Bà bầu có nên vô nước biển

Những trường hợp cần truyền nước tại nhà gồm: bệnh nhân bị mất nước, mất máu, bị suy dinh dưỡng, bị ngộ độc, trước và sau khi phẩu thuật, khi cấp cứu, khi cần đưa thuốc vào máu,…

Rất nhiều mẹ bầu trong quá trình đầu mang thai bị ốm nghén không ăn uống được gì, sợ không đủ dưỡng chất cần thiết cho thai nhi phát triển nên nghĩ ngay đến việc truyền nước biển tại nhà. Vậy bà bầu ốm nghén hay bị sốt, cảm cúm có nên truyền nước tại nhà không, việc truyền nước biển tại nhà nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?! Từng trường hợp cụ thể sẽ được giải đáp như sau:

Ốm nghén có nên truyền nước không?

Ốm nghén là triệu chứng thường gặp ở những tháng đầu thai kỳ. Đa số thai phụ khi nghén thường bị mất nước, có người bị rối loạn điện giải, hạ đường huyết,… Có một số loại thuốc giúp cho thai phụ có thể khắc phục tình trạng này.

Việc truyền nước biển tại nhà giúp cung cấp thêm nước là chủ yếu, có nhiều loại dịch truyền như dịch truyền chứa điện giải, dịch truyền chứa đường, chứa đạm, giúp điều chỉnh những rối loạn của thai phụ. Việc truyền nước biển tại nhà không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, mẹ cũng lưu ý nếu chỉ vì mệt mỏi do nghén mà tiến hành truyền nước thì hoàn toàn không nên. Thay vào đó, các mẹ bầu nên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và uống bổ sung vitamin, đặc biệt là bổ sung sắt và acid folic trong thời kỳ này để tránh nguy cơ thiếu máu.

Bà bầu bị sốt cảm cúm có nên truyền nước không?

Bà bầu có nên vô nước biển

Trường hợp mẹ bầu bị sốt hay cảm cúm cần đến bác sĩ thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Nếu có chỉ định truyền dịch tại nhà thì bác sĩ sẽ chọn lựa dịch truyền phù hợp với mẹ bầu và thai nhi.

Những lưu ý khi mẹ bầu truyền nước

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp quá lạm dụng việc truyền nước, điều này có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai cần lưu ý. Các mẹ bầu lưu ý khi truyền dịch tại nhà cần tuân thủ những nguyên tắc riêng như đảm bảo vô trùng, tốc độ phù hợp,… và không nên dùng nước biển kéo dài thay thế cho việc ăn uống.

Khi tiến hành truyền nước cho bệnh nhân cần tuân thủ các yêu cầu sau:

  • Không phải loại dịch truyền nào cũng truyền được cho bệnh nhận và truyền với bất cứ liều lượng nào. Phải dùng đúng loại dịch truyền tương thích với bệnh án và có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
  • Bác sĩ cần phải theo dõi chặt chẽ để trong trường hợp tai biến xảy ra sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Cần tuân thủ quy tắc y khoa về truyền tiêm để hạn chế khả năng nhiễm trùng, nhiễm bệnh như HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, C,…
  • Bệnh nhân, đặt biệt là các mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý mua dịch tự truyền mà phải đến cơ sở y tế hoặc có nhân viên y tế đến truyền và trực tiếp theo dõi để tránh hiện tượng sốc và có biện pháp xử lý kịp thời.

Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc bà bầu bị sốt có nên truyền nước tại nhà hay không cũng như biết được những lưu ý khi truyền dịch đối với mẹ bầu. Mẹ bầu có thể truyền nước và đạm, điều này sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ lưu ý cần được thăm khám có cần truyền dịch tại nhà hay không và khi truyền dịch tại nhà sẽ được bác sĩ trực tiếp theo dõi để tránh hiện tượng sốc và có biện pháp xử lý kịp thời.

Mùa hè đã về, hầu hết mọi người đều muốn đi biển và trải nghiệm các hoạt động ngoài trời thú vị. Những mẹ bầu cũng không là ngoại lệ và câu hỏi bà bầu có nên tắm biển không là thắc mắc mà các chị em phụ nữ quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề trên để các mẹ bầu có cho mình quyết định nên đi hay không.

Lợi ích của việc tắm biển đối với sức khỏe con người

Bà bầu có nên vô nước biển
Bà bầu có nên tắm biển là câu hỏi thường được các chị em thắc mắc

Biển là nơi vui chơi được săn đón nhất vào dịp hè về. Đã có rất nhiều gia đình đã và đang có kế hoạch đi biển để cùng nhau thư giãn và gắn kết tình thân. Biển đẹp và vui là thế nhưng có lúc nào bạn tự hỏi liệu tắm biển có tốt cho sức khỏe hay không? Đáp án là có và nó mang lại rất nhiều lợi ích đối với con người:

Tốt cho hô hấp

Trong nước biển có chứa vô số nguyên tố vi chất và muối khoáng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt bầu không khí ở biển trong lành vì có nhiều ozone, một lượng muối clorua natri và một lượng nhỏ i ốt , brom. Với lượng ozone cao ở biển sẽ rất hữu ích cho sự hô hấp và trao đổi khí của cơ thể. Ngoài ra các bác sĩ nha khoa cũng nhận định rằng việc súc miệng và rửa mũi bằng nước biển ở nhiệt độ 37 độ C là rất tốt. 

Tốt cho tai mũi họng

Một số đặc tính tốt trong nước biển có thể chữa trị đơn giản về bệnh tai mũi họng. Bởi nước biển góp phần chữa lại các bệnh nhiễm trùng. Vậy nên có thể thấy nhiều sản phẩm có nguyên liệu là nước biển được xử lý để giúp trị các bệnh về tai mũi họng được phát hành rộng rãi hiện nay. Việc đứng trước biển và hít thở sâu là phương pháp điều trị đơn giản nhất. Không khí biển với hàng triệu giọt siêu nhỏ ion âm tính có thể vào sâu bên trong các phế nang để làm sạch phổi.

Giảm căng thẳng

Khi được tắm biển, các sóng biển như đang massage nhẹ nhàng cho cơ thể. Không khí trong lành ở biển giúp tâm trạng người tắm thêm thư thái và được giải tỏa stress hiệu quả. Nước biển giúp cải thiện lưu thông máu, ổn định nhịp tim từ đó làm tâm trí con người thêm tỉnh táo và minh mẫn.

Phòng bệnh loãng xương

Muối biển giúp xương thêm chắc khỏe. Hơi nóng của cát biển có tác dụng chữa bệnh khớp và còi xương ở trẻ nhỏ. Việc chạy trên biển vào buổi sáng và đón nắng sớm cũng giúp hấp thụ vitamin D tự nhiên tốt cho hệ xương phát triển, phòng bệnh loãng xương và cải thiện chiều cao.

Bà bầu có nên vô nước biển
Tắm biển tốt cho sức khoẻ bà bầu

Các cụ hay có quan niệm rằng người mang thai phải rất giữ gìn trong sinh hoạt hằng ngày và nên hạn chế các hoạt động ngoài trời để tránh ảnh hưởng thai nhi. Nhưng theo các chuyên gia sinh sản, việc khuyến khích mẹ bầu tích cực vận động vừa sức sẽ rất tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé, không chỉ ở thể chất mà còn ở cả tinh thần. Và tắm biển là hoạt động bổ ích mà các mẹ bầu nên tham gia nhưng chỉ tham gia khi người mang thai đang ở thể trạng tốt nhất.

Chính vì nước biển chứa hàm lượng i ốt cao nên nó có khả năng chống nhiễm trùng da, điều hòa canxi và tăng lưu thông máu hiệu quả cho người mang thai. Ngoài ra tắm biển giúp kích thích tuyến sữa của phụ nữ mang thai và nguồn khoáng chất magie trong nước biển có lợi cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

Mẹ bầu dạo bước trên cát biển giúp bàn chân như được massage nhẹ nhàng. Từ đó giảm bớt sự đau mỏi khớp và cải thiện tinh thần của các mẹ bầu. Việc hấp thụ vitamin D trong ánh nắng mặt trời giúp phụ nữ mang thai tăng sức đề kháng.

Những lưu ý khi mẹ bầu đi tắm biển

Bà bầu có nên vô nước biển
Bà bầu nên tắm biển vào sáng sớm để tốt cho sức khoẻ

Trong hoạt động nào cũng vậy, chúng ta nên có sự chuẩn bị kỹ càng để mọi kế hoạch diễn ra đúng ý cũng như bảo vệ được sức khoẻ. Người mang thai là đối tượng cần đặc biệt quan tâm và chăm sóc trong những chuyến đi. Đi biển cũng không là ngoại lệ. Thay vì thắc mắc bà bầu có nên tắm biển không thì giờ đây các bạn nên phải cân nhắc xem khi đi biển cần chú ý những điều gì để an toàn cho sức khỏe. Sau đây là một số lưu ý mà mẹ bầu nên nắm kỹ:

  • Đảm bảo thể trạng của người mang thai đang ở trạng thái tốt nhất trước lúc đi biển.
  • Mang theo đầy đủ áo quần, thuốc bổ và những vật dụng cần thiết để đảm bảo mẹ bầu được thoải mái nhất.
  • Tìm một không gian ít người để tắm biển và vận động nhẹ nhàng.
  • Không để sóng đánh vào bụng gây nguy hiểm cho thai nhi.
  • Lựa chọn thời gian tắm biển phù hợp như sáng sớm hay khi có nắng không quá gay gắt.
  • Chọn quán ăn chất lượng tránh bị ngộ độc.
  • Tắm lại ngay bằng nước sạch sau khi tắm biển xong.
  • Không uống nước biển bởi nước biển không đảm bảo về độ sạch.

Hy vọng bài biết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bà bầu có nên tắm biển không. Việc vận động để tâm trạng được thư thái là cách hay để chị em lựa chọn bởi mang thai rất vất vả. Chỉ cần chú ý trong cách di chuyển và ăn uống thì đi tắm biển là chuyến đi tuyệt vời để mẹ bầu trải nghiệm.