với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì giờ đây chúng ta hoàn toàn có thể tự hào về sự phát triển của nghệ thuật ballet ở nước mình. Trong khi Việt Nam đã dàn dựng được nhiều tác phẩm ballet hoành tráng thì nhiều nước trong khu vực vẫn chưa có ballet. Việt Nam cũng đã có đủ khả năng đào tạo các nghệ sĩ ballet một cách bài bản, đã có nhiều diễn viên ballet tên tuổi và giàu triển vọng như Cao Chí Thành, Hồng Phong, Phan Lương... được thế giới biết đến!

Ballet hiện đại - Một hướng đi đúng?

Nếu để ý, có thể thấy rằng, các chương trình nhạc vũ kịch được công diễn gần đây nghiêng nhiều về các vở ballet hiện đại có nội dung gần gũi với đời sống. Theo ông Phạm Anh Phương - Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam thì điều đó chứng tỏ ballet Việt Nam đang dần đi vào quỹ đạo hướng tới xây dựng một nền múa ballet có nội hàm dân tộc và hiện đại.

Nghệ thuật múa Việt Nam tiếp xúc với ballet Xô viết đã trên 40 năm. Chúng ta cũng đã có một thời gian dài tiếp cận với trào lưu ballet hiện đại của Australia, Pháp, Cuba.. Nhưng có lẽ mãi đến bây giờ, chúng ta mới bắt đầu nghĩ tới một nền múa ballet của riêng mình. Ông Phạm Anh Phương cho biết, những tác phẩm do Nhà hát Nhạc vũ kịch dàn dựng thời gian gần đây đã có những "bứt phá" để thích nghi với thời đại và phù hợp với nhu cầu của xã hội mới trong khi vẫn cố gắng hết sức gìn giữ "ngôi đền thiêng" của nghệ thuật ballet cổ điển. Việc chúng ta xây dựng một nền múa ballet Việt Nam giàu tính đương đại kết hợp với các yếu tố dân tộc sẽ là một hướng đi đúng đắn. Sự kết hợp đó sẽ mang lại những tác phẩm ballet hiện đại với đề tài gần gũi, dễ xem, dễ cảm nhận. Hy vọng sự sáng tạo và những nỗ lực của các nghệ sĩ sẽ ngày càng kéo chân được đông đảo khán giả đến với môn nghệ thuật hàn lâm này!

Tâm Duyên