Có sở tế bào học của sự di truyền giới

14:27:4525/05/2022

Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng nhiễm sắc thể (gen trên NST X; gen trên NST Y và ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính).

I. Di truyền liên kết với giới tính

1. Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng nhiễm sắc thể

a) Nhiễm sắc thể giới tính

• NST giới tính là loại NST có chứa gen qui định giới tính và các gen khác.

• Mỗi NST giới tính có 2 đoạn:

- Đoạn không tương đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST.

- Đoạn tương đồng chứa các lôcút gen giống nhau.

* Ví dụ: Trong cặp NST giới tính XY của người.

Có sở tế bào học của sự di truyền giới
Cặp nhiễm sắc thể giới tính XY ở người

b) Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng nhiễm sắc thể

• Kiểu XX và XY:

- Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây chua me: con cái XX, con đực XY.

- Ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm: con cái XY, con đực XX.

• Kiểu XX và XO:

+ Châu chấu, rệp, bọ xít: con cái XX, con đực XO.

+ Bọ nhậy: con cái XO, con đực XX.

* Lưu ý: Trong thiên nhiên đã gặp 1 số kiểu NST giới tính như sau : XX, XY, XO,.. ( XX là đồng giao tử, XY hoặc XO là dị giao tử). Cặp NST giới tính XX gồm 2 chiếc tương đồng, cặp  XY có vùng tương đồng, có vùng ko tương đồng, cặp XO không tương đồng.

2. Di truyền liên kết với giới tính

Di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng di truyền các tính trạng mà các gen xác định chúng nằm trên các NST giới tính.

a) Gen trên nhiễm sắc thể X

Thí nghiệm: Phép lại thuận nghịch của Moocgan

Có sở tế bào học của sự di truyền giới

Giải thích:

- Gen qui định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có trên NST Y.

- Cá thể đực XY chỉ cần 1 alen mằn trên X đã biểu hiện ra kiểu hình.

Kết luận:

- Gen trên NST X di truyền theo qui luật di truyền chéo: Ông ngoại (P) → con gái (F1) → Cháu trai (F2)

b) Gen trên nhiễm sắc thể Y

- Thường NST Y ở các loài chứa ít gen.

- Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y thì tính trạng do gen này qui định chỉ được biểu hiện ở 1 giới.

- Gen nằm trên NST Y di truyền thẳng.

c) Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính

- Trong thực tiên sản xuất, hiện tượng di truyền liên kết với giới tính được ứng dụng để phân biệt giới đực hoặc giới cái ở giai đoạn sớm phát triển của cá thể → điều chỉnh tỉ lệ đực, cái theo mục tiêu sản xuất.

- Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính; dự đoán được xác suất xuất hiện các tính trạng, các tật bệnh di truyền liên kết với giới tính → đề xuất phương pháp trị liệu.

II. Di truyền ngoài nhân 

• Thí nghiệm: của Coren 1909 với 2 phép lai thuận nghịch trên đối tượng cây hoa phấn.

→ Nhận xét: Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch là khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ do gen quy định tính trạng nghiên cứu nằm ở ngoài nhân.

Giải thích:

- Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng, do vậy các gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc trong lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng.

Kết luận:

- Tính trạng di truyền ngoài nhân di truyền theo dòng mẹ (không theo QLDT)

Đặc điểm của di truyền ngoài NST:

- Trong di truyền qua tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái được tạo ra từ mẹ.

- Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định sẽ vẫn tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.

- Các tính trạng di truyền không tuân theo quy luật di truyền của nhiễm sắc thể. Vì tế bào chất không được phân phối đồng đều tuyệt đối cho các tế bào con như đối với nhiễm sắc thể.

Hy vọng với bài viết Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân: NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính ở nội dung môn Sinh học lớp 12 trên của hayhochoi.vn giúp các em nắm vững khối kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Giải thích các bước giải:

Câu 2: NST là cấu trúc mang gen: + NST chứa ADN, ADN mang thông tin di truyền, gen phân bố trên NST, mỗi gen chiếm một vị trí nhất định gọi là locut. Người ta đã xây dựng được bản đồ di truyền của các gen trên từng NST của nhiều loài. + Những biến đổi về số lượng và cấu trúc NST sẽ gây ra những biến đổi về các tính trạng. Đại bộ phận các tính trạng được di truyền bởi các gen trên NST. - NST có khả năng tự nhân đôi: Thực chất của sự nhân đôi NST là nhân đôi ADN vào kì trung gian giữa 2 lần phân bào đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ. - Sự tự nhân đôi của NST, kết hợp với sự phân li tổ hợp của NST trong giảm phân và thụ tinh là cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào, đối với các loài giao phối. Ở các loài sinh sản sinh dưỡng nhờ cơ chế nhân đôi, phân chia đồng đều các NST về 2 cực tế bào là cơ chế ổn định vật chất di truyền trong một đời cá thể ở cấp độ tế bào. 

Với những đặc tính cơ bản trên của NST, người ta đã xem chúng là cơ sở vật chất của di truyền chủ yếu ở cấp tế bào

Câu 3:

NST kép hình thành do NST đơn tự nhân đôi

NST kép gồm 2 crômatit giống nhau và đính ở tâm động. 
=> khái niệm Cromatit chỉ có ở NST kép
- NST đơn là NST ở trạng thái chưa nhân đôi

Câu 1:

Cơ sở tế bào học của sự di truyền giới tính là: Sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân và thụ tinh.

Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

Cơ thể chỉ cho một loại giao tử, ví dụ như nữ giới chỉ cho một loại trứng mang NST X, thuộc giới đồng giao tử.

Cơ thể cho hai loại giao tử, ví dụ như nam giới cho hai loại tinh trùng (một mang NST X và một mang NST Y), thuộc giới dị giao tử.

Tỉ lệ con trai: con gái là xấp xỉ 1:1 nghiệm đúng trên số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên. 

Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của đa số sinh vật (trừ những dạng sống tiền tế bào chẳng hạn như virus). Những sinh vật đơn bào như vi khuẩn, cơ thể chỉ gồm một tế bào. Các sinh vật đa bào cấu tạo từ nhiều tế bào. Trong quá trình nhân giống vật nuôi cần phải qua quá trình nguyên phân, trong chu kỳ này, sẽ có sự thay đổi nhiễm sắc thể.

Vị trí của di truyền tế bào trong di truyền học

Di truyền tế bào có một vị trí rất quan trọng trong di truyền học, nó là một lĩnh vực về di truyền học ở cấp độ tế bào, biểu hiện cơ sở tế bào học của tính di truyền với các nội dung sau:

Cơ sở di truyền tế bào hướng tới những nội dung gì?

1. Vật chất di truyền tế bào – Cấu tạo và chức năng của tế bào

Trong tế bào chất của tế bào động vật tồn tại nhiều cơ quan tế bào có chức năng rất quan trọng, nó không chỉ là sự tồn tại của vật chất di truyền tế bào chất, mà còn là nơi để biểu hiện. Chức năng chủ yếu của nhân tế bào là truyền và tích thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (bảo đảm tính liên tục di truyền). Điều hoà và điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào (đảm bảo sự thực hiện thông tin di truyền trong đời sống tế bào). Giữa tế bào nhân và tế bào chất, giữa các cơ quan tế bào có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

2. Nhiễm sắc thể trong di truyền tế bào

Chất nhiễm sắc trong nhân tế bào kỳ trung gian được cấu thành bởi DNA, histone, protein không histone và một chút RNA, gồm hai loại, nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể dị. Nucleosome là đơn vị cơ bản cấu thành chất nhiễm sắc, chất nhiễm sắc sau nhiều lần co xoắn tạo thành nhiễm sắc thể. Số lượng nhiễm sắc thể ở động vật tương đối ổn định, cấu trúc chủ yếu bao gồm tâm động, điểm co thắt nhiễm sắc thể, satellite và đầu mút (telomere).

3. Vai trò của phân bào trong di truyền tế bào

Chu kỳ tế bào của động vật bao gồm pha G1, pha S, pha G2 và pha M. nguyên phân và giảm phân là hai phương thức hoàn toàn khác nhau ở kỳ phân tách tế bào, trong quá trình phân tách tế bào hàm lượng DNA và số lượng nhiễm sắc thể xảy ra sự thay đổi mang tính quy luật. tính ổn định, sáng tạo và tính đột viến vật chủng có ý nghĩa quan trọng trong di truyền học.

Có sở tế bào học của sự di truyền giới
Di truyền tế bào – Sự phân bào

Quang sai nhiễm sắc thể chỉ sự thay đổi kết cấu và số lượng nhiễm sắc thể trong điều kiện đột biết tự nhiên hoặc nhân tố con người tác động. Sự thay đổi kết cấu nhiễm sắc thể được quyết định bởi nhiễm sắc thể đứt gãy và nối liền sau đứt gãy.

4. Đột biến nhiễm sắc thể

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể bao gồm 4 loại: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể bao gồm đột biết nguyên bội và đột biến lệch bội.

Đối tượng của di truyền tế bào

Di truyền tế bào học hướng đến các đối tượng sau: Học sinh, sinh viên đang học và nghiên cứu về di truyền học và di truyền học động vật, cung cấp tài liệu về di truyền học và di truyền học tế bào cho những đối tượng này.

Trích nguồn: Di Truyền học
Danh mục: Di truyền tế bào