Bị đột quỵ là gì

Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Vì thế ai cũng cần nắm vững cách phát hiện và xử lý căn bệnh này kịp thời để cấp cứu cho bệnh nhân.

Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não. Bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần của não bột bị ngừng trệ đột ngột.

Đột quỵ có thể xảy ra do 2 nguyên nhân: Do nhồi máu não (tắc mạch) làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não hoặc chảy máu não (vỡ mạch) làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não phá hủy và chép ép mô não.

Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Bệnh có thể khiến cho phần não liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được.

Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong.

Chính vì tính chất nguy hiểm của căn bệnh này, nên việc phòng ngừa nguy cơ xảy ra đột quỵ rất quan trọng.

Đồng thời, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của chứng bệnh này là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

1. Dấu hiệu của bệnh đột quỵ

Do chứng bệnh này không có triệu chứng báo hiệu kéo dài nên không ai có thể biết trước mình sẽ bị đột quỵ.

Chính vì thế, bạn hãy nắm vững những dấu hiệu sau đây là có thể phát hiện sớm chứng đột quỵ ở bản thân hay những người xung quanh để có thể cấp cứu kịp thời.

– Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên bên cạnh khó nhận ra. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.

– Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.

– Dấu hiệu ở tay: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.

– Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.

– Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.

– Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.

2. Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ

– Ổn định huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao: Huyết áp cao là nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não, vì thế bệnh nhân cần được điều trị để ổn định huyết áp, tránh nguy cơ đột quỵ.

– Ổn định đường huyết: Bệnh tiểu đường là yếu tố gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não. Ổn định đường huyết cũng là cách để phòng ngừa bệnh đột quỵ.

– Kiểm soát cholesterol trong máu.

– Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh mạch máu não. Ngừng hút thuốc lá là đã giảm thiểu nguy cơ rất lớn gây đột quỵ.

– Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, ít dầu mỡ, ít cholesterol và muối.

– Thường xuyên vận động để rèn luyện thể chất.

– Ổn định trọng lượng cơ thể.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Đột quỵ là một trong ba nguyên nhân gây tử vong cao nhất tại Việt Nam và đứng hàng đầu về tỷ lệ di chứng sau điều trị. Hầu hết các cơn đột quỵ đều xảy ra đột ngột, cần có sự chẩn đoán và can thiệp y tế kịp thời. Nhận biết đột quỵ ngay từ sớm chính là yếu tố then chốt để gia tăng cơ hội chữa trị và phục hồi cho người bệnh.

1. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ và tai biến mạch máu não được hiểu là một dạng tổn thương đột ngột ở não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể, dẫn đến tình trạng các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút (do bị thiếu oxy và dinh dưỡng).

Đây là căn bệnh cấp tính cực kỳ nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Bị đột quỵ là gì
Đột quỵ thường đến bất chợt và để lại nhiều hậu quả nặng nề nếu không cấp cứu kịp thời.

Trước đây, đột quỵ thường gặp ở người cao tuổi nhưng hiện nay bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Thống kê gần đây cho thấy, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi tăng trung bình 2% mỗi năm.

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ

Có 3 nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đột quỵ não:

  • Cục máu đông di chuyển, tắc trong động mạch lên não.
  • Xơ vữa động mạch, lượng cholesterol cao tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.
  • Bệnh cao huyết áp gây áp lực lớn cho thành mạch, lâu ngày có thể khiến mạch máu bị rạn nứt, dẫn đến vỡ mạch máu.

Các yếu tố nguy cơ đột quỵ:

  • Người trên 55 tuổi thường có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ.
  • Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao gấp 1,25 lần so với nữ giới.
  • Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ.
  • Người mắc các bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường…
  • Thừa cân, béo phì hoặc lười vận động.
  • Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ do tắc mạch máu.
  • Sinh hoạt không đúng giờ giấc, thường xuyên tắm đêm hoặc đi ngủ trễ.

3. Phân loại đột quỵ và dấu hiệu nhận biết

Đột quỵ được chia thành 3 nhóm chính như sau:

3.1. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Đây là dạng đột quỵ phổ biến nhất, xảy ra khi động mạch não của người bệnh bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, dẫn đến giảm tuần hoàn máu lên não.

Có hai loại đột quỵ thiếu máu cục bộ chính:

  • Đột quỵ huyết khối: Do sự tồn tại của cục máu đông (huyết khối) được hình thành trong động mạch ở não. 
  • Đột quỵ tắc mạch: Cục máu đông được hình thành ở một vị trí khác trên cơ thể, gây tắc mạch máu đến não.

Cách nhận biết đột quỵ do thiếu máu cục bộ:

  • Đau đầu, chóng mặt đột ngột với mức độ dữ dội.
  • Một bên mặt rũ xuống.
  • Tê hoặc yếu cánh tay hoặc chân (thường xảy ra một bên của cơ thể).
  • Thay đổi thị lực đột ngột, đặc biệt ở một bên mắt.
  • Đột ngột không nói được, giọng nói bị méo hoặc đôi khi người bệnh nói nhảm.
  • Lú lẫn, mất nhận thức.
  • Cơ thể mất thăng bằng, đi lại khó khăn.

3.2. Đột quỵ do xuất huyết não

Đột quỵ do xuất huyết não là bệnh lý cấp tính do mạch máu não đột ngột vỡ ra, chảy máu vào bên trong nhu mô não, làm tổn thương não. Bệnh gây chết mô não một cách nhanh chóng, đặc biệt nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất cao.

Cách nhận biết đột quỵ do xuất huyết não:

  • Tê hoặc liệt ở mặt, tay hoặc chân.
  • Đau đầu, chóng mặt, khó nuốt.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Giảm tỉnh táo, giảm nhận thức xung quanh.
  • Co giật.
  • Mất ý thức hoặc hôn mê.

Khi gặp tình trạng này, người thân nên đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay.

3.3. Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)

Tình trạng này còn được gọi là đột quỵ nhỏ hoặc tai biến mạch máu não thoáng qua (TIA – Transient Ischemic Attack). Bệnh được gây ra do động mạch não bị bít tắc tạm thời (thông thường dưới 10 phút), sau đó lưu thông lại được.

Bệnh được tiên lượng tốt hơn, chưa gây tổn thương não nghiêm trọng. Tuy nhiên, những cơn thiếu máu não thoáng qua cứ liên tục kéo đến thì đây được xem là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Biểu hiện của cơn thiếu máu não thoáng qua:

  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Khó khăn khi nói chuyện.
  • Mắt mờ, không nhìn rõ hoặc tối sầm.
  • Tê bì tay chân, lưỡi, cằm, mặt, chân tay (có thể ở một bên người hoặc cả hai).
Bị đột quỵ là gì
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ ngay từ sớm dựa theo quy tắc F.A.S.T (Nguồn: Vietnamnet).

4. Hướng dẫn cách xử trí đột quỵ não tại nhà

Khi nhận thấy người thân có dấu hiệu đột quỵ, hãy gọi xe cấp cứu 115 càng sớm càng tốt. Trong thời gian chờ cấp cứu, chúng ta cần:

  • Đặt bệnh nhân nằm nghiêng cao đầu 30 – 45 độ, giúp bảo vệ đường thở cho bệnh nhân.
  • Nếu người bệnh bị ngã thì đừng cố di chuyển họ.
  • Cho bệnh nhân mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi hoặc nới lỏng quần áo của họ.
  • Trường hợp người bệnh bị co giật, cần dùng chiếc đũa bọc giẻ đặt ngang miệng để tránh cắn vào lưỡi.
  • Nếu người bệnh còn tỉnh táo, hãy cố gắng trò chuyện với họ.
  • Lúc này, tuyệt đối không cho người bệnh ăn uống hoặc dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây sặc hoặc nghẹt đường thở.
  • Không tùy ý áp dụng các phương pháp dân gian (như lấy kim chích vào đầu ngón tay hoặc ngón chân, bấm huyệt, châm cứu, cạo gió, cắt lễ…) vì càng gây nguy hiểm hơn.

5. Đột quỵ có chữa được không?

Cứ mỗi giây trôi qua, có 32.000 tế bào não chết nếu không được cung cấp máu hoặc oxy. Cứ mỗi phút trôi qua sẽ có 1,9 triệu tế bào não bị chết. 

Như vậy, thời gian vàng trong đột quỵ não là 4.5 giờ nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối (làm tan cục máu đông), hoặc trong 6-8 giờ lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não.

Nếu người bệnh được điều trị trong khoảng thời gian này hoặc sớm hơn thì hoàn toàn có cơ hội hồi phục, hạn chế tối đa biến chứng. Ngược lại nếu điều trị muộn hơn, việc điều trị rất khó khăn, cơ hội phục hồi sẽ thấp đi, khả năng tiên lượng xấu rất cao.

Bị đột quỵ là gì
Đối với bệnh đột quỵ não: Cấp cứu càng sớm, tỷ lệ sống sót và phục hồi càng cao.

Bị đột quỵ là gì

Hành trình phục hồi sau đột quỵ của anh Lương Quốc Thành

Anh Lương Quốc Thành là bệnh nhân tai biến mạch máu não dẫn tới liệt nửa người bên phải. Trước khi bị tai biến, anh Thành là phó phòng của một công ty bảo hiểm. Là trụ cột lao động chính trong gia đình, biến cố này đã khiến anh…

6. Các di chứng sau đột quỵ

Sau cơn đột quỵ xảy ra, cơ thể người bệnh sẽ gặp những di chứng phổ biến như:

  • Cơ yếu đi, tay chân yếu đi và có thể liệt nửa người, khó khăn khi di chuyển.
  • Rối loạn giao tiếp, khó khăn trong nói – đọc – viết.
  • Suy giảm trí nhớ và tư duy, giảm nhận thức về không gian – thời gian.
  • Lo âu, trầm cảm, dễ cáu kỉnh, thiếu kiểm soát cảm xúc, có thể mang tâm lý bản thân vô dụng.
  • Không tự thực hiện các hoạt động, sinh hoạt cá nhân mà cần có sự trợ giúp từ người thân hoặc dụng cụ hỗ trợ.

7. Chăm sóc người sau đột quỵ não như thế nào?

Để giảm thiểu tối đa các biến chứng và tránh tái phát, người bệnh sau đột quỵ cần được chăm sóc đặc biệt:

  • Chế độ dinh dưỡng đảm bảo ba bữa chính và các món ăn nhẹ trong ngày. Lựa chọn nhóm thực phẩm giúp người sau đột quỵ nhanh chóng phục hồi: ưu tiên các loại cá (cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá nước ngọt), rau củ nhiều chất xơ, trái cây nhiều vitamin, sữa ít béo… Lưu ý để người bệnh ăn vừa đủ no, không ép ăn quá nhiều và nên thay đổi món ăn mỗi ngày để tăng khẩu vị.
  • Người thân trong gia đình nên động viên và chia sẻ với người bệnh nhiều hơn, giúp họ lạc quan và vui vẻ.
  • Người bệnh cần được giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ (đặc biệt sau mỗi lần đại tiểu tiện để phòng ngừa viêm nhiễm).
  • Trong các trường hợp người bệnh suy giảm khả năng vận động, mất cân bằng, dễ té ngã, không có khả năng đi bộ hơn 6 phút mà không nghỉ, thì cần áp dụng Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng để cải thiện.

Tại phòng khám ACC, chương trình Phục hồi chức năng sau đột quỵ được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân (dựa trên tình trạng bệnh, khả năng và mục tiêu tái hòa nhập của người bệnh và gia đình). Đặc biệt, ACC còn là đơn vị đầu tiên tại Đông Nam Á áp dụng liệu trình Pneumex với các thiết bị hiện đại của Hoa Kỳ. Hàng ngàn bệnh nhân sau đột quỵ đã khôi phục chức năng vận động và sự linh hoạt các cơ, khớp chỉ trong thời gian ngắn.

Tìm hiểu phương pháp
Pneumex PneuBack

Hãy để Phòng khám ACC cùng bạn xua tan nỗi lo chăm sóc người thân sau đột quỵ!

8. Bí quyết phòng ngừa đột quỵ từ lối sống hàng ngày

Để phòng tránh đột quỵ, sau đây là một số lưu ý mà ai cũng có thể thực hiện được: 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhiều loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc, nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể. Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, các loại sữa hạt. Đồng thời có một số thực phẩm cần hạn chế như: các loại thịt đỏ, đồ chiên xào, thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều đường.

Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục mang lại nhiều ích lợi như nâng cao sức khoẻ, cải thiện tuần hoàn và củng cố sức khỏe tim mạch. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ giảm béo phì, hạn chế tiến triển tổn thương vữa xơ động mạch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác, phòng ngừa đột quỵ.

Giữ ấm cơ thể: Nên giữ ấm cơ thể khi đi ngủ bằng cách uống một ly nước nóng trước khi ngủ, mặc nhiều quần áo mỏng, đội mũ len và quấn khăn để giữ ấm cho vùng đầu và cổ, giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ khi thời tiết lạnh. 

Không hút thuốc lá: Trước hết bạn cần hiểu lý do vì sao mình nên nói “không” với thuốc lá hoặc nên từ bỏ thuốc lá ngay. Bởi thuốc lá không chỉ làm tăng khả năng đột quỵ, mà còn gây tổn hại sức khỏe những người xung quanh.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đây là biện pháp tối ưu để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, từ đó can thiệp kịp thời, có biện pháp điều trị hiệu quả và giảm thiểu tối đa những biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh đột quỵ não – mối nguy của mọi thời đại. Ngay từ hôm nay, mỗi người cần thực hiện lối sống lành mạnh, chú ý theo dõi sức khỏe của mình, thường xuyên kiểm tra các chỉ số của cơ thể để phát hiện bệnh kịp thời.