Bảng đánh giá công việc giám sát năm 2024

Đánh giá kết quả làm việc của một nhân viên luôn là công việc quan trọng. Đánh giá hiệu quả của nhân viên nhằm khuyến khích, khen thưởng, đề bạt, tạo động lực làm việc cho nhân viên đúng lúc; phê bình, điều chỉnh hay quyết định sa thải hợp lí. Đánh giá cũng chính là thước đo hiệu quả của một nhân viên với doanh nghiệp như thế nào từ đó hoạch định, phát triển tiềm năng và định hướng nghề nghiệp cho nhân viên.

Việc lựa chọn phương pháp đánh giá nhân viên phù hợp với văn hoá, quy mô và tính chất công việc là rất cần thiết. Một số phương pháp và bảng mẫu đánh giá nhân viên sau doanh nghiệp có thể lựa chọn để áp dụng cho phù hợp tình hình công ty mình.

Đây là phương pháp đánh giá nhân viên đơn giản nhất. Nhà quản trị sẽ tạo một biểu mẫu và cho điểm các nhân viên dựa trên các loại thành quả. Thang đánh giá đồ thị là một trong những công cụ được sử dụng khá rộng rãi. Trong đó, người đánh giá sẽ cho điểm thành quả nhân viên theo những tiêu chí của doanh nghiệp.

Bảng đánh giá công việc giám sát năm 2024

Một công cụ khác chính là sử dụng danh mục đánh giá (checklist) để ghi nhận hiệu quả của nhân viên. Danh mục có các tiêu chí điển hình như: hoàn thành công việc đúng thời hạn không, làm việc nhóm, chấp nhận sự phê bình, có tiến bộ không,…

Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, nhanh chóng và thích hợp đối với doanh nghiệp có đông nhân viên.

\>>> Xem thêm: phần mềm nhân sự online hiệu quả nhất hiện nay

2. Phương pháp so sánh để đánh giá nhân viên

Phương pháp này so sánh thành quả giữa các nhân viên làm cùng công việc hay cùng một nhóm. Phương pháp so sánh nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các nhân viên từ đó nâng cao hiệu quả làm việc. Xếp hạng nhân viên là phương pháp phổ biến nhất khi áp dụng phương pháp so sánh., bao gồm việc liệt kê mọi nhân viên có hiệu quả từ cao đến thấp trong một nhóm định kì.

Bảng đánh giá công việc giám sát năm 2024

Phương pháp này cực kì hiệu quả để thúc đẩy nhân viên làm việc, đặc biệt khi đi kèm phần thưởng, lương thưởng cho những người đạt thành tích cao. Tuy nhiên, cần phải lưu ý để tránh gây mất đoàn kết nội bộ và xích mích trong doanh nghiệp.

\>>> Xem thêm: Phần mềm đánh giá KPI nhân viên

3. Phương pháp tường thuật

Phương pháp này đòi hỏi phải viết bản thông tin đánh giá nhân viên, liên quan đến các hồ sơ và mô tả hoạt động của nhân viên. Bản thông tin có thể chia làm 3 dạng:

  • Báo cáo về các sự kiện quan trọng: quản trị viên ghi chép, lưu giữ tất cả hồ sơ hoạt động của nhân viên bao gồm hoạt động thuận lợi và bất lợi. Khi một sự kiện quan trọng liên quan đến nhân viên diễn ra, người phụ trách sẽ ghi chép lại và làm bằng chứng đánh giá sau này.
  • Bản nhận xét: người quản lý viết ngắn gọn, mô tả thành quả, thái độ, hoạt động, nhận xét, phê bình… của mỗi nhân viên trong thời gian đánh giá.
  • Đánh giá thực tiễn: do bộ phận nguồn nhân lực hoặc một bên đánh giá độc lập ngoài tổ chức phỏng vấn, đánh giá về thành quả của mỗi nhân viên. Sau đó kết quả đánh giá sẽ được xem xét lại bởi giám sát viên nếu cần thay đổi.

\>>> Xem thêm: hướng dẫn cách lưu trữ hồ sơ nhân sự

4. Phương pháp quan sát hành vi

Mục đích của phương pháp này là đánh giá hành vi nhân viên, thay vì các đặc điểm của nhân viên trong quá trình hoạt động. Phương pháp này áp dụng cho các công việc liên quan đến chăm sóc khách hàng, an toàn lao động, an toàn thực phẩm.

  • Thang đánh giá theo hành vi (BARS) so sánh, mô tả các hành vi với các thể hiện thông thường nhất của nhân viên.
  • Thang đo quan sát hành vi (BOS) dùng để đếm số lần thể hiện hành vi nào đó
  • Thang đo kỳ vọng về hành vi (BES) sắp xếp hành vi trên 1 đường thẳng liên tục để xác định thành quả xuất sắc, trung bình hoặc không thể chấp nhận dược.

Phương pháp quan sát hành vi đòi hỏi nhiều thời gian giám sát và tốn nhiều công sức, nhân viên cũng sẽ không thấy thoải mái khi biết rằng luôn có người giám sát những hành vi của mình.

\>>> Xem thêm: những tiêu chí đánh giá nhân viên hiệu quả nhất

5. Phương pháp quản trị theo mục tiêu

Phương pháp đánh giá nhân viên này xác định mục tiêu thành quả mà một cá nhân kỳ vọng đạt được trong khoảng thời gian thích hợp. Nếu mục tiêu7 được xác định rõ ràng và chính xác, nhân viên sẽ thực hiện công việc tốt hơn để đạt kết quả như mong muốn.

Các mục tiêu bao gồm các hoạt động hoặc công việc cụ thể cần hoàn thành. Ví dụ: kiếm được 5 khách hàng mới mỗi tháng, tìm được nhân sự mới thế chỗ trong 30 ngày, tăng doanh số lên 10%…

Doanh nghiệp đang muốn biết việc đánh giá mức độ hoàn thành công việccủa nhân viên đem lại những lợi ích gì? Đánh giá dựa theo những tiêu chí nào? Đâu là phương pháp đánh giá mức độ hoàn thiện công việc hiệu quả? Tất cả thắc mắc này sẽ được Viindoo giải đáp ngay trong bài viết sau đây.

\>>>> Xem thêm: 10 Phần mềm quản lý nhân sự giúp quản lý nguồn nhân lực tốt nhất

1. Tại sao cần đánh giá mức độ hoàn thiện công việc?

Nhà quản lý cần đánh giá mức độ hoàn thiện công việc thường xuyên vì các lý do sau đây:

  • Đảm bảo tiến độ công việc

Trong quá trình đánh giá, quản lý sẽ biết được rõ những nhân viên nào đã thực sự đạt được mục tiêu công việc như kỳ vọng lúc ban đầu hay không. Đồng thời, mức độ hoàn thiện công việc sẽ gắn liền với việc hoàn thành đúng tiến độ.

Do đó, nhà quản lý cần đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân sự trong suốt quy trình làm việc, thời điểm hoàn thành và cả chất lượng cuối cùng. Qua đó, nhà quản lý sẽ biết được nhân viên đang gặp khó khăn ở đâu để tìm ra cách giải quyết, hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, việc đánh giá mức độ hoàn thiện công việc thường xuyên còn khiến nhân viên tập trung và nỗ lực hơn khi làm việc.

  • Dự đoán những vấn đề

Nhân viên không hoàn thành những công việc được giao sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ chung của đội nhóm, tổ chức và cả doanh nghiệp. Nguyên nhân gây ra vấn đề này có thể là do nhân viên hoặc là do các yếu tố khách quan như thị trường, khách hàng... Do đó, khi nhìn vào mức độ hoàn thiện công việc của nhân viên, người quản lý có thể cảm nhận cũng như dự đoán trước các vấn đề sẽ xảy ra đối với mục tiêu chung và đưa ra các giải pháp kịp thời.

  • Làm cơ sở để thưởng phạt

Nhân viên khi hoàn thành tốt công việc nên được khen thưởng kịp thời. Đồng thời, khi nhân viên chậm trễ hoặc không hoàn thành mức công việc được giao thì nhà quản lý nên đưa ra các hình thức kỷ luật. Để có được cơ sở khen thưởng hợp lý, các nhà quản lý cần tiến hành đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng nhân viên.

Bảng đánh giá công việc giám sát năm 2024

Vì sao cần đánh giá mức độ hoàn thiện công việc?

\>>>> Xem thêm: 8 cách quản lý nhân viên hiệu quả, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

2. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc

2.1 Bản chất công việc

Dựa vào bản chất, công việc sẽ được chia thành 3 loại sau đây:

  • Loại 1 - Công việc có định hướng phát triển chiến lược: Đây thường là công việc của các vị trí lãnh đạo cấp cao.
  • Loại 2 - Công việc giám sát quá trình thực hiện: Đây thường công việc của các nhân sự đảm nhiệm vị trí quản lý cấp trung.
  • Loại 3 - Công việc tuân thủ và hỗ trợ: Đây thường là công việc cho các nhân viên trong các phòng ban, đội nhóm.

Để đánh giá mức độ hoàn thành của mỗi loại công việc thì sẽ cần phải có cách đo lường khác nhau. Tuy nhiên, công việc ở loại nào đều cũng cần thực hiện tốt và đúng thời hạn để doanh nghiệp có thể vận hành trơn tru, hiệu quả.

Bảng đánh giá công việc giám sát năm 2024

Quá trình đánh giá mức độ hoàn thành nên xem xét về bản chất của từng vị trí công việc

\>>>> Xem thêm: Các tiêu chí đánh giá nhân viên cuối năm​

2.2 Tần suất làm việc

Evaluate the level of job completion of employees must also be considered on the basis of their work performance. Managers should conduct recognition or reward for employees who complete all tasks with a steady frequency. As for employees who have a varying frequency of completing work, managers need to find out the problem they are facing.

Bảng đánh giá công việc giám sát năm 2024

Đánh giá dựa theo tần suất làm việc

2.3 Hiệu quả công việc

Hiệu quả công việc luôn là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc quan trọng. Để đo lường yếu tố này, nhà quản lý hãy lấy số lượng công việc hoàn thành chia cho mục tiêu ban đầu. Kết quả đo được sẽ phản ánh được nhân viên có đang hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch ban đầu hay không.

2.4 Phát triển công việc

Bên cạnh mức độ hoàn thành công việc, nhà quản lý cũng cần đánh giá xem nhân viên đã thu được kinh nghiệm, kiến thức hoặc kỹ năng gì trong quá trình thực hiện. Từ đó, nhà quản lý sẽ đưa ra những lời khuyên để nhân viên có thể phát triển hơn trong công việc và kỹ năng nghề nghiệp.

Bảng đánh giá công việc giám sát năm 2024

Đánh giá theo mức độ phát triển công việc

3. Phương pháp đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Để đánh giá mức độ hoàn thiện công việc của nhân viên hiệu quả và chính xác nhất, doanh nghiệp có thể áp dụng 3 phương pháp sau đây:

  • Phương pháp thang điểm: Nhà quản lý sẽ tiến hành đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 10.
  • Phương pháp so sánh cặp: Quản lý sẽ so sánh mức độ hoàn thành công việc của hai nhân viên được ghép cặp ngẫu nhiên. Hai nhân viên cũng sẽ tiến hành đánh giá bản thân và đối phương.
  • Phương pháp quản lý mục tiêu: Nhà quản lý sẽ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ dựa trên mục tiêu đã đề ra trước đó.

Bảng đánh giá công việc giám sát năm 2024

Các phương pháp đánh giá mức độ hoàn thiện công việc

4. Lưu ý khi đánh giá mức độ hoàn thiện công việc

Doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau trong quá trình đánh giá mức độ hoàn thành công việc để tránh trường hợp sai sót, gây chảy máu chất xám và bỏ lỡ các nhân viên tài năng.

  • Đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí: Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng những tiêu chí đánh giá riêng sao cho phù hợp với tình hình nội bộ nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các yếu tố tinh thần cầu tiến, thái độ làm việc, chuyên môn, ham học hỏi, kỹ năng mềm,...
  • Đánh giá khách quan: Nhà quản lý cần nên phân định rạch ròi giữa công việc và chuyện cá nhân trong quá trình đánh giá nhân viên. Ngoài ra, nhà quản lý cũng không nên thiên vị bất cứ ai và luôn đánh giá một cách minh bạch và khách quan.

5. Mẫu đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Để có thể xây dựng bảng đánh giá công việc, doanh nghiệp có thể tham khảo form mẫu dưới đây:

Bảng đánh giá công việc giám sát năm 2024

Mẫu bảng đánh giá mức độ hoàn thiện công việc

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tối ưu quy trình đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng công việc của nhân sự bằng phần mềm quản lý nhân sự toàn diện Viindoo HRM. Với phần mềm này, doanh nghiệp có thể theo dõi, đánh giá năng suất làm việc của nhân sự với các báo cáo tổng quan, chi tiết.

Không chỉ vậy, phần mềm Viindoo HRM còn cung cấp các phân hệ hữu ích như OKRs, Đào tạo nhân viên,... Từ đó, Viindoo HRM góp phần nâng cao năng lực nhân sự trong công ty hiệu quả.