Cách chữa dị ứng nhộng tằm tại nhà

Để chữa trị dị ứng, mẩn ngứa trong đông y đã lưu truyền nhiều bài thuốc từ cỏ cây xung quanh. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc hay, đơn giản, dễ làm nhưng rất hiệu quả, kể cả trên nhóm đối tượng nhạy cảm là trẻ em và người già.

Cách chữa dị ứng nhộng tằm tại nhà
Bài 1: Chữa dị ứng do mưa lạnh

Dùng một miếng vải vó cũ, cho vào chảo rang nóng chừng 40 – 50 độ C, chườm vào vùng bị mẩn đỏ, mẩn ngứa.

Hoặc lấy 3 lát gừng tươi (sinh khương), giã nát, thêm nước sôi và đường, uống vào ngay để giúp làm ấm cơ thể từ bên trong.

Cách chữa dị ứng nhộng tằm tại nhà
Bài 2: Chữa dị ứng, mẩn ngứa

Kết hợp các vị thuốc đơn kim 15 gam, lá đơn tía (đơn lá đỏ) 15gam, đơn nem 10 gam, lá đơn tướng quân 15 gam. Hoặc dùng phối hợp đơn răng cưa 12 gam, lá đơn đỏ 12 gam, cam thảo đất 10gam, rau má 10 gam, kim ngân hoa 10 gam, mã đề 10 gam.

Nên sắc uống ngày 1 thang.

Cách chữa dị ứng nhộng tằm tại nhà
Bài 3: Trường hợp dị ứng, mẩn ngứa nặng hơn

Dùng rễ chàm mèo 12 gam, kim ngân hoa 10 gam, đại hoàng 8 gam, hoàng bá 8gam, cam thảo 6 gam; hoặc phù bình (bèo cái) 6 gam, thuyền thoái 4 gam, phòng phong 6 gam, kim ngân hoa 6 gam.

Cách chữa dị ứng nhộng tằm tại nhà
Bài 4: Phong ngứa, dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay

Dùng ké đầu ngựa 15 gam, kinh giới huệ (hoa) 10 gam, muồng trâu 10 gam, cỏ mần trầu 15 gam, bạc hà 10 gam, cam thảo đất 10 gam, cây cứt lợn 10 gam, bèo tai tượng 10 gam, nghể bà 10g, sắc uống ngày 1 thang.

Cách chữa dị ứng nhộng tằm tại nhà
Bài 5: Lở ngứa, nổi sần, ban đỏ do huyết trệ

Dùng lá đơn tướng quân 15g, sài đất 12g, kim ngân hoa 12g, cỏ nhọ nồi 12g, núc nác 8g, thổ phục linh 12g, đan bì 10g, xích thược 10g, đương quy vĩ 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Cách chữa dị ứng nhộng tằm tại nhà
Bài 6: Mẩn ngứa, phát ban do phong nhiệt

Dùng ké đầu ngựa 8g, địa phu tử 8g hoặc dùng bồ công anh 15g, cúc hoa 9g, kim ngân hoa 9g, sinh cam thảo 5g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. 

Hoặc dùng bài thuốc đơn tướng quân 20g, nhẫn đông đằng 20g, thổ phục linh 20g, thương nhĩ tử 20g, sắc uống ngày 1 thang.

Cách chữa dị ứng nhộng tằm tại nhà
Bài 7: Dị ứng mẩn ngứa do ăn uống phải các chất protein lạ, đặc biệt như hải sản, nhộng tằm…

Dùng kinh giới 24g sao vàng, sắc uống, kết hợp một ít kinh giới sao với cám rồi xát nhẹ lên vùng da bị ngứa, ngày 2-3 lần cho đến khi khỏi. Nếu kèm theo tuần hoàn huyết dịch trì trệ, thêm chỉ xác 12g sắc với kinh giới.

Cách chữa dị ứng nhộng tằm tại nhà
Bài 8: Mụn nhọt lở ngứa do huyết nhiệt gây ra

Dùng bài thuốc Ngũ vị tiêu độc ẩm: kim ngân hoa 20g, bồ công anh 10g, cúc hoa 10g, sinh địa 10g, cam thảo đất 10g sắc uống ngày 1 thang.

DSCKI. Phạm Hinh

Mọi thông tin về dị ứng, mẩn ngứa, sẩn mề đay, xin gọi: 1900 63 64 16 hoặc 02473 044 999 để gặp dược sỹ tư vấn.

>> Cách chữa bệnh mề đay hiệu quả

Cách chữa dị ứng nhộng tằm tại nhà

Có phải tôi bị dị ứng với nhộng tằm không? Tôi phải dùng thuốc gì cho hết tình trạng này?

Hà Phương(Hưng Yên)

Dị ứng thức ăn là một phản ứng dị thường của cơ thể đối với một hoặc nhiều loại thức ăn xuất hiện sau khi ăn. Triệu chứng dị ứng thức ăn thường phát triển trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi ăn, nhất là ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Biểu hiện của dị ứng thức ăn có thể ở mức độ nhẹ như nổi mày đay ở da, cảm thấy đỏ bừng mặt, nôn, quặn bụng, đau bụng, tiêu chảy...; nặng như sốc phản vệ đe dọa tính mạng (co thắt và thắt chặt cơ của đường hô hấp, cổ họng bị sưng hoặc khó thở, tụt huyết áp nghiêm trọng, mạch nhanh, chóng mặt, hoa mắt hoặc mất ý thức...).

Các loại thực phẩm hay gây dị ứng là động vật thuộc nhóm giáp xác (cua, tôm, mực, sò...), nhộng, ba ba, cá, lươn, trứng, sữa, lạc, đỗ...

Với các biểu hiện như trên, rất có thể bạn đã bị dị ứng với nhộng tằm. Nếu chỉ là mày đay cấp, nhẹ thì chỉ cần dùng kháng histamin chống dị ứng như: cetirizin, loratadin, clorpheniramin... Tuy nhiên cần lưu ý: Đối với clorpheniramin khi uống thường gặp hiện tượng ngủ gà, an thần, nên cần tránh làm những công việc cần sự tỉnh táo như lái xe, làm việc trên cao... Tác dụng an thần rất khác nhau từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, khô miệng... Tuy nhiên, hầu hết người bệnh chịu đựng được các phản ứng phụ khi điều trị liên tục, đặc biệt nếu tăng liều từ từ.

Đối với loratadin, cetirizin không có tác dụng an thần, là thuốc lựa chọn đầu tiên để điều trị mày đay dị ứng. Tuy nhiên, khi sử dụng liều cao có thể gây đau đầu, khô miệng...

Trong trường hợp dùng các thuốc trên không đỡ hoặc có biểu hiện khó thở, dị ứng nặng... cần đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Ngoài ra có thể bôi thuốc chống ngứa có methol, phenol, sulfat kẽm và không gãi (vì càng gãi càng tăng ngứa, tăng sẩn nề và bệnh sẽ trầm trọng hơn).

DS. Nguyễn Thu Giang


Cách chữa dị ứng với nhộng cần đảm bảo kịp thời, tránh biến chứng xấu nhất là sốc phản vệ dẫn đến tử vong. Vậy khi bị dị ứng với nhộng cần phải xử lý thế nào? có những cách chữa gì? thuốc gì?…Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Bạn nên đọc:

>> Trị dị ứng da mặt bằng khổ qua hết bệnh, đẹp da – sao không thử?

>> 2 cách trị dị ứng da mặt bằng lòng trắng trứng gà

Các món ăn từ nhộng như nhộng tắm, nhộng ong, nhộng kiến…là những món ăn dinh dưỡng tuy nhiên đây là món ăn chứa nhiều loại protein “lạ”. Khi ăn cơ thể sẽ là những kháng nguyên gây kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể gây dị ứng.

Cách chữa dị ứng nhộng tằm tại nhà

Cách chữa dị ứng nhộng tằm tại nhà

Tùy vào số lượng ăn và độ mẫn cảm của từng cá thể mà gây ra những phản ứng khác nhau. Các triệu chứng điển hình gồm có ngạt mũi, khó nuốt, khó thở, đau bụng, buồn nôn, mề đay, ngứa…Các trường hợp tối cấp như co thắt thanh quản, sốc phản vể, thậm chí là tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu các xử lý tại chỗ và các cách điều trị dị ứng với nhộng để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra với người bênh.

1. Cách xử lý dị ứng với nhộng tại chỗ

Khi có biểu hiện bị dị ứng, điều đầu tiền là cần phải gây nôn để đẩy phần thức ăn chưa tiêu hóa ra khỏi cơ thể. Đồng thời pha một chút mật ong với nước ấm để uống vì mật ong có một số vitamin làm giảm ngứa. Hoặc pha một cốc chanh ấm để uống.

Cách chữa dị ứng nhộng tằm tại nhà

Việc đầu tiên cần làm khi bị dị ứng thức ăn là kích thích gây nôn. Ảnh minh họa

Trong trường hợp da nổi ban đỏ, đầy bụng thì cần đập dập 1 nhánh dừng nhỏ pha với nước ấm rồi uống từng ngụm nhỏ sẽ thấy dễ chịu hơn.

Lưu ý: Khi dị ứng có biểu hiện buồn nôn, tiêu chảy cần cho người bệnh dùng dung dịch oresol để bù nước và điện giải. Không vội dùng thuốc cầm tiêu chảy vì cơ thể cần thải trừ hết độc tố ra ngoài.

2. Cách xử trí dị ứng với nhộng tại cơ sở y tế

Chỉ cần dùng thuốc kháng histamin như phenergan, cetirizin, chlopheniramin, loratadin…để giảm các triệu chứng như mề đay cấp, ngứa, hắt hơi. Kết hợp với điều trị triệu chứng ngoài da với loại kem bôi dịu da, chống ngứa có methol, phenol, sulfat kẽm…để giảm nguy cơ gãi ngứa, tăng sẩn nề.

Cách chữa dị ứng nhộng tằm tại nhà

Lưu ý: Bệnh nhân không nên gãi trong quá trình bị dị ứng vì càng gãi càng tăng ngứa và sẩn nề.

Cần phối hợp thuốc kháng histamin (phenergan, cetirizin, chlopheniramin, loratadin…) cùng các loại thuốc uống, tiêm hoặc truyền như sau:

– Epinephrin: Tiêm nhanh trong vòng 1 phút sau khi phản ứn dị ứng để nâng huyết áp, chống suy tim, trụy mạch cấp. Dùng muộn có thể dẫn đến gia tăng dạng phản ứng phản ứng 1 pha làm tăng tỷ lệ tử vong.

– Thuốc chống co thắt phế quản: Trong trường hợp dị ứng có phù thanh quản, đặc biệt trường hợp có phù thanh quản, đặc biệt ở người có bệnh hen cần dùng thuốc kích thích thụ thể beta-2 dạng hít (salbutamol, salmeterol), có kết hợp với corticoid hít (beclomethazon, fluticazon) hoặc có thể dùng loại ống hít phối hợp hai chất này.

– Thuốc Coticoid đường uống hoặc tiêm truyền đường tĩnh mạch như methyprednisolon, prednisone…được sử dụng nhằm giảm cơn co thắt hoặc đề phòng phản ứng phản vệ muộn.

Cảnh báo: Khi dùng thuốc cần lưu ý những tác dụng phụ và tai biến đặc biệt là thuốc kháng histamin và corticoid. Thuốc kháng histamin thường gây ù tai, chóng mặt, buồn ngủ. Với corticoid liều cao, dài ngày cũng gây phù mặt, teo da, rối loạn chuyển hóa nhẹ…

3. Tham khảo thêm bài thuốc nam chữa dị ứng do nhộng

Dùng 24g kinh giới sao vàng, sắc uống. Đồng thời kết hợp một ít kinh giới sao vàng với cám gạo xát nhẹ lên vùng da bị ngứa 2-3 lần/ ngày.

Lưu ý: Sau khi chữa dị ứng với nhộng không nên ăn lại món ăn này, cần bổ sung 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể thải hết độc tố ra ngoài. Trong trường hợp cấp tính cần đưa tới bệnh viện để được cứu chữa kịp thời. Bệnh nhân và người nhà không tự ý dùng thuốc đặc biệt là với người già và trẻ em.