Cách lập luận là gì

Lập luận được định nghĩa rất khác nhau tùy theo ngữ cảnh của hiểu biết về lý tính như là một hình thức của tri thức. Định nghĩa lôgic là hành động sử dụng lý tính để rút ra một kết luận từ các tiền đề nhất định bằng cách sử dụng một phương pháp luận cho trước.

Suy luận, cùng với trực giác là các phương pháp thuộc về nhận thức tự phát.

Suy luận, là một phương pháp quan trọng để nhận thức và tìm kiếm chân lý.

Nhận thức suy luận là kiểu nhận thức gián tiếp. Nhận thức một định lý toán học, một định luật khoa học... đều là nhờ suy luận. Vì rằng suy luận nhất thiết đòi hỏi phải có trung gian, là những phán đoán, những khái niệm. Ví dụ để nhận biết sự tương đương giữa A và C khi A=B, B=C,thì phải sử dụng các khái niệm phương trình, số hạng, về sự tương đương.

Suy luận có tính trừu tượng và tổng quát. SUY LUẬN dựa vào phán đoán, khái niệm mà chúng ta phải thừa nhận là khái niệm bao giờ cũng trừu tượng và tổng quát. Ví dụ khái niệm " người" chỉ định tất cả mọi người và nói lên đặc tính chung của loài người, chứ không nói đến tính riêng biệt như tính chất thông thái vượt trội của Socrates, dũng mãnh như Hercules...hay tính ích kỷ, tham lam, nhỏ nhen...của cá nhân nào đó.

Suy luận bao giờ cũng gắn liền với ngôn ngữ và đó là điểm khác biệt với trực giác. Vì thế điều gì nhận biết được nhờ suy luận, thì có thể làm cho người khác hiểu trọn vẹn nó thông qua ngôn ngữ chuẩn xác. Khi bạn được nghe chứng minh một điều gì, bạn sẽ hiểu điều này như chính người đã chứng minh điều đó cho bạn.

Tuy nhiên, trong các ngữ cảnh triết học lý tưởng, lập luận là quy trình trí óc đem lại cho sự tưởng tượng, tri giác, ý nghĩ, và cảm giác của ta bất cứ cái gì có thể hiểu được mà những hành vi trí óc kia có thể hàm chứa; và do đó liên hệ trải nghiệm của ta với ý nghĩa toàn thể.

  • Suy luận diễn dịch hay lập luận suy diễn
  • Suy luận quy nạp hay Lập luận quy nạp
  • Suy luận loại suy hay Lập luận loại suy
  • Phương pháp thứ tư là phép tương tự. Lập luận bằng tương tự đi từ trường hợp cụ thể này tới trường hợp cụ thể khác. Kết luận của một phép tương tự chỉ là có thể đúng (plausible. Lập luận bằng tương tự rất thường gặp trong nhận thức thông thường, khoa học, triết học và khoa học nhân văn, nhưng đôi khi chỉ được chấp nhận như là một phương pháp bổ trợ. Một cách tiếp cận được cải tiến là lập luận dựa tình huống. Về các suy luận bằng phương pháp tương tự, xem Juthe, 2005 (tiếng Anh).

Chi tiết cụ thể của các phương pháp lập luận là mối quan tâm của các ngành như triết học, lôgic, tâm lý học, và trí tuệ nhân tạo.

  • lý lẽ ngụy biện (Casuistry)
  • Tam đoạn luận phạm trù (Categorical syllogism)
  • Suy luận có thể hủy bỏ (defeasible reasoning)
  • Bằng chứng
  • Suy luận
  • Logic
  • Lập luận lôgic
  • Retroduction

  • Vincent F. Hendricks, Thought 2 Talk: A Crash Course in Reflection and Expression, New York: Automatic Press / VIP, 2005, ISBN 8799101378
  • Zarefsky, David. "Formal and Informal Argument: Lecture 3," Argumentation: The Study of Effective Reasoning Part I, The Teaching Company.
  • Zarefsky, David. "Reasoning from Parts to Whole: Lecture 10," Argumentation: The Study of Effective Reasoning Part I, The Teaching Company.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lập_luận&oldid=64552050”

Có nhiều phép lập luận khác nhau để làm một bài văn nghị luận như phép lập luận chứng minh, lập luận miêu tả, lập luận tự sự…Trong bài viết này, thuvienhoidap sẽ giải thích cho các bạn hiểu rõ hơn phép lập luận giải thích là gì? Các bước làm một bài văn lập luận giải thích cụ thể. 

Video phép lập luận là gì ?

Khái niệm phép lập luận giải thích là gì ?

Trong văn bản nghị luận phép lập luận giải thích được hiểu là gì :

Thế nào là lập luận giải thích : Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ… cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.

  • Người ta thường giải thích bằng cách nêu ra các định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo…, của hiện tượng hoặc vấn để được giải thích.
  • Bài văn giải thích phải có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.
  • Muốn được làm bài giải thích tốt phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.

Phương pháp lập luận là gì ?

– Phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục.

– Các phương pháp lập luận đã học gồm: Phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp; phương pháp so sánh đối lập; phương pháp quan hệ nhân – quả…

– Ba phương pháp lập luận khác thường gặp trong văn bản nghị luận:

+ Phương pháp loại suy: Dựa vào sự so sánh hai đối tượng, tìm ra những thuộc tính giống nhau, từ đó có thể suy ra chúng có cùng một thuộc tính giống nhau khác.

+ Phương pháp phản đề: Là phương pháp xuất phát từ một kết luận có sẵn (sai hoặc đúng) để suy ra một kết luận khác (sai hoặc đúng). Kết luận chung có thể đúng, cũng có thể sai.

+ Phương pháp ngụy biện: Là phương pháp xuất phát từ một thực tế hiển nhiên để suy ra những kết luận chủ quan nhằm bác bỏ ý kiến của đối phương. Kết luận chung có thể đúng khi chỉ dừng lại ở bề mặt hiện tượng, sai khi xem xét một cách toàn diện và bản chất.

Cách lập luận là gì

Thao tác lập luận giải thích là gì ?

  • Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
  • Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lý, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.
  • Cách giải thích: Tìm đủ lý lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.

Các phương pháp lập luận giải thích

Có 2 phương pháp lập luận giải thích thường được sử dụng để làm bài văn học nghị luận là:

Lập luận giải thích trong đời sống 

  • Giải thích giúp ta hiểu những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực đời sống hằng ngày.
  • Muốn giải thích được thì phải có những tri thức khoa học, chuẩn xác về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.

Ví dụ: Trình bày lý do em không giải được bài tập toán này?

Các bạn phải trình bày rõ nguyên nhân tại sao mình không thể làm được bài tập toán này là chưa hiểu rõ đề bài, không nắm được kiến thức….

Lập luân giải thích trong văn nghị luận

  • Nêu định nghĩa.
  • Nêu các biểu hiện.
  • So sánh đối chiếu với các hiện tượng, vấn đề khác.
  • Chỉ ra nguyên nhân, mặt lợi, ý nghĩa, cách noi theo…
  • Chỉ ra mặt hại, hậu quả, cách đề phòng…

Các bước làm bài văn lập luận giải thích

Tương tự như các dạng bài văn lập luận khác, để làm tốt bài văn lập luận giải thích, các em cần nắm vững cách làm bài văn lập luận giải thích 4 bước sau:

1. Cách tìm hiểu đề và tìm ý bài văn giải thích

a. Xác định yêu cầu chung của đề bài:

  • Dạng bài: Thuộc dạng đề văn nghị luận giải thích.
  • Nội dung chính của đề bài: Xác định luận điểm chính cần giải thích.
  • Phạm vi giải thích: Trong đời sống xã hội, trong văn chương.

b. Tìm ý

  • Chủ yếu dùng lí lẽ khoa học, chính xác, chặt chẽ để giúp người đọc hiểu rõ nhất. 

Cách lập luận là gì

2. Cách lập dàn bài văn giải thích

Dàn ý bài văn lập luận giải thích cũng cần đầy đủ 3 phần là mở bài, thân bài và kết bài.

a. Mở bài

  • Nêu ra luận điểm cần giải thích, gợi phương hướng giải thích và đưa ra các trích dẫn cụ thể.
  • Phải mang định hướng giải thích, gợi nhu cầu được hiểu về luận điểm cần giải thích. Có thể dùng các từ như hiểu như thế nào? liệu có chính xác không? để dẫn dắt, gây chú ý vào luận điểm.

b. Thân bài

  • Lần lượt trình bày các nội dung cần giải thích.
  • Chủ yếu nêu ra các lí lẽ khoa học, chuẩn xác.
  • Có thể đưa các dẫn chứng phù hợp để chứng minh rõ thêm cho phần giải thích. Tuy nhiên chứng minh không được lấn lướt giải thích.

c. Kết bài

  • Khẳng định lại luận điểm cần giải thích, nêu bài học, liên hệ bản thân.

3. Cách viết bài văn nghị luận giải thích

a. Cách mở bài

Có 2 cách viết phần mở bài trong bài văn nghị luận giải thích gồm:

  • Cách mở bài trực tiếp: Đi thẳng vào vấn đề.
  • Cách mở bài gián tiếp: Đưa ra các dẫn chứng rồi đi đến kết luận về vấn đề chính mà đề bài yêu cầu.

b. Cách viết phần thân bài

  • Phải có từ ngữ chuyển đoạn nối tiếp với phần mở bài như sử dụng các từ là đúng như vậy, thật vậy. Tham khảo thêm phép nối là gì
  • Nên chia thành các đoạn văn để việc lập luận, giải thích trở nên mạch lạc, rõ ràng.
  • Cần có câu chủ đề khái quát nội dung chính của đoạn văn ( các luận điểm phụ).
  • Lí lẽ phải chặt chẽ, có tính thuyết phục, đề cập được mọi mặt của luận điểm cần giải thích.
  • Giải thích nghĩa của các từ trong đề bài như nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu xa.
  • Sử dụng các phương pháp giải thích hợp lý.
  • Giữa các câu văn cần có liên kết về nội dung và hình thức.
  • Kết hợp với các phương thức biểu đạt khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm…

c. Cách viết phần kết bài

  • Phải sử dụng từ ngữ chuyển đoạn nối tiếp phần thân bài như các từ như vậy, tóm lại, thật vậy…
  • Liên hệ thực tiễn, bàn luận mở rộng vấn đề đã giải thích.

4. Đọc và sửa chữa các lỗi trong bài văn

  • Cần dành thời gian để kiểm tra các lỗi về hình thức và nội dung và giúp bài văn tránh bị trừ điểm đáng tiếc. 
  • Nên kiểm tra lỗi chính tả, lỗi xuống dòng, dấu chấm câu, và các lỗi sử dụng từ ngữ liên kết câu, liên kết đoạn văn sao cho phù hợp nhất.
  • Có mấy cách giải thích trong một bài văn viết theo phép lập luận giải thích thì cách giải thích rất đa dạng.
  • Cách giải thích nào đúng về khái niệm lập luận : Việc đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.

Các phép lập luận trong văn nghị luận

1/ Thao tác lập luận giải thích:

– Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

– Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lý, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.

– Cách giải thích: Tìm đủ lý lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.

2/ Thao tác lập luận phân tích:

– Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

– Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

3/ Thao tác lập luận chứng minh:

– Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

– Cách chứng minh: Xác định vấn đề chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải logic, chặt chẽ và hợp lý.

4/ Thao tác lập luận so sánh:

– Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.

– Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.

5/ Thao tác lập luận bình luận:

– Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề

– Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.

6/ Thao tác lập luận bác bỏ:

– Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai

– Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.

– Ý nhỏ phải nằm hoàn toàn trong phạm vi của ý lớn.

– Nếu có thể biểu hiện nội dung của các ý bằng những vòng tròn thì ý lớn và mỗi ý nhỏ được chia ra từ đó là hai vòng tròn lồng vào nhau, không được ở ngoài nhau, cũng không được trùng nhau hoặc cắt nhau.

– Mặt khác, các ý nhỏ được chia ra từ một ý lớn, khi hợp lại, phải cho ta một ý niệm tương đối đầy đủ về ý lớn, gần như các số hạng, khi cộng lại phải cho ta tổng số, hay vòng tròn lớn phải được lấp đầy bởi những vòng tròn nhỏ.

– Mối quan hệ giữa những ý nhỏ được chia ra từ cùng một ý lớn hơn phải ngang hàng nhau, không trùng lặp nhau.

Kết luận: Đây là câu trả lời đầy đủ nhất về câu hỏi phép lập luận giải thích là gì mà nhiều bạn đã gửi đến diễn đàn thư viện hỏi đáp.

Từ khóa tìm kiếm : luận giải là gì,cách lập luận là gì,nghị luận giải thích là gì,có mấy phép lập luận,lập luận là j,phương pháp giải thích là gì,văn giải thích là gì,lập luận nghĩa là gì,thế nào là giải thích,giải thích nghĩa là gì,cách lập luận,giải thích trong văn nghị luận là gì,có những phép lập luận nào,xác định phép lập luận,ví dụ về thao tác lập luận giải thích,lap luan la gi,có bao nhiêu phép lập luận,văn nghị luận giải thích là gì,thế nào là văn nghị luận giải thích,phương thức lập luận là gì,có những phép lập luận gì