Chu ng tôi se gư i văn ba n sau năm 2024

Sáng 14-4, ông Lê Minh Hoàng, người được tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp giới thiệu với Chi cục Thủy lợi TP.HCM về khả năng cầu mưa, cho biết từng cầu cho lúa ở Hà Nội bớt ngã đổ vì gió.

Chu ng tôi se gư i văn ba n sau năm 2024

Nam Bộ đang giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm - Ảnh: LÊ PHAN

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 14-4, ông Hoàng chia sẻ mong được chấp thuận được cầu mưa cho TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam.

Cầu mưa cho TP.HCM bằng… cầu nguyện

Ông Hoàng cho biết có kinh nghiệm 20 năm nghiên cứu độc lập về lĩnh vực biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn. Ông đã từng cầu mưa cho Lâm Đồng, Bến Tre… và một số tỉnh khác.

Khi Tuổi Trẻ Online đặt câu hỏi việc cầu mưa bằng cách nào? Áp dụng khoa học kỹ thuật hay phương pháp nào khác?

Ông Hoàng cho biết ông chỉ cầu nguyện. Sau khoảng 4 ngày thì sẽ có mưa, nếu người dân thành tâm thì mưa sẽ sớm hơn.

"Tôi không thể tự đến các tỉnh thành rồi nói mình cầu mưa được. Do đó tôi có gặp tiến sĩ Điệp nhờ ông giới thiệu để các nơi có giấy mời tới tôi. Sau đó tôi sẽ vào để cầu mưa", ông Hoàng nói.

Chia sẻ thêm hiện nay các đề xuất của ông đã được các tỉnh thành chấp nhận chưa, ông Hoàng cho biết có liên hệ và được cho biết "đang trình lãnh đạo xem xét".

Từng cầu cho lúa Hà Nội bớt gãy đổ

Sáng 14-4, ông Hoàng chia sẻ với Tuổi Trẻ Online một văn bản có con dấu và chữ ký của giám đốc HTX nông nghiệp Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Trong văn bản này ông Hoàng trình bày mình có khả năng đặc biệt giúp giảm được thiên tai cho ngành nông nghiệp. Ông Hoàng cũng phân tích do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên đã ảnh hưởng.

Ông Hoàng viết: "Trong nhiều năm tôi đi tham quan nhiều nơi thấy vụ xuân hè toàn gieo mạ và cấy lúa đúng vào những ngày rét đậm, gây cho mạ chết.

Lúc cấy nhiệt độ quá thấp khiến cho thợ cấy tê cứng chân tay.

Vụ hè thu do nắng nóng bà con phải đi cấy đêm. Tôi trăn trở xót xa.

Tôi thấy xã viên xã Mỹ Thành đi buộc lúa do ngã đổ. Nhiều nhà không buộc kịp dẫn đến lúa bị mọc mầm cả cánh đồng.

Tôi bảo tôi muốn giúp bà con đỡ thiệt hại và lúa đỡ bị ngã đổ các bà có đồng ý không?

Họ bảo được thế thì tốt quá chúng tôi hoàn toàn đồng ý. Trước tình hình đó tôi âm thầm nghiên cứu cầu nguyện tìm giải pháp giúp đỡ bà con nhân dân giảm được thiệt hại do mưa gió gây ra".

Văn bản còn thể hiện sau thời gian quan sát, giữa lúc lúa chín vào tháng 8 năm 2023 thì xảy ra gió giật mạnh. Ông Hoàng đã cầu nguyện để bớt thiệt hại cho xã viên.

Kết quả thiệt hại vụ mùa đó giảm 80% so với vụ mùa 2021-2022. Văn bản này còn có chữ ký và xác nhận của ông Đinh Quang Thành - giám đốc HTX nông nghiệp Mỹ Thành.

Hiện Tuổi Trẻ Online đang liên hệ với người ký xác nhận văn bản trên tìm hiểu thêm sự việc.

Giới thiệu người cầu mưa "nhưng chưa kiểm chứng"

Những ngày qua mạng xã hội xôn xao văn bản gửi Chi cục Thủy lợi TP.HCM ngày 2-4 giới thiệu "người có khả năng cầu mưa nhưng chưa được kiểm chứng" ký tên tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp - giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ văn hóa và khoa học - công nghệ (CTCS), giảng viên thỉnh giảng cao cấp của 3 trường đại học và nguyên là phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người.

Và người được ông Điệp giới thiệu là ông Lê Minh Hoàng (ngụ Hà Nội).

Trong văn bản, ông Điệp nhấn mạnh khả năng cầu mưa của ông Lê Minh Hoàng "chưa được kiểm chứng".

Tuy nhiên ông Điệp cho biết rất xót xa, dằn vặt trước nạn hạn hán, thất bát mùa màng của một số tỉnh phía Nam nên đã giới thiệu.

Ngày 28-9-1945, Bác Hồ viết bài kêu gọi “sẻ cơm nhường áo” đăng trên Tờ Cứu quốc: “Hỡi đồng bào yêu quý, từ tháng giêng đến tháng bảy năm nay, ở Bắc Bộ ta đã có hai triệu người chết đói. Kế đó lại bị nước lụt, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ. Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói. Tôi chắc rằng đồng bào ta ai cũng sẵn lòng cứu khổ cứu nạn, mà hăng hái hưởng ứng lời đề nghị nói trên. Tôi xin thay mặt dân nghèo mà cảm ơn các đồng bào”.

(Sách Hồ Chí Minh toàn tập – tập 4 - NXB Chính trị quốc gia – Sự thật – 2011)

Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước ta đã trở thành một nước độc lập. Chính quyền cách mạng non trẻ của nước ta ra đời trong thế “ngàn cân treo sợi tóc” vừa “thù trong, giặc ngoài” vừa nạn đói hoành hành, ngân khố cạn kiệt. Trên cương vị là người đứng đầu Chính phủ cách mạng lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem đói nghèo cũng là một thứ giặc nguy hiểm như giặc dốt và giặc ngoại xâm. Trong bức thư kêu gửi đồng bào toàn quốc Bác viết: "Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng". Với tấm lòng yêu thương dân, Bác Hồ kêu gọi: "Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước: Cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Ðem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo". Lời kêu gọi của Người đã nhanh chóng được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Trước khi đong gạo bỏ nồi nấu cơm, mỗi gia đình lấy ra một nắm bỏ vào trong hũ, trong vại, "tích tiểu thành đại", rồi mang biếu tặng người thiếu đói. Lương thực từ những "Hũ gạo tình thương", "Hũ gạo kháng chiến"... không chỉ được đem cứu giúp người nghèo, mà còn để góp phần nuôi quân đánh giặc.

Song song với công tác lạc quyên cứu đói, chính quyền cách mạng còn phát động phong trào tăng gia sản xuất để giải quyết nạn đói tận gốc. Kết quả sản lượng hoa màu đã tăng gấp bốn lần so với thời kỳ Pháp thuộc. Chỉ trong 5 tháng, từ tháng 11-1945 đến tháng 5-1946 đã đạt 614.000 tấn, quy ra thóc là 506.000 tấn, hoàn toàn có thể bù đắp được số thiếu hụt của vụ mùa năm 1945. Bằng chứng rõ nhất là dân không đói, giá thóc gạo không tăng mà lại giảm. Giặc đói đã bị đánh lui.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống nhân dân đã được Đảng và Nhà nước ta vận dụng, cụ thể hóa trong Hiến pháp, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, 5 năm và kế hoạch hằng năm; thể hiện trong từng chế độ, chính sách phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, xã hội của đất nước, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thực tế cho thấy, các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong gần 35 năm đổi mới đã luôn hướng tới mục tiêu không ngừng “nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.

Ngày nay đất nước đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, ngày càng ấm no hạnh phúc, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Ðảng khởi xướng và lãnh đạo. Tuy nhiên, một bộ phận đồng bào vẫn còn rất khó khăn, đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ này còn cao gấp hai, gấp ba. Phong trào "Hũ gạo tình thương" được Bác Hồ phát động ngày nào nay vẫn duy trì và phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng và sáng tạo ở nhiều địa phương trong cả nước, thể hiện truyền thống đoàn kết nhân ái, đùm bọc nhau của dân tộc ta. Cùng với những "Hũ gạo tình thương" do các đoàn thể và tổ chức xã hội phát động đang thiết thực giúp đỡ bao gia đình hoàn cảnh khó khăn, rất nhiều mô hình mới ra đời cũng bắt nguồn từ ý tưởng ấy, như xây nhà tình thương; mở Lớp học tình thương; bỏ tiền vào Thùng tiết kiệm hay "con heo đất"; tổ chức những bữa cơm từ thiện cho người bệnh nghèo... Cũng từ sự đóng góp hảo tâm thông qua Mặt trận tổ quốc mà hàng vạn hộ nghèo được dọn về nhà mới kiên cố, không còn phải ở trong những căn nhà tạm bợ. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, vừa qua, Đảng, Chính phủ đã triển khai các gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng (năm 2020) và 26.000 tỷ đồng (2021) dành cho người khó khăn vì dịch Covid-19 để đảm bảo an sinh xã hội.

Những năm qua, Quân đội đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, cùng với các cấp, các ngành, các địa phương tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giảm nghèo bền vững. Toàn quân quán triệt sâu sắc chỉ thị, quyết định, kế hoạch của các cấp về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và phong trào thi đua “Quân đội chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016-2020; tích cực tham gia thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo ở từng địa phương theo phân cấp: hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; phát động Hành trình “Quân đội chung tay vì người nghèo” nhằm xóa đói, giảm nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau, phòng chống khắc phục hậu quả sau thiên tai, phát triển kinh tế-xã hội, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chung tay cùng địa phương xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tích cực ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” của Trung ương, 100% cán bộ, chiến sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động các cơ quan, đơn vị trong toàn quân quyên góp ủng hộ theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Các đơn vị trong Quân đội đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong tham gia thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của các cơ quan, đơn vị, giúp đồng bào các dân tộc ở huyện miền núi biên giới nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giúp người dân giảm nghèo: Mô hình xây dựng nhà “Bán trú dân nuôi” cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa của Quân khu 2, Quân khu 4; “Trái tim cho em” của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội; “Nâng bước em đến trường”, “Mái ấm chiến sĩ nơi biên giới”, Mô hình giúp dân xóa đói, giảm nghèo, củng cố cơ sở chính trị, hạ tầng của Bộ đội Biên phòng, mô hình “Hũ gạo tình thương” của Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An)...

Theo dấu chân Người

- Ngày 28-9-1920, báo cáo mật thám Pháp cho biết Nguyễn Ái Quốc đi trả ảnh và nhận việc tại Nhà ảnh số 35 đường Phroađơvô (Froidevaux) ở Paris. (Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử - Tập 1 - NXB Chính trị quốc gia).

- Ngày 28-9-1922, Nguyễn Ái Quốc viết bài “Phòng kiểm duyệt ở Đông Dương” đăng trên tờ “L’ Humanité” (Nhân Đạo) tố cáo tình trạng kiểm duyệt thư tín vẫn đang diễn ra tại các thuộc địa của Pháp và kết luận: “Như thế là người bản xứ bị giết chóc, cướp phá và không được hưởng những quyền sơ đẳng nhất: cả đến quyền thư tín! Sự vi phạm tự do cá nhân này chứng minh thêm chính sách đê tiện của bọn mật thám và chính sách lạm quyền đang thống trị ở những thuộc địa chúng ta”. Báo cáo của mật thám Pháp cũng cho biết, trong ngày này, Nguyễn Ái Quốc dự cuộc họp liên quan đến việc điều hành tờ “Le Paria” (Người Cùng Khổ) đang gặp khó khăn về tài chính. (Sách Hồ Chí Minh toàn tập – tập 1 - NXB Chính trị quốc gia – Sự thật – 2011).

- Ngày 28-9-1923, cũng trên tờ “L’ Humanité” (Nhân Đạo), Nguyễn Ái Quốc có bài báo “Không phải chủ nghĩa quân phiệt đâu, nhưng...” tố cáo những chính sách của Chính phủ Pháp trong việc xây dựng bộ máy chiến tranh ở các thuộc địa: “Nếu chúng ta nói thêm rằng, chỉ riêng ở Đông Dương, chi phí về quân sự năm 1921, cũng đã hơn 35.600.000 phrăng, trong khi đó ngân sách giáo dục có không đầy 350.000 đồng bạc và ngân sách về y tế không đầy 65.000 đồng bạc thì sẽ thấy ngay tất cả sự tốt đẹp của chế độ thực dân của cái nước Cộng hòa Pháp rất nhân từ và đã tài giảm quân bị này”. (Sách Hồ Chí Minh toàn tập – tập 1 - NXB Chính trị quốc gia – Sự thật – 2011).

- Ngày 28-9-1945, Bác viết bài kêu gọi “Sẻ cơm nhường áo” đăng trên Tờ Cứu quốc.

- Ngày 28-9-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa phiên họp của Hội đồng Quốc phòng tối cao để bàn về kế hoạch thu - đông và chương trình năm 1949, việc tổ chức bộ máy kháng chiến hành chính, vấn đề tiếp tế cho Việt Bắc, kế hoạch bảo vệ cơ quan và mùa màng. (Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử - Tập 4 –NXB Chính trị quốc gia).

- Ngày 28-9-1959: Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự lễ kỷ niệm lần thứ 10 Quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân (Bắc Kinh). Tiếp sau bài phát biểu của Trưởng đoàn đại biểu Liên Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên diễn đàn đọc lời chào mừng những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc trong 10 năm qua, bày tỏ lòng cảm ơn Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã tích cực ủng hộ nhân dân Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay và tin tưởng rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ ngày càng mật thiết hơn, gắn bó hơn. (Sách Hồ Chí Minh toàn tập – tập 12 - NXB Chính trị quốc gia – Sự thật – 2011).

- Ngày 28-9-1960: Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhan đề Hoan hô đồng chí Khơrútsốp, ký bút danh T.L., đăng Báo Nhân dân, số 2384, hoan nghênh bài phát biểu của N. Khơrútsốp tại Đại hội đồng Liên hợp quốc về việc thủ tiêu vĩnh viễn chế độ thực dân, giải trừ quân bị triệt để nhằm loại trừ chiến tranh thế giới và việc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa phải được vào Liên hợp quốc. (Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử - Tập 7 - NXB Chính trị quốc gia).

- Ngày 28-9-1963: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta gửi điện mừng tới Chủ tịch Mao Trạch Đông và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung Quốc, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 14 Quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Chủ tịch chúc mừng những thắng lợi của nhân dân Trung Quốc đã đạt được trong 14 năm qua và cảm ơn sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược cùng bè lũ tay sai. (Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử - Tập 8 –NXB Chính trị quốc gia).

- Ngày 28-9-1964, Bác viết thư gửi Hội nghị đại biểu Phật giáo Thống nhất Việt Nam chúc mừng: “Đồng bào Phật giáo cả nước, từ Bắc đến Nam, đều cố gắng thực hiện lời Phật dạy là: “Lợi lạc quần sinh, vị ngã vị tha” (đem lại lợi ích và vui sướng cho mọi người. Quên mình vì người khác). Chúc toàn thể tăng ni và đồng bào Phật giáo góp phần xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. (Sách Hồ Chí Minh toàn tập – tập 14 - NXB Chính trị quốc gia – Sự thật – 2011).

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

- Trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 28-9-1965 có đăng bài: “Hồ Chủ tịch thưởng huy hiệu cho 21 nam nữ đoàn viên thanh niên có thành tích xuất sắc trong phong trào “3 sẵn sàng” ở Hà Nội”.

- Trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 28-9-1969 có đăng lời nói chuyện của Hồ Chủ tịch với cán bộ cao cấp toàn quân “Phải xây dựng lực lượng thật tốt, chất lượng thật cao. Luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu giỏi”. Đồng thời đăng trang trọng bức ảnh Bác Hồ đến thăm một đơn vị bộ đội trong thời gian chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ.

- Trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 28-9-1970 có đăng lời dặn của Hồ Chủ tịch: “Để cùng với toàn dân làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng chống Mỹ, cứu nước, các lực lượng vũ trang của ta hãy thực hiện tốt 5 điểm sau đây:

- Phát huy truyền thống vẻ vang quyết chiến, quyết thắng, nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.

- Luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu dũng cảm, ra sức tiêu diệt địch, và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho.

- Vừa chiến đấu, vừa xây dựng, đánh giặc giỏi, huấn luyện giỏi, xây dựng nhiều “Đơn vị quyết thắng” hơn nữa.

- Dân chủ tốt, kỷ luật nghiêm, đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân.

- Quản lý bộ đội tốt, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần trong mọi hoàn cảnh”.

Sự kiện trong nước và quốc tế ngày 28-9

Sự kiện trong nước

- 28-9-1945: Quân đội Nhật Bản ở Đông Dương đã tổ chức lễ đầu hàng tại Phủ toàn quyền cũ (ở Hà Nội).

- Từ 17-8 đến 28-9-1968 diễn ra Chiến dịch Tây Ninh.

- Từ 28-8 đến 28-9-1974 diễn ra Chiến dịch La Sơn - Mỏ Tàu.

- Ngày 28-9-2017: Lần đầu tiên Việt Nam ra mắt ứng dụng tư vấn khám chữa bệnh trực tuyến qua video call VOV-Doctor24 và VOV-Bacsi24.

- Ngày 28-9-2018: Vietnam Airlines nhận giải thưởng Hãng hàng không 4 sao toàn cầu của tổ chức tổ chức APEX.

Sự kiện quốc tế

- Ngày 28-9-1864: Tại London (Anh), lần đầu tiên trên thế giới, các phong trào công nhân đã tập hợp lại dưới một tổ chức chung là: Hội liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế cộng sản lần thứ nhất). Đây là tổ chức cách mạng đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế, do Karl Marx làm Chủ tịch.

- Ngày 28-9-1928: Nhà sinh học Alexander Fleming tìm một loại mốc lạ có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn. Ông gọi nó là nấm Penicillin. Tuy nhiên, lúc này ông chưa thể chiết tách được Penicilin từ nấm Penicilin. Năm 1940, các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) đã tách thành công Penicillin và phát triển nó thành thuốc kháng sinh đầu tiên của con người.

- Ngày 28-9-2015: NASA phát hiện nước trên Sao Hỏa, khẳng định Sao Hỏa không phải là hành tinh khô cằn như con người từng nghĩ trước đây.