Chùa keo còn có tên gọi khác là gì

Chùa Keo Thái Bình là ngôi chùa cổ tọa lạc tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, ngôi chùa có niên đại hàng trăm năm tuổi và vẫn được chăm sóc, tu sửa thường xuyên cho nên tuy thời gian tồn tại đã lâu nhưng những giá trị về kiến trúc, văn hóa, tâm linh hầu như vẫn còn nguyên vẹn cho tới ngày nay.

Vậy, ngôi chùa này có điểm gì đặc biệt? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Chùa keo còn có tên gọi khác là gì

Nội dung bài viết

Tổng quan về Chùa Keo Thái Bình

Lịch sử của Chùa Keo Thái Bình

Chùa Keo hay còn được biết đến với tên chữ là Thần Quang tự, là một ngôi chùa đã có niên đại 400 năm tuổi tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư thuộc địa phận tỉnh Thái Bình. Với niên đại đó, chùa Keo trở thành một trong những ngôi chùa cổ lâu đời nhất ở Việt Nam.

Tuy có thời gian tồn tại lên tới 400 năm, chịu sự tác động của thời gian cũng như yếu tố chiến tranh tuy nhiên với bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề đã chăm sóc, tu sửa ngôi chùa để nó giữ được hầu hết các giá trị về văn hóa, lịch sử và kiến trúc vô cùng quý giá trong ngôi chùa.

Chùa Keo chính thức được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia và tháng 4 năm 1962 và sau đó đến năm 2012, ngôi chùa này đã vinh dự trở thành Di tích Quốc gia đặc biệt do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận.

Không chỉ trở thành di tích cấp Quốc gia mà lễ hội Chùa Keo được tổ chức thường niên cũng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia vào năm 2017.

Chùa keo còn có tên gọi khác là gì

  • Xem thêm: Top 6 địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn nhất tỉnh Thái Bình

Nguồn gốc xây dựng Tổ Đình Chùa Keo

Theo lịch sử ghi chép lại thì chùa Keo được xây dựng dưới thời vua Lý Thánh Tông bởi một thiền sư có tên Dương Không Lộ, vị trí của chùa Keo tọa lạc tại ven sông Hồng, cụ thể là làng Giao Thủy, phủ Hà Thanh bắt đầu từ năm 1061.

Ban đầu, chùa Keo có tên chữ là Nghiêm Quang Tự, cho đến tận hơn 100 năm sau đó tức là vào năm 1167, Nghiêm Quang Tự được đổi sang tên mới là Thần Quang Tự và sử dụng cho tới tận ngày nay. Sở dĩ có cái tên Chùa Keo như hiện nay là bởi làng Giao Thủy có tên chữ nôm là “Keo” nên từ đó gọi tên chùa theo nơi mà nó tọa lạc.

Sau gần một nửa thiên niên kỷ tồn tại thì đến năm 1611, nước sông Hồng bất ngờ dâng lên cao nhấn cả làng Giao Thủy trong biển nước và sau đó, dân cư cũng bắt đầu di tản sang nơi khác để sinh sống hòng tránh thiên tai, bão lũ. Một bộ phận dân cư làng Giao Thủy cũ di chuyển đến nơi khác và thành lập nên làng Hành Thiện.

Tuy đã thay đổi nơi sinh sống tuy nhiên họ vẫn không quên gốc tích cũng như nét văn hóa tâm linh đặc sắc của nơi mình từng sinh ra và lớn lên vì thế, những người dân này quyết định thành lập nên một ngôi chùa Keo mới lấy tên là Keo Hạ (Keo dưới) hoặc được gọi, được biết đến với tên khác là Keo Hành Thiện.

Tương tự, một bộ phận dân cư khác cũng đã di tản đến vùng tả ngạn sông Hồng và thành lập lên ngôi chùa Keo thứ ba có tên là Keo Thượng (Keo Trên).

Chùa keo còn có tên gọi khác là gì

Chùa Keo Thượng được xây dựng nên nhờ có sự vận động của nhiều quan lại, quý tộc triều đình thời Lê tiêu biểu nhất là bà Lại Thị Ngọc Lễ thuộc dòng dõi quý tộc. Chùa được Cường Dũng, Nguyễn Văn Trụ vẽ bản thiết kế, Keo Thượng có hình dáng mô phỏng theo chùa Keo Hạ, chùa Keo Thượng được khởi công vào năm 1630 và hoàn thành vào hai năm sau đó là năm 1632.

Ngôi chùa này đã được trùng tu rất nhiều lần, tiêu biểu phải kể đến các năm 1689, 1707, 1941,… và đặc biệt, lần tu sửa năm 1941 có sự tham gia góp sức từ Viện Viễn Đông Bác Cổ của Pháp.

  • Xem thêm: Khám phá chùa Trấn Quốc – ngôi chùa linh thiêng lâu đời nhất Hà Nội

Kết cấu, kiến trúc của Tổ Đình Chùa Keo

Bởi ngôi chùa Keo Thái Bình được xây dựng vào thời Hậu Lê – vua Lê Trung Hưng năm 1632 cho nên mang lối kiến trúc “Nội công ngoại quốc” tức là bên trong chùa sẽ mang hình chữ Công còn bên ngoài nhìn vào sẽ là hình chữ Quốc, đây chính là lối kiến trúc xây chùa đặc trưng, phổ biến của nước Việt Nam ta.

Không chỉ có lịch sử lâu lời, nhiều giá trị văn hóa mà cho tới ngày nay, chùa vẫn giữ được những nét tinh hoa về kiến trúc cũng như phản ánh cuộc sống hưng thịnh thời vua Lê Trung Hưng, chùa có khuôn viên rộng đến hơn 41.500m2 gồm có 16 tòa kiến trúc đồ sộ và 116 gian chùa khác nhau. Không chỉ có thế, trong khuôn viên rộng lớn kia còn được tô điểm bởi ba hồ nước lớn, tạo cảnh quan xanh mát, tĩnh mịch, yên ả cho không gian trong chùa.

Khi đi từ mặt đê xuống, quý du khách sẽ thấy tam quan ngoại. Men theo hồ sen là hai cổng tò vò ở cạnh bên trái, phải của hồ sen và giữa đó là tam quan nội.

Sau khi đi qua khu tam quan, quý khách sẽ được chiêm ngưỡng khu thờ thần Phật hồm có ba gian chính là điện Phật, toàn thiêu hương và chùa ông Hộ. Tiếp sau phía trong của khu thờ Phật là đến khu vực để thờ Thánh và thờ phụng Thiền sư Không Lộ – vị đại sư thời nhà Lý đồng thời cũng là người sáng lập ra chùa Keo.

Chùa keo còn có tên gọi khác là gì

Tới cuối cùng, nơi các Phật tử sắp xếp cho du khách nghỉ chân chính là gác chuông mang vẻ đẹp rực rỡ, bề thế nhất ở nơi này, tháp chuông gồm có ba tầng, hàng chục gian nhà nằm dọc hai dãy hành lang Đông, Tây nối từ chùa ông Hộ sang.

Kiến trúc xây dựng nên chùa Keo Thái Bình vô cùng đặc sắc, thiết kế điểm đầu là Tam quan ngoại và điểm cuối, điểm kết là Gác chuông tạo nên một trục thẳng Bắc – Nam, đây được xem là “thần đạo” trong nghệ thuật phong thủy, là lối kiến trúc được học tập và áp dụng qua nhiều đời.

Giá trị văn hóa, vật chất của ngôi chùa nằm ở nguyên liệu tạo ra chùa Keo, toàn bộ ngôi chùa được xây dựng bằng gỗ lim thậm chí không sử dụng đinh tán mà chỉ là những mộng gỗ ghép lại với nhau thế nhưng trải qua hàng trăm năm với bao sự biến đổi, kiến trúc của tòa nhà vẫn vô cùng kiên cố, chắc chắn, thể hiện vốn hiểu biết sâu rộng và trình độ tay nghề cao của các thợ xây thời xưa.

Những hoa văn được chạm khắc tinh xảo trên thân, cột đỡ,… đều được các nghệ nhân chạm khắc tỉ mỉ các hình rồng, phượng, cá rất công phu theo phong cách thời Hậu Lê. Điểm nhấn hoa văn đó là tại gác chuông 3 tầng cao tới hơn 11m có bộ khung được tạo nên bởi gần 100 con sơn nằm chồng lên nhau hay dân gian còn gọi đó là 100 đàn đầu voi liên kết với nhau bằng mộng gỗ, nâng đỡ những mái ngói cong mềm mại, thanh thoát.

Khi tham quan đến khu tam quan nội, quý khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng tuyệt tác chạm khắc ở thế kỷ thứ XVII tại bộ cửa gỗ khắc hình một đôi rồng cùng với nhiều con rồng con đang chầu xem nguyệt. Ngoài ra, những tượng Phật trong chùa đều là bảo vật quý giá được tạo ra bởi bàn tay của các nghệ nhân vào thế kỷ 17, 18,…

Với những thiết kế đó, không ngoa khi nói chùa Keo Thái Bình là một trong những công trình kiến trúc cổ có quy mô rộng lớn nhất Việt Nam.

  • Xem thêm: Tìm hiểu tất tần tật về Chùa Hà ở Hà Nội

Nét văn hóa đặc sắc lâu đời của chùa Keo Thái Bình

Vào mỗi năm, chùa Keo Thái Bình đều mở hai ngày hội chính. Một là hội Xuân vào ngày 4/1 âm lịch, còn lại là hội thu vào khoảng ngày 10 tháng 9 âm lịch nhằm mục đích tưởng nhớ, kính trọng vị Thiền sư Không Độ.

Với những giá trị văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, vật chất đặc sắc đó, không bất ngờ khi ngôi chùa được trao bằng công nhân Di tích văn hóa Lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt đồng thời, lễ hội được tổ chức hằng năm cũng được bộ Văn hóa thể thao và du lịch công nhận là di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, trở thành một trong những nét văn hóa đặc sắc để giới thiệu với bạn bè thế giới.

Chùa keo còn có tên gọi khác là gì

Bài viết trên là những kiến thức chi tiết về chùa Keo Thái Bình, hi vọng qua đó bạn đọc có thể hiểu hơn về di tích này cũng như tìm được lời giải đáp cho những thắc mắc của bản thân về chùa Keo Thái Bình.

chùa Keo có tên chữ là gì?

Chùa Keo có tên chữ là Thần Quang Tự – nằm ở thôn Dũng Nhuệ, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư (xưa xã Dũng Nhuệ, tổng Hành Dũng, tỉnh Nam Định). Chùa được xây dựng trên một thế đất đẹp.

Tại sao lại gọi là chùa Keo?

Vì làng Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo. Sau gần 500 năm tồn tại, năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng Giao Thủy, nơi có chùa.

chùa Keo có ý nghĩa gì?

Đây là ngôi chùa cổ được bảo tồn hầu như nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi. Chùa Keo gồm 2 cụm kiến trúc: chùa là nơi thờ Phật và Đền thánh là nơi thờ đức Dương Không Lộ - vị quốc sư triều Lý đã công dựng chùa. Chùa Keo Thái Bình là một ngôi chùa tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc đỉnh cao thế kỷ XVII.

chùa Keo có những gì?

Các công trình kiến trúc chính của chùa Keo gồm: Tam quan ngoại, Tam quan nội, Chùa Phật, Toà chùa Ông Hộ, Toà ống muống, Toà Tam bảo, Đền Thánh, Toà Giá roi, Toà Thiêu hương, Toà Phụ quốc, Toà Thượng Điện và cuối cùng là Gác chuông.