Vấn đề công bố thông tin về việc thành lập doanh nghiệp được quy định như thế nào

Thế nào là bố cáo thành lập doanh nghiệp? Vì sao các doanh nghiệp phải tiến hành đăng bố cáo? Thủ tục để đăng bố cáo như thế nào? Rất rất nhiều doanh nghiệp quan tâm và đặt ra các câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Hãy cùng Nam Việt Luật giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.
Có thể được định nghĩa một cách dễ hiểu thì bố cáo thành lập doanh nghiệp chính là thủ tục, là hình thức giới thiệu doanh nghiệp với công chúng. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký kinh doanh thì phải thực hiện trách nhiệm đăng thông tin trên cổng thông tin doanh nghiệp của cơ quan Đăng ký kinh doanh và tiến hành đăng một trong các loại tờ báo viết, báo điện tử trong ba số liên tiếp.
Căn cứ theo luật Doanh nghiệp hiện hành của pháp luật Việt Nam, có 4 thời điểm bắt buộc doanh nghiệp cần phải đăng bố cáo lên cổng thông tin doanh nghiệp. Cụ thể theo các trường hợp sau đây:

  • Sau khi thành lập doanh nghiệp mới
  • Sau khi doanh nghiệp thực hiện thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
  • Sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp
  • Sau khi doanh nghiệp thực hiện thông báo phát hành cổ phiếu phổ thông cho cổ đông phổ thông theo như tỷ lệ cổ phần hiện có.
Tuy nhiên, doanh nghiệp không bắt buộc phải thực hiện đăng công bố nội dung khi nằm trong các trường hợp sau: doanh nghiệp chỉ thực hiện việc cập nhật và bổ sung thông tin theo quy định hoặc chỉ cập nhật thông tin về mã ngành nghề kinh doanh, hay thực hiện đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế nhưng không thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận.
  • Tên của doanh nghiệp
  • Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, của chi nhánh hay văn phòng đại diện
  • Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
  • Số vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp doanh; số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp, số cổ phần được quyền phát hành đối với các công ty cổ phần; số vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; và số vốn pháp định đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp
  • Đối với chủ sở hữu, thành viên và cổ đông sáng lập cần cung cấp họ và tên, địa chỉ, quốc tịch, số chứng minh thư/hộ chiếu/chứng thực cá nhân hợp pháp, số quyết định thành lập hoặc sổ đăng ký kinh doanh.
  • Cung cấp họ và tên, địa chỉ, quốc tịch, số chứng minh thư/hộ chiếu/chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện theo pháp luật
  • Đưa thông tin nơi đăng ký kinh doanh
Trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, cần phải công bố nội dung thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức đúng quy định pháp luật
Khi thành lập doanh nghiệp mới hay thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, giải thể, phát hành cổ phần phổ thông cho các cổ đông thì yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp phải công bố thông tin trên một trong ba kênh thông tin dưới đây để công bố nội dung đăng ký kinh doanh:
  • Đăng trực tiếp ở tại Phòng Đăng ký kinh doanh
  • Đăng trực tiếp tại Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục quản lý đăng ký kinh doanh
  • Đăng thông tin qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Trong trường hợp, doanh nghiệp bạn sau khi thành lập công bố không đúng thông tin về đăng ký kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Nếu các doanh nghiệp không thực hiện theo quy định về việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP được ban hành ngày 01/06/2016 của Chính Phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Hy vọng những chia sẻ này của Nam Việt Luật sẽ giúp quý khách hàng hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra khi thành lập doanh nghiệp.


Doanh nghiệp có nghĩa vụ công bố những thông tin gì?

Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi hoạt động kinh doanh đều quan tâm đến vấn đề bảo mật thông tin cá nhân cũng như thông tin doanh nghiệp và không muốn phải công bố thông tin ra công chúng. Bởi công bố thông tin đồng nghĩa với việc tính bảo mật không được duy trì, và công chúng có thể biết được các thông tin liên quan đến doanh nghiệp và chủ sở hữu công ty. Vậy doanh nghiệp phải công bố những thông tin gì? Quy định về công bố thông tin doanh nghiệp như thế nào? Sau đây, công ty Luật PhamLaw xin được cung cấp đến quý Khách những thông tin liên quan đến câu hỏi nêu trên.

Vấn đề công bố thông tin về việc thành lập doanh nghiệp được quy định như thế nào
Doanh nghiệp có nghĩa vu công bố những thông tin gì

Nhìn chung, nghĩa vụ công bố thông tin giữa các loại hình công ty khác nhau như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và công ty cổ phần; giữa công ty đại chúng và công ty không phải là công ty đại chúng có sự khác biệt.

Công ty đại chúng chỉ những công ty thực hiện huy động vốn rộng rãi từ công chúng bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu, niêm yết tại các trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc giao dịch thông qua các thể chế môi giới chứng khoán. Do đó, công ty đại chúng có nghĩa vụ đáng kể trong việc công bố thông tin đến công chúng bao gồm báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo thường niên và báo cáo tình hình quản trị công ty…, các hoạt động của công ty đại chúng cũng như thông tin cổ đông công ty và giao dịch cổ phiếu của họ đều được công bố.

Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng, có nghĩa vụ công bố những thông tin như sau:

Một là, báo cáo tài chính, tình hình lao động hoặc tiến độ thực hiện dự án

Các công ty không phải công ty đại chúng phải nộp một số báo cáo tài chính thường niên, tình hình sử dụng lao động hoặc tiến độ thực hiện dự án cho cơ quan cấp phép, quản lý lao đông, cơ quan thuế theo quy định của pháp luật.

Hai là, thông tin người quản lý

Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, doanh nghiệp phải báo cáo cho cơ quan đăng ký kinh doanh thông tin của người quản lý bao gồm: Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, CMND/CCCD của:

(1) Thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;

(2) Thành viên ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;

(3) Giám đốc, Tổng giám đốc.

Ba là, thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Điều 33 Luật Doanh nghiệp quy định sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các nội dung trong Giấy chứng nhận và thông tin về ngành, nghề kinh doanh, Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài của công ty cổ phần phải được thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.  Và khi doanh nghiệp sử dụng con dấu, cũng phải thông báo mẫu con dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh để thực hiện đăng tải công khai hình thức con dấu lên cổng thông tin.

Theo đó, mỗi khi có sự thay đổi những nội dung trong Giấy chứng nhận, việc sử dụng, thay đổi, hủy bỏ con dấu, doanh nghiệp phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh để cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện đăng tải thông tin lên cổng thông tin quốc gia.

Như vây, doanh nghiệp ra đời, hoạt động dù là dưới loại hình nào cũng có nghĩa vụ thông báo công khai cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác biết đến sự ra đời, những biến động, thay đổi thông tin của doanh nghiệp, cũng là một biện pháp để cơ quan quản lý đối với những biến động của doanh nghiệp trên thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể khác dễ dàng tra cứu, chủ động nắm bắt thông tin hoạt động của đối tác kinh doanh, tránh trường hợp phát sinh sự lừa dối, gây khó khan trong hoạt động kinh doanh.

Việc các doanh nghiệp trốn tránh không thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật, hoặc công bố thông tin không đúng thời hạn, có thể bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đồng thời bị buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định (Điều 26 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP).

Đối với công ty cổ phần:

So với công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần có nghĩa vụ công bố thông tin cao hơn. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp quy định rõ nghĩa vụ công khai thông tin của công ty cổ phần tại Điều 171 như sau:

(1) Gửi báo cáo tài chính hằng năm (đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua) đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(2) Công bố trên trang web của mình (nếu có) các thông tin sau:

– Điều lệ công ty;

– Sơ yếu lý lịch, trình độ học vấn và kinh nghiệm nghề nghiệp của các thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;

–  Báo cáo tài chính hằng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

–  Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động hằng năm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

(3) Trường hợp không phải là công ty niêm yết, công ty phải thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty có trụ sở chính chậm nhất 03 ngày sau khi có thông tin hoặc thay đổi về:

– Họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú, số cổ phần và loại cổ phần của cổ đông là cá nhân nước ngoài;

– Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số cổ phần và loại cổ phần và họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài.

Trên đây là tư vấn của công ty TNHH tư vấn PhamLaw về Doanh nghiệp có nghĩa vụ công bố những thông tin gì?. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết về: nghĩa vụ công bố thông tin của cổ đông nội bộ; luật bảo mật thông tin doanh nghiệp, … xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính 1900 của công ty TNHH tư vấn PhamLaw. Để được tư vấn các dịch vụ quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Hãy đến với Công ty Luật Phạm Law để nhận được dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng.

Rất mong nhận được sự hợp tác của khách hàng!

Trân trọng!