Bà bầu có được uống thuốc giảm đau đầu không

Uống thuốc giảm đau khi mang thai có an toàn?

Thông thường, các bác sĩ sẽ rất hạn chế cho mẹ bầu sử dụng thuốc giảm đau. Bởi một khi các loại thuốc này đi vào cơ thể mẹ, chúng sẽ làm thay đổi đến kích thước mạch máu cuống rốn, ảnh hưởng đến việc cấp máu cho thai nhi. Các loại thuốc kháng viêm không chứa steroidal (NSAIDs) có thể gây ức chế hay thu hẹp tất cả cá mạch máu chính làm cản trở con đường vận chuyển dưỡng chất đến thai nhi, làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển của bé. Thậm chí, trong nhiều trường hợp còn có thể gây tử vong cho bé. Hơn nữa, phần lớn các cơn đau xảy ra ở mẹ bầu là do dây thần kinh, dây chằng và xương gặp phải vấn đề nào đó và NSAIDs lại không hiệu quả với những vấn đề này. Vì vậy, loại thuốc này không thường được khuyến cáo sử dụng cho mẹ bầu.

Opioids là một dạng khác của thuốc giảm đau, khác biệt hẳn so với NSAIDs, với thành phần thường thấy: tramadol, morphine và codeine. Tuy nhiên, theo sự phân loại thuốc của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), tramadol được cho là không an toàn đối vơi phụ nữ đang mang thai và phân hạng của nó nằm trong nhóm thuốc hạng 3 vì:

– Chưa có đủ số liệu kiểm nghiệm lâm sàng trên người về các tác dụng phụ của thuốc. Dựa vào các số liệu thử nghiệm thuốc trên động vật cho thấy tramadol có thể gây ra những tác dụng phụ lên phôi thai hay sự phát triển của thai nhi với mức độ từ trung bình cho đến nặng.

– Việc dùng tramadol trong lúc lâm bồn là điều nghiêm cấm, chống chỉ định vì nó có nguy cơ gây suy hô hấp ở thai nhi từ mức độ vừa cho đến tử vọng.

Bà bầu có được uống thuốc giảm đau đầu không
Mỗi loại thuốc giảm đau đều gây một ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thai nhi

Biến chứng thai kỳ khi dùng tramadol

Khi mẹ bầu dùng tramadol trong thời gian dài sẽ vô tình sẽ làm cho con mình mắc phải triệu chứng cai thuốc nặng. Các triệu chứng này có thể xuất hiện trong vòng 24 đến 48 tiếng sau sinh và lúc này, trẻ sẽ khóc ré không nguôi, người run lên và hô hấp của bé cũng thay đổi theo.

Để cắt cơn đau đầu và đau nửa đầu kinh niên, một mẹ bầu 25 tuổi đã uống thuốc có hàm lượng 100mg tramadol 3 lần mỗi ngày, tương đương 300gr tramadol/ngày, trong suốt thai kỳ của mình. Khi biết được điều này, để phòng nguy cơ thai nhi mắc phải triệu chứng cai thuốc, bác sĩ đã chỉ định cô phải đến sinh tại một bệnh viên có trang thiết bị y tế đầy đủ để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và bé. Đúng như dự kiến của bác sỹ, ca sinh thành công và 36 giờ sau sinh, bé đã có những dấu hiệu của triệu chứng cai thuốc nặng. Sau 3 ngày theo dõi chặt chẽ, chăm sóc tăng cường và điều trị với phenobarbital, đứa bé đã được xuất viện về nhà.

Với các số liệu nghiên cứu trên động vật cho thấy việc sử dụng tramadol liều cao sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai hay gây ra các dị tật ở thai nhi. Một biến chứng đáng chú ý khác được quan sát thấy trên phôi thai chuột là hiện tượng dị tật xương, nhẹ cân và ức chế tăng trưởng.

Đau đầu, mệt mỏi khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, lối sống và cả chế độ dinh dưỡng của bà bầu. Theo đó, sức khỏe của mẹ và cả sự phát triển của bé sẽ bị tác động không tốt. Vậy, bà bầu đau đầu uống thuốc gì để an toàn và hiệu quả nhất, mời bạn đọc theo dõi các nội dung sau đây.

Trên thực tế có tới hơn 80% phụ nữ mang thai có dấu hiệu đau nhức đầu. Các biểu hiện rất dễ nhận biết như đau nhói đầu, đau một bên hoặc cả 2 bên kèm theo buồn nôn, nôn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra các triệu chứng này như:

  • Sự thay đổi nồng độ hormone: Khi mang thai, cơ thể chị em có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi về nồng độ hormone trong cơ thể. Khi nồng độ hormone tăng cao có thể khiến các mạch máu co lại và hậu quả là gây ra tình trạng đau đầu, mệt mỏi.
  • Trọng lượng của thai nhi: Vào 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh chóng khiến trong lượng cũng tăng nhanh làm cho cơ thể người mẹ không lưu thông máu tốt và hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Việc thiếu máu truyền lên não sẽ gây ra tình trạng đau đầu.
  • Chế độ ăn uống thất thường: Nhiều thai phụ có thói quen không tốt như lười uống nước, ăn uống không đúng bữa gây hạ đường huyết, từ đó gây đau đầu. Thường xuyên thức khuya, hay dùng điện thoại, máy tính, sử dụng đồ uống có chất kích thích cũng gây căng thẳng thần kinh, thiếu ngủ, sinh ra đau đầu.
  • Môi trường sinh hoạt: Sống gần môi trường nhiều tiếng ồn hoặc ô nhiễm dễ khiến tinh thần chị em bị căng thẳng, mệt mỏi và cảm thấy đau đầu.
  • Bệnh lý: Một số căn bệnh như viêm xoang, dị ứng, nghẹt mũi, trầm cảm,… cũng có thể gây ra tình trạng đau đầu cho thai phụ.
Bà bầu có được uống thuốc giảm đau đầu không
Tình trạng đau đầu ở thai phụ không thể xem nhẹ

Tình trạng đau đầu khi mang thai thường ảnh hưởng nhiều nhất vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Không ít chị em nghĩ rằng đau đầu chỉ là triệu chứng bình thường mà không ngờ đây lại là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tiền sản giật hay biến chứng. Nếu tình trạng không điều trị và cải thiện kịp thời, tình hình sẽ trở nên nguy hiểm hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Nếu thấy đau đầu kèm theo những dấu hiệu như: cao huyết áp, sưng phù cơ thể, nước tiểu bất thường, thay đổi thị giác hoặc những vấn đề ở gan, thận thì chị em cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám. Đặc biệt là đối với các sản phụ ngoài 35 tuổi.

Đa phần các loại thuốc Tây y điều trị đau đầu trên thị trường hiện nay đều có thành phần chính là hoạt chất paracetamol. Thành phần này được chỉ định chủ yếu trong các trường hợp cảm cúm, đau nhức đầu hoặc đau các bộ phận khác trên cơ thể.

Chưa có nhiều báo cáo khoa học chỉ ra kết quả của việc sử dụng paracetamol trong thai kỳ. Điều đó cũng có nghĩa là chưa bằng chứng rõ ràng nào chứng minh được liệu paracetamol có gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bà bầu và sự phát triển của em bé.

Trên thực tế tại chỉ định lâm sàng hiện nay, paracetamol không hề nằm trong danh mục chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai. Do vậy, thai phụ vẫn có thể sử dụng thuốc chống đau đầu này để làm dịu cơn đau. Tuy nhiên cần phải có sự cho phép và theo dõi của bác sĩ, không được tùy tiện mua thuốc ngoài để sử dụng.

Bà bầu có được uống thuốc giảm đau đầu không
Bà bầu bị đau đầu cần cẩn trọng khi dùng các thuốc Tây y

Mặc dù hoạt chất paracetamol không gây hại đến sức khỏe mẹ và thai nhi nhưng trong các loại thuốc phổ biến trên thị trường vẫn có kèm theo nhiều thành phần khác. Ví dụ như thuốc giảm đau hạ sốt Panadol cũng bao gồm 2 loại:

  • Loại màu xanh: chỉ chứa hoạt chất paracetamol.
  • Loại màu đỏ: Có thêm caffeine để không gây buồn ngủ. Chất này được khuyến cáo không nên dùng cho thai phụ vì mang một vài tác dụng phụ ảnh hưởng thai nhi.

Chính vì vậy, với những trường hợp đau đầu quá độ, chị em hãy đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp. Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên tốt nhất dành cho cả mẹ và em bé nhằm tránh xảy ra ảnh hưởng đáng tiếc.

Bà bầu đau đầu uống thuốc gì? Thay vì sử dụng các loại thuốc tân dược, bạn đọc có thể tham khảo một số thuốc đau đầu dành cho bà bầu theo kinh nghiệm dân gian sau đây:

Uống trà gừng

Gừng có tác dụng kháng viêm và giảm đau vô cùng hiệu quả. Uống một ly trà gừng ấm và nằm nghỉ ngơi thư giãn trong vòng 15 phút sẽ làm cơn đau đầu thuyên giảm.

Bà bầu có được uống thuốc giảm đau đầu không
Bà bầu đau đầu uống thuốc gì? Trà gừng có tác dụng làm ấm nóng cơ thể giúp giảm đau

Lá ngải cứu kết hợp trứng gà và đậu đen

Ngải cứu là một loại thảo dược quen thuộc có tác dụng như giảm đau, kháng viêm và chống lại ký sinh trùng. Tuy nhiên, thai phụ không nên dùng quá nhiều ngải cứu, chỉ một lượng nhỏ là đã có thể khắc phục triệu chứng đau đầu nhanh chóng.

Với bài thuốc này, trước hết chị em ngâm đậu đen trong nước đến khi mềm rồi vớt ra. Mang đun sôi cùng ngải cứu và trứng cho đến khi chín nhừ rồi ăn cả trứng và uống luôn phần nước cốt. Mỗi ngày thực hiện 1 lần liên tục từ 3 – 10 ngày sẽ thấy biểu hiện đau đầu được giảm hẳn.

Theo quan điểm Đông y, với thai phụ, vì cần một lượng máu lớn hơn đi xuống tử cung để nuôi dưỡng bào thai nên cơ thể có xu hướng bị thiếu âm huyết, dẫn đến chứng đau đầu.

Với chứng bệnh này, bệnh nhân có thể áp dụng một trong các bài thuốc Đông y sau đây. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi lựa chọn.

Bài thuốc 1

Nguyên liệu:

  • Bạch truật (sao vàng), thần khúc (sao vàng): 160g
  • Biển đậu (sao vàng), bổ cốt chỉ (sao nước muối): 80g
  • Đương quy (sao rượu), đỗ trọng (sao nước muối), sơn thù du, thục địa (chưng rượu), hoài sơn (sao vàng): 120g
  • Đại táo: 80 quả
  • Mộc hương: 20g
  • Nhục quả: 28g
  • Sinh khương: 180g

Cách thực hiện: Tán bột làm viên hoàn mật ong, mỗi viên khoảng 5 gam, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 viên sau khi ăn sáng và tối với nước ấm.

Bà bầu có được uống thuốc giảm đau đầu không
Các thuốc đau đầu cho bà bầu theo Đông y sẽ tập trung vào bổ khí, hành huyết, mạnh gân cốt

Bài thuốc 2

Nguyên liệu:

  • Bạch thược, hoàng kỳ, thục địa, bạch truật, đương quy, sâm cao ly và tô ngạnh: Mỗi loại 12g.
  • Xuyên khung: 8g
  • Chích thảo: 6g

Cách thực hiện: Các vị thuốc trộn đều với nhau, sau đó sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống sau khi ăn.

Bài thuốc 3

Nguyên liệu gồm:

  • Xích đồng nam: 28g
  • Cành vông non, cành sung non: 16g
  • Củ gai, ngải cứu, tía tô: 12g
  • Hà thủ ô: 16g

Cách thực hiện: Các vị thuốc trộn đều với nhau, sau đó sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống sau khi ăn.

Giảm đau đầu bằng các cách đơn giản ngay tại nhà là phương pháp đầu tiên mà chị em nên áp dụng. Có nhiều cách giảm đau đầu khi bệnh mới khởi phát mà không cần dùng thuốc như:

Tác dụng nhiệt

Sử dụng một chiếc khăn mỏng lạnh di chuyển trên trán trong vòng 10 phút. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp thu các mao mạch máu, nhờ vậy cơn đau giảm đáng kể. Cách này phù hợp với những chị em bị đau đầu do viêm xoang hoặc căng thẳng kéo dài.

Ngoài ra dùng một túi ấm đặt vào sau gáy hoặc sử dụng vòi hoa sen xả nước ấm vào sau cơ thể khi tắm cũng sẽ giúp giảm đau. Nhiệt vừa phải sẽ giúp thư giãn cơ bắp cho chị em.

Cung cấp nước cho cơ thể

Thai phụ nên uống khoảng 2 – 3 lít nước lọc chia uống nhiều lần trong ngày để kích thích tuần hoàn lưu thông máu. Tuy nhiên không nên nước quá lạnh. Ngoài nước lọc, nên bổ sung nước hoa quả vì các chất điện giải trong nước trái cây sẽ giúp giảm căng thẳng rất nhanh chóng.

Xông hơi tinh dầu

Sử dụng tinh dầu cũng là một cách trị đau đầu đã được công nhận. Chị em có thể sử dụng 3 – 5 giọt tinh dầu vào nước sau đó xông lên bằng đèn xông tinh dầu, máy xông tinh dầu hay máy khuếch tán các loại.

Bà bầu có được uống thuốc giảm đau đầu không
Xông hơi tinh dầu giúp thư giãn, giảm đau rất hiệu quả

Các loại tinh dầu tốt cho thai phụ phải kể đến như:

  • Tinh dầu oải hương: Đây là loại tinh dầu giúp dễ ngủ, giảm đau, trị viêm. Ngoài ra, khi massage tinh dầu oải hương có thể giúp giảm rạn nứt da.
  • Tinh dầu sả chanh: Sả chanh có mùi rất dễ chịu, giúp chị em thư giãn hơn.
  • Tinh dầu vỏ bưởi: Tinh dầu vỏ bưởi là một trong những dòng tinh dầu có hiệu quả chống buồn nôn, khó chịu và giúp thư giãn đầu óc khi phải làm việc căng thẳng.

Trị đau đầu bằng cách massage, day ấn bàn tay

Các cách trị đau đầu bằng massage, day ấn được thực hiện như sau:

  • Chị em sử dụng 4 đầu ngón tay, đặc biệt dùng phần dưới ngón tay để ấn vào vị trí nằm giữa ngón cái và ngón trỏ. Tập trung lực để ấn và xoa để cơn đau giảm nhanh chóng.
  • Hoặc dùng tay ấn vùng thái dương, giữ như vậy trong khoảng 2 phút đến khi cảm thấy hơi khó chịu thì thả tay ra và lặp lại động tác này 3 lần.
  • Nếu nhức đầu tại khu vực xoang, chị em tự xoa bóp và day trên đầu ngón tay, móng tay cũng có thể cải thiện bệnh.

Xoa bóp, bấm huyệt đạo trị đau đầu

Theo các thầy thuốc, thai phụ có thể thực hiện bấm huyệt, xoa bóp, tác động vào các huyệt đạo sau đây để khắc phục bệnh đau đầu:

  • Huyệt phong trì: Xoa bóp ở vị trí khoảng lõm ở bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.
  • Huyệt thái dương: Xoa bóp và day nhẹ vào vị trí hai bên thái dương 7 – 10 lần trong 1 phút, xoa 3 – 5 lần, mỗi lần cách nhau vài phút.
  • Huyệt bách hội: Xoa bóp và day ấn ở điểm gặp nhau của hai đường vuông góc nối hai đỉnh vành tai và đường chạy dọc qua giữa đầu, liệt khuyết. Huyệt đạo này nằm ở dưới đầu xương quay nối với thân xương, cách lằn chỉ ngang cổ tay 1,5 thốn.
Bà bầu có được uống thuốc giảm đau đầu không
Các liệu pháp vật lý trị liệu trị bệnh luôn được khuyến khích nhưng bà bầu nên thực hiện khi có sự hướng dẫn của thầy thuốc

Các biện pháp tại nhà giúp làm giảm mức độ và kiểm soát các cơn đau tái phát. Tuy nhiên nếu tình trạng đau đầu xuất phát từ các bệnh lý nghiêm trọng thì chị em cần điều trị căn bệnh khởi phát.

Các biện pháp khắc phục tại nhà lúc này chỉ có tác dụng hỗ trợ. Trường hợp đau đầu do căng thằng, mệt mỏi không quá nghiêm trọng có thể áp dụng các cách này. Còn nếu trong tình trạng dai dẳng thì cần chủ động đến cơ sở y tế khám và điều trị sớm.

Tuy đau đầu trong quá trình mang thai một phần là do sự thay đổi cơ thể của phụ nữ. Tuy nhiên, ngoài việc dùng thuốc đau đầu cho bà bầu thì điều chỉnh lối sống và sinh hoạt cũng giúp giảm thiểu được phần nào các cơn đau.

Ăn uống cân đối chất dinh dưỡng

Chế độ ăn uống khoa học không những cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, mà còn có tác dụng làm giảm thiểu nguy cơ gây đau đầu khi mang thai. Chị em nên chia nhỏ các bữa ăn, sử dụng một số loại hạt, bánh trái để ăn nhẹ khi cảm thấy đói. Điều này sẽ tránh được tình trạng hạ đường huyết khi mang thai gây ra đau đầu.

Một số loại thực phẩm cần kiêng như socola, xúc xích, rượu, cà phê, đặc biệt là cà phê và các chất kích thích.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Thai phụ nên đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và không nên thức khuya. Thời điểm buổi trưa không nên ngủ quá một giờ đồng hồ để tránh gây mệt mỏi cho buổi chiều. Nên ngủ ở môi trường yên tĩnh, gối đầu cao vừa phải, không có tiếng ồn để giấc ngủ được đảm bảo tốt nhất.

Bà bầu có được uống thuốc giảm đau đầu không
Ngoài điều trị, bà bầu cần cân bằng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi để có sức khỏe tốt nhất

Yếu tố môi trường

Hạn chế đến những nơi không khí ô nhiễm, ngột ngạt hay mùi hương quá nồng. Nên thường xuyên nhờ người thân dọn dẹp nhà cửa để cho phòng ngủ được thông thoáng.

Ngoài ra bà bầu cũng nên tránh những nơi có ánh sáng quá chói hoặc ồn ào để hạn chế nguy cơ bị đau đầu.

Chế độ tập luyện thể thao

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng trong thai kỳ không những giúp chị em cải thiện sức khỏe mà còn rất tốt để phòng tránh các cơn đau. Một số bộ môn có thể tập luyện như Yoga, đi bộ nhẹ nhàng, tập hít thở,…

Trên đây là câu trả lời hoàn chỉnh cho thắc mắc “Bà bầu đau đầu uống thuốc gì?”. Bị đau đầu trong quá trình mang thai là biểu hiện bình thường. Bằng những biện pháp chữa trị tự nhiên và thay đổi lối sống lành mạnh là chị em đã có thể giảm thiểu cơn đau. Tuy nhiên, nếu đau đầu quá phát hay cần phải sử dụng các loại thuốc đau đầu cho bà bầu, tốt nhất là nên đi khám sản khoa để có phương hướng điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm