Biên niên là gì

Những năm gần đây, môn Lịch sử trong trường phổ thông đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận không phải vì sự hấp dẫn và tác dụng của nó mà vì những vấn đề trầm trọng mà nó đang đối mặt.“Hàng nghìn điểm không môn Lịch sử” trong kì thi tuyển sinh đại học.“Học sinh xé đề cương” khi môn Sử không được lựa chọn làm môn thi tốt nghiệp.Học sinh nói “Quang Trung và Nguyễn Huệ là đồng chí anh em”

Nếu dùng google tìm kiếm các cụm từ trên ta sẽ có hàng vạn thậm chí hàng chục vạn kết quả.Nhìn vào thực tế đó và suy ngẫm thì câu hỏi đặt ra cho tất cả chúng ta là phải chăng giới trẻ không còn thích và cảm thấy cần phải học lịch sử nữa?Phải chăng “Lịch sử đã chết?” và giáo dục lịch sử đã giương cờ trắng đầu hàng trước thời đại của công nghệ?

Trên thực tế đang diễn ra một nghịch lý: các nhà sử học và các giáo viên dạy lịch sử đánh giá cao vai trò của môn lịch sử nhưng thực tế học sinh lại không thích học hoặc thờ ơ với môn học này ở nhà trường.Truy tìm căn nguyên của tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều kết quả. Một trong những kết quả quan trọng được tìm thấy sẽ là sự lạc hậu của lý luận dạy học lịch sử. Lý luận dạy học lịch sử ở Việt Nam về cơ bản đã dừng lại ở lý luận dạy học lịch sử của Liên xô những năm 70-80 của thế kỉ trước. Những sự bổ sung sau này, nếu có cũng chỉ là sự phụ họa, minh họa cho lý luận đó.

Đang xem: Biên niên sử là gì

Tìm kiếm những phương thức giáo dục khác, thoát ra khỏi sự trì trệ ấy đang trở thành vấn đề thách thức giới giáo dục lịch sử và công chúng yêu sử.

Trong bối cảnh bế tắc về lý luận, việc hướng ra ngoài thế giới để tìm ra câu trả lời là con đường tất yếu.Dịch các sách về lịch sử, giáo dục lịch sử là một cách đưa người Việt bước đi trên con đường mới.

Bởi thế, cuốn sách “Biên niên sử thế giới bằng hình ảnh” (NXB Kim Đồng, 2017) là một viên gạch lát đường quan trọng.

Nhà sử học dùng cơ cấu nào để kể lại lịch sử?

Nếu quan niệm lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ hay hẹp hơn là tất cả những gì đã diễn ra và được lưu lại trong tư liệu hay kí ức thì việc người ta sẽ kể lại gì (lựa chọn những gì để kể) và kể như thế nào sẽ trở thành vấn đề lớn.Thứ trở thành điểm tựa để nhà sử học dựa vào đó lựa chọn lấy các sự thật lịch sử, sắp xếp chúng, kể lại chúng theo trình tự, lớp lang nhất định và gán cho chúng một ý nghĩa nào đó trong sự liên tưởng đến cuộc sống hiện tại được gọi là “lý luận” hay “cơ cấu”.

Người Việt đã rất quen với cơ cấu kể lại và giải thích lịch sử dựa trên sự biến chuyển của các hình thái xã hội và đấu tranh giai cấp. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, các tác giả đã dùng một cơ cấu khác.

Cơ cấu đó là gì?Hãy đừng rời mắt khỏi tiêu đề của cuốn sách và tiêu đề phụ: “Biên niên sử thế giới bằng hình: Một chuyến du hành qua thời gian từ thời voi mamut và các xác ướp đến kỉ nguyên của những chuyến bay và facebook”.Chỉ tiêu đề thôi đủ cho biết, sự phát triển của trí tuệ con người và sự tiến hóa của văn minh là cơ cấu chủ yếu để các tác giả trần thuật lại lịch sử theo lối biên niên-lối viết theo véc-tơ thời gian thẳng tắp, một ý niệm chi phối toàn bộ tư duy và sinh hoạt của loài người.

Một cách kể phong phú

Đúng như tên gọi của cuốn sách, một cuốn sử thế giới viết theo lối biên niên, ở đây các sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian và chia thành các thời kì.Mở đầu là Thời tiền sử cách ngày ngay 6, 5 triệu năm-3000 năm trước Công nguyên và khép lại bằn giai đoạn 1945-2012 được định danh là “Tiến nhanh về phía trước”.Cách kể biên niên là cách trần thuật lịch sử cổ xưa nhất và phổ biến nhất trên thế giới. Nhưng cách kể ấy dễ làm người viết lúng túng trong việc phải lựa chọn sự kiện nào, bỏ sự kiện nào và làm cho người đọc buồn chán. Có gì buồn chán hơn khi phải dõi theo các sự kiện đơn điệu diễn ra theo dòng chảy thời gian?

Có lẽ ý thức được điều đó nên các tác giả đã tận dụng tối đa không gian trang sách để kể. Từng giai đoạn sẽ được mở đầu bằng một đoạn tóm tắt ngắn mô tả khái quát toàn giai đoạn. Chẳng hạn giai đoạn 3000-700 TCN có tên “Biên niên sử thời cổ đại” được tóm tắt như sau:

“Việc phát minh ra nghề nông đã làm thay đổi vĩnh viễn cuộc sống con người. Giờ đây một cuộc sống ổn định có thể cho phép nuôi được nhiều người hơn so với săn bắt và hái lượm. Sự bùng nổ dân số đã khiến các làng xóm phát triển thành các thành phố và thị trấn, đồng thời làm xuất hiện các giai cấp khác nhau. Những nền văn minh sớm nhất đã phát triển ở Ai Cập và Lưỡng Hà, với vua chúa, các tôn giáo và chữ viết. Con người đã có một bước tiến lớn khi biết cách sử dụng kim loại để chế tác công cụ, vũ khí và đồ trang sức. Sự tranh chấp đất đai và tài nguyên cũng đã dẫn đến những cuộc chiến tranh đầu tiên”.Sau phần mở đầu khái quát, các chủ đề sẽ mở ra với các sự thật lịch sử được mô tả, trần thuật theo trục thời gian.Cho dù kể theo “lịch đại” (trục thời gian) các tác giả vẫn chú ý khái quát lịch sử diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới từ châu Âu, tới châu Á, châu Phi, Châu Mĩ…

Trong khi lựa chọn các sự thật lịch sử, các tác giả vừa chú trọng đến các thành tựu của văn minh như công cụ lao động, chữ viết, công trình kiến trúc, tổ chức xã hội vừa không bỏ qua sự tiến triển của sinh hoạt đời thường như sinh hoạt của giới bình dân, sinh hoạt của trẻ em.Điều thú vị nữa là các tác giả cũng không bỏ qua lịch sử hình thành, thay đổi địa chất của trái đất, sự phong phú và luôn biến đổi của thảm thực vật, quần thể động vật. Con người đã ăn, mặc, ở, đi lại , cúng tế ra sao được mô tả rất sinh động.

Tính toàn diện, đa chiều, đa không gian là đặc trưng cơ bản trong cách thức trần thuật của cuốn sách.

Một lối kể thực chứng

Ở Việt Nam, người ta rất thích lối trần thuật lịch sử theo kiểu kể chuyện. Thậm chí gần đây, những người làm chương trình còn đề nghị sách giáo khoa lịch sử cấp tiểu học sẽ viết lịch sử dưới dạng các câu chuyện để học sinh hứng thú học tập, dễ nhớ, dễ thuộc.Nhiều người tán thành với điều đó khi họ liên tưởng đến tình trạng học sinh chán học lịch sử ở hiện tại.Nhưng thật ra sức mạnh, vai trò và sự hấp dẫn của môn Lịch sử trước hết và cơ bản phải nằm ở tư cách của nó: Sử học là một môn khoa học. Những sự hấp dẫn có tính chất giải trí sẽ không tồn tại được lâu và nếu lạm dụng sẽ gây “nghiện” và tạo ra nhiều hệ lụy.Đã là khoa học thì mục đích tối thượng của nó là truy tìm chân lý dựa trên các bằng chứng thực chứng và suy luận logic.

Bằng chứng của các nhà sử học là tư liệu hay sử liệu. Sử liệu có nhiều loại: sử liệu thành văn, sử liệu hiện vật, sử liệu dân tộc học …

Ở đây, các tác giả đã tuyệt đối tuân thủ nguyên lý này khi cho lịch sử loài người bắt đầu bằng những gì được phục dựng dựa trên thành tựu của khảo cổ học: những hóa thạch xương, răng của người vượn, những bức vẽ cổ xưa trên hang động, những công cụ bằng đá và dấu vết hang động nơi con người cư trú. Không thấy có bóng dáng truyền thuyết và huyền thoại ở đây.

Các sự kiện khác được lựa chọn và kể trong sách cũng được kể dựa trên sử liệu vì thế có thể coi cả cuốn sách là một tập hợp tư liệu: từ các bức bích họa của người nguyên thủy, các công cụ của con người thời đại đồ đá mới, các bình gốm Jomon, các mảnh tường khắc chữ hình nêm của người Lưỡng Hà, các chữ giáp cốt được tìm thấy trong lòng đất tới các bức ảnh chân dung, các tấm bản đồ cổ…

Về nguyên tắc và bản chất, việc học tập lịch sử của học sinh trong trường không khác quá trình tìm tòi nhận thức lịch sử của nhà sử học là bao. Học sinh cũng sẽ phải tìm kiếm, chỉnh lý, phê phán, đọc hiểu tư liệu để tạo ra nhận thức lịch sử của riêng mình từ đó biểu đạt nó, văn bản hóa nó, mài sắc nó và đem nó cọ xát với nhận thức lịch sử của người khác thông qua trao đổi và tranh luận.Phương thức trần thuật lịch sử dựa trên tư liệu của cuốn sách sẽ thích hợp với lối dạy học lịch sử hướng vào phát triển tư duy và năng lực biểu đạt của tư duy.Những ai quen dạy và học với lối tư duy cho rằng dạy học lịch sử là truyền đạt và ghi nhớ tri thức lịch sử sẽ gặp lúng túng khi đọc cuốn sách này.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Bow Là Gì – Nghĩa Của Từ Bows Trong Tiếng Việt

Lịch sử được kể bằng nhiều cách

Nếu đọc các cuốn sách giáo khoa lịch sử ở Việt Nam và có một chút lý luận về giáo dục lịch sử, người ta sẽ nhận thấy sách có cấu trúc rất đơn giản và lối kể vô cùng đơn điệu. Trong sách sẽ chỉ có bài viết chính là phần kể của tác giả. Phần này được tác giả viết theo lối “vô nhân xưng” để tỏ ra khách quan vì thế sẽ không có hình bóng tác giả ở đây. Đi kèm sẽ là tranh, ảnh, bản đồ minh họa. Tư liệu gốc thiếu và không được chú ý đầy đủ. Ở phần sau bài viết sẽ là các câu hỏi thử thách trí nhớ hay khả năng đọc hiểu của học sinh đối với bài viết của tác giả.

Ở “Biên niên sử thế giới bằng hình”, nhóm tác giả sử dụng một lối kể khác. Lịch sử ở đây được kể đồng thời bằng nhiều cách khác nhau thông qua nhiều “phương tiện” khác nhau. Nó được kể qua các tư liệu (ảnh chụp hiện vật, văn kiện, bản đồ, di tích..), lời của nhà sử học (bài viết chính), hình minh họa (mô phỏng các hiện vật, nghi lễ…) và đặc biệt là được kể qua chính nhận xét của những người đương thời, sử gia đương thời hay các sử gia trước đó.Chẳng hạn như để kể về “Trẻ em đương thời” thông qua một nhân vật cụ thể là “một người thư lại Ai Cập” (tr.40), các tác giả đã kể thông qua tư liệu “Ostracon” (các mảnh đá hoặc gốm dùng để viết), bài viết của nhà sử học mô tả quá trình trở thành một viên thư lại từ khi còn là đứa trẻ con, những bức hình minh họa công việc của viên thư lại. Đặc biệt ở đây, cuốn sách cũng dẫn ra rất nhiều những nhận xét hay kết quả nghiên cứu của các nhà sử học đi trước. Ví dụ:

“Sau quá trình nhắc lại trong trạng thái thôi miên, cậu bé được nạp đầy thư mục những cấu tạo từ chi tiết và cụm từ tạo nên ngôn ngữ văn học quốc gia”(Trích từ cuốnAncient Lives, 1984 của nhà Ai cập học John Romer)

“Tai của đứa trẻ là ở sau lưng nó, để nó nghe khi bị đánh” (Bài học được nhà sử học Adolf Arman trích dẫn trong cuốnNền văn học của người Ai Cập cổ đại, 1927)

“Ta sẽ dạy con yêu quý sách vở còn hơn cả mẹ mình, và ta sẽ bày ra trước mắt con sự tuyệt diệu của chúng. Nó (văn phòng lưu trữ sách của một viên thư lại) cao quý hơn mọi văn phòng nào khác. Không gì sánh được với nó trên Trái đất này” (Lời dạy của Due-Khety, một bài học ở trường, khoảng 2000 năm TCN)

Tìm kiếm, đọc, giải mã tư liệu đồng thời đọc và phân tích những công trình nghiên cứu của những người đi trước là thao tác cơ bản trong nhận thức lịch sử của nhà sử học.

Cách viết như trên sẽ giúp cho việc học và đọc của trẻ em gần với quá trình tìm kiếm và tiệm cận chân lý đó.

Không chỉ dừng lại ở kết quả nghiên cứu của các nhà sử học

Nguyên tắc vàng của giáo dục lịch sử là nó phải được tiến hành dựa trên nền tảng của sử học nghĩa là những thứ được dạy phải là kết quả nghiên cứu của nhà sử học.Tuy nhiên, nhược điểm cố hữu của các cuốn sách giáo khoa hay sách lịch sử ở Việt Nam thường là chỉ trình bày kết quả mà nhà sử học thu nhận được hoặc đưa ra mà không trình bày rõ quá trình, phương thức nhà sử học tạo ra kết quả đó. Sức hấp dẫn của sử học là nằm ở tính “mở” không có hồi kết và tính tương đối của chân lý.

Ở đây, trong cuốn sách này, các tác giả đã chú ý tới điều đó khi thi thoảng đưa vào sách những đoạn mô tả công việc của nhà sử học. Xin trích vài đoạn rất thú vị:

“Thực đơn thời tiền sử

Con người thời đại Đồ đá giữa đã biết ăn nhiều thứ khác nhau. Dưới đây là những thứ mà họ có thể đã ăn:

– Quả mọng

– Quả hạch

– Hạt

– Lá

….

– Cá

– Thịt

– Trứng” (tr.11)

“Nông dân phải làm việc vất vả hơn những người săn bắt hái lượm. Phụ nữ phải dành nhiều giờ để nghiền hạt bằng cách chà đi chà lại một hòn đá nhỏ trên một phiến đá lớn, gòi là bàn nghiền. Các bộ xương thời kì này cho thấy động tác quỳ bên bàn nghiền gây ra chứng viêm khớp và làm tổn thương các đầu ngón chân và mắt cá”

Cả hai ví dụ đều cung cấp thông tin giúp người đọc hình dung ra công việc phục dựng, giải mã quá khứ của các nhà sử học dựa vào thành tựu khảo cổ học. Công việc của họ là xác định tuổi của hiện vật và bắt các hiện vật vốn lặng câm ấy cất tiếng nói của mình.

Một cách biểu đạt sự tiến hóa của văn minh đầy…ý nhị.

Nếu bạn đọc sách và lưu ý bạn sẽ nhận thấy dọc theo trục thời gian khi lịch sử càng tiến lại gần ngay nay, khoảng cách phân chia thời gian các giai đoạn càng nhỏ và hẹp lại dần: 6, 5 triệu năm TCN-3000 năm TCN; 3000-700 TCN; 700TCN-500; 500-1450, 1450-1750; 1750-1850; 1850-1945; 1945-2012.Đấy là sự thể hiện ý nhị gia tốc thay đổi trong tiến hóa văn minh của loài người. Trí tuệ con người ngày càng phát triển với tốc độ nhanh và chất lượng cao tạo ra những công cụ lao động, phương thức sản xuất, trình độ tổ chức xã hội mới đầy hiệu quả.

“Tiến nhanh về phía trước”-tên gọi cho giai đoạn lịch sử hiện đại từ 1945-2012, giai đoạn của máy bay, máy tính, mạng xã hội Facebook…gợi mở gì cho người đọc suy ngẫm về tương lai của loài người?

Loài người sẽ tiến về đâu trong vũ trụ bao la?

Tương lai nào sẽ chờ đón họ?

Con người rồi sẽ có cuộc sống văn minh hơn, hạnh phúc hơn hay sẽ nhanh chóng diệt vong bởi chính các phát minh của họ?

Giống như một cuốn từ điển hay sách giáo khoa?

Ở Việt Nam, người ta, do sự lạc hậu trong lý luận giáo dục và sai lầm trong tư duy về giáo dục lịch sử, thường hay tranh cãi rất…ngớ ngẩn về mức độ nặng nhẹ hay dày mỏng của sách giáo khoa lịch sử. Người ta than phiền sách giáo khoa lịch sử có quá nhiều số liệu (nào là bao nhiêu tên địch chết, bao nhiêu tên địch bị thương, ta bắn rơi bao nhiêu máy bay, xe tăng…), rồi thì quá nhiều sự kiện cần ghi nhớ!?

Thực ra sách giáo khoa lịch sử của Việt Nam so với sách giáo khoa lịch sử của nước khác tương đối sơ sài và đơn giản về số liệu thống kê, các bảng biểu, bản đồ và tư liệu.Tư liệu gốc và bảng biểu thống kê hầu như không có. Rất nhiều hiệp ước, văn kiện gốc có giá trị đã không được giới thiệu dưới dạng tư liệu.

Nếu quan niệm dạy học lịch sử là truyền thụ tri thức mà người giáo viên biết và quan điểm giải thích các tri thức-sự thật đó, cuốn sách giáo khoa nhiều số liệu, sự kiện được viết theo kiểu biên niên đương nhiên phải gánh chịu sự chỉ trích nặng nề. Theo lối tư duy đó người thầy sẽ luôn mong có thật nhiều thời gian để mà mô tả, giải thích, tường thuật, thuyết giảng cho học sinh. Học sinh trái lại sẽ mong giờ học nhanh kết thúc. Tác giả viết sách giáo khoa lại mong sách có nhiều số trang hơn để đưa vào cái này, cái nọ.Tuy nhiên, nếu như quan niệm dạy học lịch sử là hướng dẫn học sinh làm “nhà sử học nhỏ tuổi” sử dụng tư duy và phương pháp làm việc của nhà sử học để nhận thức lịch sử thì chuyện sách dày, mỏng không quan trọng. Quan trọng nó phải bao gồm các tư liệu thực chứng được sắp xếp theo một logic hợp lý nhất định, có bài viết của nhà sử học có tính chất như một sự tham khảo quan trọng và những chỉ dẫn sử dụng các tư liệu, bài viết ấy cũng như cách thức biểu đạt kết quả nhận thức được ở người học.

Việc cuối cùng sẽ nằm ở vai trò của người giáo viên: dạy cái gì, dạy như thế nào.

Xem thêm: Isa Server Là Gì ? Định Nghĩa Và Giải Thích Ý Nghĩa Định Nghĩa Và Giải Thích Ý Nghĩa

Xem xét ở góc độ ấy, cuốn “Biên niên sử thế giới bằng hình” vừa giống như một cuốn sách giáo khoa vừa giống như một cuốn từ điển để tra cứu.Bởi thế, không chỉ học sinh mà các thầy cô giáo dạy lịch sử ở phổ thông cũng cần tìm đọc.Trong cuộc sống thường ngày, rất nhiều người không bày tỏ sự quan tâm tới lịch sử nhưng thực ra bất chấp điều đó, tất cả tư duy và hành động của họ đều bị dẫn dắt bởi ý thức-nhận thức lịch sử. “Tất cả chúng ta đều là tù nhân của lịch sử”-một sử gia nổi tiếng đã kêu lên đầy cảm khái như thế!

Hiểu biết về lịch sử một cách khoa học thông qua học và đọc sách là một cách để con người có được tư duy và hành động đúng trong thế giới đầy bất an và thay đổi nhanh chóng ngày nay.