Cách ngâm gạo lứt nảy mầm

Tác dụng của gạo lứt nảy mầm đối với sức khỏe là không thể phủ nhận được. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cách làm gạo lứt nảy mầm ngon và đơn giản ngay tại nha, ai cũng làm được nhé.

Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt cao nhất và gấp 10 lần bình thường là khi mọc mầm. Dinh dưỡng để nảy mầm được mầm non hấp thu, cảm giác ngon miệng có chút giảm sút vì thế cần vớt ra khỏi nước trước khi mầm sắp mọc. Và để đảm bảo cách làm gạo lứt nảy mầm ngon ngay tại nhà thì có các yếu tố quyết định đó là nguyên liệu và cách làm.

1. Chuẩn bị nguyên liệu

Sử dụng gạo lứt 1 năm sau khi thu hoạch: khả năng nảy mầm của gạo lứt trong vòng 1 năm sau khi thu hoạch là tốt nhất. Gạo lứt có khả năng nảy mầm càng mạnh thì chất dinh dưỡng và năng lượng càng nhiều.

Sử dụng gạo lứt mới xát: khi gạo lứt mới xát, bóc vỏ trấu sẽ chứa đựng nhiều năng lượng, hàm lượng dinh dưỡng cao, khi ngâm sẽ nảy mầm đều và mạnh mẽ. Nếu gạo xát, bóc vỏ trấu quá 1 tháng thì tỷ lệ mọc mầm sẽ kém hơn rất nhiều lần.

2. Cách ủ gạo lứt nảy mầm

Để ủ gạo lứt nảy mầm thành gạo mầm, cần chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ như sau:

  • Nguyên liệu: gạo lứt, nước ấm để ngâm gạo.
  • Dụng cụ: rá tre, đĩa thủy tinh hoặc khay phẳng, màng nilon, tăm tre.

Sau khi đã chuẩn bị xong, thì bắt tay vào làm luôn thôi. Hướng dẫn cách làm gạo lứt nảy mầm rất chi tiết, bạn hãy chú và và làm theo từng bước nhé.

Cách làm gạo lứt nảy mầm 1

  • Bước 1: đổ nước vào gạo, vò sạch, đổ nước vào ngâm. Mùa đông thì ngâm nước nóng mùa hè ngâm nước lạnh.
  • Bước 2: sau 8 tiếng thì đổ ra bao tải thoáng, cho vào trong thùng xốp đục thủng nhiều lỗ. Sau 12h 14h thì gạo lứt lên mầm.

Cách làm gạo lứt nảy mầm 2

  • Bước 1: vo gạo trong rá tre, thao tác nhẹ nhàng, chậm rãi, tránh làm tổn thương lớp vỏ ngoài hạt gạo lứt.
  • Bước 2: cho gạo lên đĩa thủy tinh hoặc trong khay, dàn mỏng. Chú ý không dày quá 10mm. Độ phủ càng dày sẽ càng dễ sinh vi khuẩn, độ dày thích hợp nhất là 5mm. Nên sử dụng dụng cụ có đáy rộng.
  • Bước 3: ngâm gạo trong nước ấm 30 oC.
  • Bước 4: để tránh cho nhiệt độ giảm xuống, nên bọc lớp màng nilon. Dùng tăm châm những lỗ nhỏ li ti phía trên lớp màng cung cấp dưỡng khí cần thiết để đảm bảo cho gạo lứt mọc mầm.
  • Bước 5: ban ngày đặt ở bên cửa sổ, buổi tối đặt ở trong phòng khách hoặc những nơi có nhiệt độ ấm áp
  • Bước 6: mùa hè, cách 4h 5h; mùa đông cách 7h 8h đồng hồ phải thay nước ấm một lần. Khi thay nước đổ gạo ra rá tre nhẹ nhàng, rửa sạch qua nước. Sau 24h 48h, phần phôi sẽ mọc ra hoàn chỉnh.

3. Bảo quản gạo lứt nảy mầm

Nếu bảo quản trong trạng thái ấm áp, mầm non sẽ tiếp tục dài thêm hoặc thối rữa. Vì thế nên giảm bớt lượng nước, phơi khô 2 3 ngày.

Sau khi gạo lứt nảy mầm đã khô hoàn toàn, cất vào trong đồ đựng. Nếu bảo quản trong tủ lạnh có thể sử dụng được trong 1 tháng.

4. Chế biến gạo lứt nảy mầm

Gạo lứt nảy mầm có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Chính vì thế có rất nhiều cách làm gạo lứt nảy mầm, sau đó chế biến gạo lứt nảy mầm như: nấu cơm gạo lứt nảy mầm, làm gạo lứt nảy mầm rang ăn liền, làm trà gạo lứt nảy mầm, làm sữa mầm gạo lứt đều tốt cho sức khỏe.

Nấu cơm gạo mầm

  • Bước 1: gạo mầm đổ bỏ nước ngâm.
  • Bước 2: gạo mầm nấu cơm với tỉ lệ gạo là 1 gạo 1 nước.
  • Bước 3: nếu gạo lứt mầm đã phơi khô nên dùng lượng nước tương đương khi nấu gạo lứt. Nấu trong nồi cơm điện hoặc nồi đất đều được, trình tự nấu giống với thao tác nấu gạo lứt.

Gạo lứt nảy mầm rang ăn liền

  • Bước 1: chuẩn bị gạo lứt, nên chọn loại gạo lứt đỏ (gạo lứt huyết rồng, có màu nâu đỏ).
  • Bước 2: gạo lứt nảy mầm được ủ theo 1 trong 2 cách (hướng dẫn bên trên).
  • Bước 3: nấu cơm gạo lứt nảy mầm (hướng dẫn bên trên). Sau khi cơm chín, xới cơm ra mâm và phơi khô.
  • Bước 4: sau khi cơm khô, dùng chai lăn nhẹ cho đến khi các hạt cơm tách rời hoàn toàn nhau. Tiếp theo lọc: hạt nguyên (không bị gãy) và hạt gãy (không còn nguyên :v) để rang riêng với nhau, tránh hạt gãy bị cháy khi rang cùng với hạt nguyên.
  • Bước 5: cho 1kg muối tre nung vào chảo rang thật nóng đến khi muối bốc hết hơi. Sau đó đổ cơm gạo mầm đã phơi khô vào trong chảo rang đến khi cơm phồng lên và vàng thơm thì tắt lửa. Bỏ ra sàng, lọc lấy hạt cơm gạo mầm cho vào nồi để nguồi. Còn muối tre nung thì tiếp tục đổ vào chảo để tiếp tục rang.
  • Bước 6: khi cơm gạo lứt rang đã nguội hoàn toàn, lấy cốm gạo lứt vừa rang cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín để dùng dần. Số muối tre nung còn lại sẽ dùng để rang tiếp cho đến khi hết mặn thì thôi (tối đa được khoảng 40 lần).

Như vậy bạn đã hoàn tất một mẻ cốm gạo lứt rang ăn liền thơm ngon, bổ dưỡng. Với chia sẻ cách làm cốm gạo lứt rang ăn liền trên, hy vọng các bạn có thể tự làm cho mình và người thân để thưởng thức. Chúc các bạn thành công!

* Lưu ý trong quá trình làm gạo lứt rang:

Chọn gạo lứt để làm gạo lứt rang ăn liền tốt nhất là loại gạo lứt huyết rồng (có màu nâu đỏ) là gạo có lớp cám gạo chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng như: vitamin E, B1, B3, B6, Magie, Mangan, Canxi, Sắt Cho nên gạo lứt đỏ tốt gấp nhiều lần so với gạo trắng thông thường có tác dụng giúp trắng mịn da, giảm cân hiệu quả, ổn định đường huyết

Gạo lứt ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lứt ở trạng thái nảy mầm. Các enzyme trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng.

Khi phơi cơm gạo mầm, chú ý phải đảo đều để cho hạt cơm rời nhau hoàn toàn và khô đều, để khi rang mới đảm bảo được độ giòn.

Hằng ngày phơi cơm dưới ánh nắng cho đến khi khô hẳn. Hết nắng mang cơm vào nhà, không phơi ban đêm ngoài sương sẽ làm hạt cơm bị ỉu. Khi phơi cơm nên phủ lại bằng một lớp vải mỏng để tránh bụi bặm và côn trùng bay vào. Thông thường người ta phải phơi cơm ba nắng gắt, đến nắng thứ ba, lấy cơm đang phơi còn nóng giòn đổ vào chảo rang muối tre nung đang nóng già rang liền.

Trà gạo lứt nảy mầm

Khi nói về trà gạo lứt nảy mầm, có rất nhiều nguyên liệu có thể kết hợp với gạo lứt nảy mầm để làm trà uống cực ngon.

  • Trà gạo lứt nảy mầm nguyên vị
  • Trà gạo lứt đậu đỏ
  • Trà gạo lứt đậu đen
  • Trà gạo lứt Ban Cha
  • Trà gạo thập vị (trà trường sinh)

Để làm 5 loại trà gạo lứt nảy mầm như trên thì có một bài viết đầy đủ từ A Z, bạn có thể xem chi tiết tại: Hướng dẫn cách làm trà gạo lứt nảy mầm.

Sữa mầm gạo lứt

Để chế biến sữa mầm gạo lứt thì cần nhà máy có quy trình công nghệ khép kín: sấy tách vỏ nghiền trộn để đảm bảo dinh dưỡng và hương vị thơm ngon nhất có thể.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại sữa mầm gạo lứt, nhưng uy tín và chất lượng nhất phải nhắc đến Sữa Mầm Gạo Lứt SoyNa có 10 tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Chỉ mất 2 phút để có được bữa ăn thực dưỡng thơm ngon, bổ dưỡng, tại sao không?