Biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ

Biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ

Mẫu báo cáo nội bộ doanh nghiệp năm 2022

1. Báo cáo nội bộ là gì?

Báo cáo nội bộ là văn bản thể hiện thông tin về tình hình kinh doanh, doanh thu, tìn hình tồn kho hàng hóa, tình hình tăng giảm tài sản cố định, các khoản nợ công… của nội bộ doanh nghiệp.

2. Một số loại báo cáo nội bộ phổ biến

- Báo cáo tài chính nội bộ;

- Báo cáo nội bộ tồn kho hàng hóa;

- Báo cáo nội bộ tăng giảm tài sản cố định;

- Báo cáo nội bộ về chi phí, giá thành sản phẩm...

3. Mẫu báo cáo nội bộ doanh nghiệp năm 2022

3.1. Mẫu báo cáo tài chính nội bộ

Tùy vào quy mô của doanh nghiệp mà có thể áp dụng một trong 2 mẫu báo cáo tài chính nội bộ sau:

- Mẫu báo cáo tài chính nội bộ là mẫu số B02–DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, được áp dụng đối với:

+ Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ
Mẫu báo cáo tài chính nội bộ theo Thông tư 200

- Mẫu báo cáo tài chính nội bộ là mẫu số B02-DNN ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, được áp dụng đối với:

+ Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.

+ Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.

Biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ
Mẫu báo cáo tài chính nội bộ theo Thông tư 133

3.2. Báo cáo nội bộ tăng giảm tài sản cố định

Hiện nay, Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC không quy định mẫu báo cáo nội bộ tăng giảm tài sản cố định. Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu báo cáo nội bộ tăng giảm tài sản cố định sau:

Biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ
Mẫu báo cáo nội bộ tăng giảm tài sản cố định

3.3. Báo cáo nội bộ tồn kho hàng hóa

Hiện nay, Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC không quy định mẫu báo cáo nội bộ tồn kho hàng hóa. Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu báo cáo nội bộ tồn kho hàng hóa sau:

Biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ
Mẫu báo cáo nội bộ tồn kho hàng hóa

4. Cách lập báo cáo tài chính nội bộ

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính và kết quả từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.

Khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp giữa doanh nghiệp và đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, doanh nghiệp phải loại trừ toàn bộ các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giao dịch nội bộ.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có 5 cột:

+ Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo;

+ Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng;

+ Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;

+ Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm;

+ Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh).

- Cơ sở lập báo cáo:

+ Căn cứ Báo cáo tài chính của năm trước.

+ Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 05 đến loại 09.

Xem thêm:

Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Thông tư 200 và cách lập

Bảng cân đối kế toán là gì? Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Đánh giá post

Cùng JobsGO tìm hiểu thông tin chi tiết về vai trò, nguyên tắc viết báo cáo nội bộ và tải xuống 5 mẫu báo cáo phiên bản mới năm 2022 hoàn toàn miễn phí.

Biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ
Báo cáo nội bộ là gì?

1. Báo cáo nội bộ là gì?

Báo cáo là một văn bản tập hợp thông tin có cấu trúc, được sử dụng để lưu trữ và truyền đạt về một hoặc nhiều sự kiện xảy ra trong hoàn cảnh hiện hành.

Vậy báo cáo nội bộ là gì? Báo cáo nội bộ là tài liệu được sử dụng trong tổ chức. Điều này có nghĩa là chúng chỉ được xem và đánh giá bởi những người lao động đang làm việc tại công ty.

Các báo cáo có thể liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau như tài chính, bán hàng, tiếp thị, nguồn nhân lực, các nghiên cứu,…

Báo cáo nội bộ bị tiết lộ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của công ty. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã yêu cầu nhân viên ký Thỏa thuận bảo mật thông tin bao gồm các quy định phạt khi làm rò rỉ thông tin nội bộ ảnh hưởng xấu tới tổ chức.

Ví dụ:

Công ty dược phẩm A là công ty sản xuất thuốc điều trị các bệnh tim mạch. Công ty đã hoạt động lĩnh vực này được một thời gian và hiện đang nghiên cứu một loại thuốc làm tăng nồng độ oxy trong máu, giúp hỗ trợ hoạt động của não bộ. Gần đây, Giám đốc Dự án đã ban hành một báo cáo nội bộ cung thông tin về hoạt động của thuốc và kết quả thu được trong giai đoạn thử nghiệm trên người.

Thử nghiệm cho thấy các tác dụng phụ không mong muốn và người quản lý đã đề xuất thay đổi một số thành phần để giảm tác dụng phụ. Bằng cách nào đó, báo cáo đã bị rò rỉ và được phát tán bởi các bên truyền thông. Điều này đã khiến giá cổ phiếu của công ty sụt giảm nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư và cổ đông.

Công ty đã tiến hành một cuộc điều tra và sa thải 3 nhân viên vì làm lộ thông tin trong báo cáo. Công ty có quyền thực hiện điều này vì 3 nhân viên nói trên đã ký Thỏa thuận bảo mật thông tin với quy định cấm tiết lộ bất kỳ báo cáo nội bộ nào.

2. Vai trò của báo cáo nội bộ

Căn cứ vào nội dung của báo cáo, nhà quản lý có thể đưa ra quyết định phù hợp để điều chỉnh các hoạt động của một hoặc nhiều phòng ban, thậm chí cả doanh nghiệp. Không chỉ thế, báo cáo nội bộ còn được sử dụng như cơ sở để doanh nghiệp làm các báo cáo khác và thực hiện các nghĩa vụ, bao gồm nghĩa vụ đóng thuế.

3. Nguyên tắc viết báo cáo nội bộ

Khi viết báo cáo nội bộ, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sao:

  • Tính chính xác: Nguyên tắc đầu tiên cũng như quan trọng nhất khi viết báo cáo dành riêng cho các nhân sự trong doanh nghiệp là đảm bảo tính chính xác. Chỉ khi hiểu đúng, hiểu rõ các vấn đề đang tồn đọng, nhà quản lý mới có thể đưa ra quyết định hợp lý. Ngược lại, viết báo cáo sai sự thật có thể khiến các cấp lãnh đạo đưa ra đường hướng sai lầm, ảnh hưởng tới hoạt động của công ty.
  • Tính thống nhất: Các nhà quản lý thường nhận được nhiều loại báo cáo mỗi tháng, mỗi quý. Việc nhận được các báo cáo có hình thức, bố cục nhất quán cho phép họ nhanh chóng nắm bắt thông tin.
  • Tính thẩm mỹ: Báo cáo nên được viết với font chữ, cỡ chữ phù hợp; ngoài ra, việc căn chỉnh, sử dụng các khoảng trắng, đường viền, đổ màu cũng cần thiết. Bằng cách này, báo cáo có thể thu hút sự chú ý của người xem tới những dữ liệu quan trọng.
  • Tính hiệu quả: Nếu bạn đang sử dụng báo cáo dạng Excel, Google Sheet; đừng quên sử dụng công thức và các trường tự động nếu có thể. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh những sai lầm có thể xảy ra khi tính toán thủ công.

4. 5 mẫu báo cáo nội bộ quan trọng mọi doanh nghiệp nên biết

Dưới đây là 5 mẫu báo cáo nội bộ quan trọng, liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính các doanh nghiệp cần có.

4.1 Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ/ Báo cáo tài chính nội bộ

Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ giúp xác định tình hình kinh doanh, lỗ lãi thực tế của doanh nghiệp; đồng thời cho thấy hiệu quả của công việc đang áp dụng thực tế và xác định điểm hòa vốn để cân đối tài sản doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thông qua báo cáo này, nhà quản lý cũng có thể nhận rõ quy mô, cơ cấu tài sản của doanh nghiệp và tính chính xác của khả năng tạo ra lợi nhuận.Những mẫu báo cáo doanh thu nội bộ danh cho bạn như sau:

4.1.1 Mẫu báo cáo doanh thu nội bộ 01: Mẫu B02 – DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014

TẢI XUỐNG MIỄN PHÍ

Biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ

4.1.2 Mẫu số 02: Mẫu B02 – DNN ban hành kèm theo Thông tư 133/2016

TẢI XUỐNG MIỄN PHÍ

Biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ

4.1.2 Mẫu số 03: Báo cáo hoạt động kinh doanh nội bộ excel

TẢI XUỐNG MIỄN PHÍ

Biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ

4.2 Báo cáo nội bộ tăng giảm tài sản cố định

Báo cáo được sử dụng làm cơ sở thống kê tài sản sử dụng trong năm; thể hiện sự thay đổi tài sản cố định.

TẢI XUỐNG MIỄN PHÍ

Biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ

4.3 Báo cáo nội bộ tồn kho hàng hóa

Cung cấp thông tin về danh mục nguyên vật liệu, sản phẩm đang được doanh nghiệp giữ trong kho. Thông qua đó, nhà quản lý có thể đánh giá hàng tồn kho đang vượt quá hay thấp hơn mức an toàn.

TẢI XUỐNG MIỄN PHÍ

Biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ

Bạn đang cần một mẫu báo cáo nội bộ để cung cấp cho quản lý của mình thông tin chính xác về tình hình hàng hóa, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Hãy tải xuống các mẫu báo cáo trên và sử dụng ngay. Hoàn toàn miễn phí!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Bài viết liên quan:

  • Biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ
    03 mẫu đơn xin từ chức mới nhất 2022 - Tải xuống miễn phí
  • Biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ
    Mẫu giấy xác nhận mới nhất và phổ biến hiện nay 2022
  • Biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ
    Mẫu biên bản nghiệm thu công việc, công trình, khối lượng
  • Biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ
    Tờ trình là gì? Mẫu tờ trình nội bộ mới nhất 2022
  • Biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ
    5 Mẫu báo giá đẹp và chuyên nghiệp gửi khách hàng năm 2022
  • Biểu mẫu báo cáo đánh giá nội bộ
    06 Mẫu báo cáo thành tích cá nhân mới nhất năm 2022