Con đường lê văn sỹ nổi tiếng về gì năm 2024

Đường LÊ VĂN SỸ: Từ cầu Lê Văn Sĩ đến Lăng Cha Cả (cũ), (Hoàng Văn Thụ mới).

1. Vị trí: Đường nằm trên địa bàn quận 3, các phường 10, 11, 13, 14 quận Phú Nhuận và chung với quận Tân Binh, từ cầu Lê Văn Sĩ đến Lăng Cha Cả, dài khoảng 2268 mét, lộ giới 30 mét, qua ngã ba Trần Văn Đang, đường ray xe lửa (cổng số 6), ngã tư Huỳnh Văn Bánh, Đặng Văn Ngữ (trên địa bàn quận Phú Nhuận).

2. Lịch sử: Thời Pháp thuộc đường này mang tên Ekyaud des Vergnes, nhưng kéo dài tới đường Võ Văn Tần. Năm 1955 đổi là đường Trương Minh Giảng, sau cắt đoạn từ ranh giới tỉnh Gia Định (Phú Nhuận giáp quận 3) thành đường riêng đặt tên đường Trương Minh Ký. Ngày 14 - 8 - 1975 nhập hai đường làm một và đổi tên là đường Nguyễn Văn Trỗi. Ngày 4 - 4 - 1985 cắt đoạn trên đây thành đường riêng và đặt tên đường Lê Văn Sĩ.

3. Tiểu sử: LÊ VĂN SĨ (Canh tuất 1910-Mậu tí 1948)

Liệt sĩ hiện đại, chính tên là Võ Sĩ, quê ở thôn Minh Tân, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngai. Ông nhiệt tình yêu nước, từ năm 1927 đã tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chi hội, tích cực hoạt động phát triển Hội ở quê nhà. Tháng 10 - 1929, ông bị bắt giam ở nhà Quảng Ngãi, rồi đưa đi Qui Nhơn, Kontum, tháng 10 -1931 được trả tự do, ông vẫn hoạt động như trước, địch lại bắt ông trong năm 1932 đầy lên Lao Bảo, rồi đưa ra Côn Lôn một lượt với vỏ Thúc Đồng, Hà Thế Hanh vào tháng 6 -1935.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông được rước từ Côn Đảo về, hoạt động ở miền Nam trong xứ ủy Nam bộ. Đầu tháng 12 -1945 ông được Xứ ủy chỉ định làm Chính ủy Quân khu 8. Khu bộ trưởng là Đào Văn Trường. Khi giặc Pháp chiếm thị xã Sa Đéc, ông theo lực lượng vũ trang xuống khu 9. ít lâu ông ra miền Trung rồi cùng Quàn Trọng Linh.ra Hà Nội khoảng cuối năm 1946. Đầu nàm 1947, ông cùng Lê Duẩn trở vào Nam, đến tháng 5, ông được chỉ định làm Bí thư thành ủy Sài Gòn. Đến tháng 10 - 1948, trong một cuộc càn quét lớn của địch vào vùng Láng Le, Vườn Thơm (căn cứ của thành ủy), ông hi sinh tại đấy, hường dưong 38 tuổi.

Thông tin về đường Lê Văn Sĩ được cập nhật từ cuốn "Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh" Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin 2001, Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Đình Tư Nội dung của cuốn sách Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ cung cấp cho các bạn hầu hết những những tiểu sử nhân vật hay lai lịch địa danh đã được đặt tên cho những con đường trong thành phố Hồ Chí Minh với lần đổi tên đường gần nhất.

Mỗi tên đường trong sách được trình bày rất cụ thể khi xác định từ vị trí giáp ranh của từng con đường, cho đến lịch sử của nó và cuối cùng là tiểu sử của nhân vật mà con đường được mang tên.

Hy vọng thông qua tập sách mỏng này các bạn sẽ hiểu thêm về lịch sử của từng con đường và đặc biệt là con đường mà ngôi nhà của chúng ta đang tọa lạc.

Ai ngờ rằng, "con đường thời trang" Lê Văn Sỹ lại ẩn chứa một con hẻm tràn ngập đồ ăn ngon lành như thế này. Không những có nhiều lựa chọn cho thực khách, mà các món ăn ở đây vô cùng thích hợp cho một hôm mát trời, bụng đói cồn cào cần một thứ gì đó lót dạ. Từ món chính cho đến món ăn chơi, tráng miệng đều không thiếu ở con hẻm sầm uất này.

Không chỉ có tàu hũ đường mật, hẻm 284 Lê Văn Sỹ còn có vô vàn món ngon

Vị trí địa lý nằm sát chân cầu Lê Văn Sỹ, lại đối diện khu chợ Nguyễn Văn Trỗi nhộn nhịp nên những hàng ăn nơi đây cũng "thừa hưởng" sự đa dạng. Thêm một điều khiến con hẻm này làm "đổ gục" biết bao tín đồ ăn uống chính là nằm nay khu vực trung tâm mà giá cả lại vô cùng "hạt dẻ".

Lót dạ bằng món mì Quảng đẫm nước dùng đậm đà

Buổi sáng sớm trời se lạnh mà được làm một tô mì Quảng đầy ắp đồ ăn kèm như vậy thì còn gì bằng. Quán mì Quảng tại con hẻm này tuy nằm khiêm tốn ở cuối, quán lại hơi nhỏ nhưng đã có thâm niên bán lâu năm và nhiều khách quen thường xuyên lui đến. Miếng chả mỡ cùng sợi mì hồng lạ mắt khiến thực khách nhớ mãi khi thưởng thức tại quán. Mì tại đây có phần nước dùng khá đậm đà, tô mì lớn ngập ngụa thức ăn đủ để thực khách ăn vào là no nguyên buổi.

Con đường lê văn sỹ nổi tiếng về gì năm 2024

Đợi chờ để ăn món cơm, bún hến nổi tiếng

Một món chính được nhiều người tìm đến nhất con hẻm này chính là quán bún hến, cơm hến lâu đời. Sở dĩ phải đợi chờ để ăn vì đây đúng 12 giờ thì quán ăn này mới dọn ra để bán. Nhưng với mức giá phải chăng lẫn lượng thức ăn đầy đặn thì nơi đây vẫn là lựa chọn hàng đầu của bao người. Món ăn tuy đơn giản vô cùng nhưng khi trộn chung chúng lên thì lại tạo thành một món ăn với hương vị vô cùng hấp dẫn. Kèm theo mỗi một tô sẽ có 1 bát nước luộc hến có vị ngọt ngọt, thanh thanh. Nơi đây còn có món bánh bèo cũng thơm ngon không kém các món cơm, bún hến.

Tạt ngang hàng chè đủ loại, đầy màu sắc

Một món tráng miệng được nhiều người ưa thích tại con hẻm này chính là hàng chè đủ loại món. Từ chè đậu đen, đậu xanh đánh, chè thập cẩm béo bùi đến chè sương sáo, chè cocktail tươi mát cũng có đủ. Nhìn nguyên liệu đã đủ bắt mắt thì ly chè càng hấp dẫn vì cô bán đã khéo léo múc từng lớp thạch đen, sương sa, hột lựu vào trong. Nếu đang di chuyển trong con hẻm đông đúc này thì hàng chè 284 với vô số món ngon như thế này cũng đủ làm bạn ngoái lại nhìn rồi tấp vào làm ngay một ly chè mát lạnh.

"Trùm cuối lừng danh" - món tàu hũ đường mật trân châu

Món tàu hũ đường mật của cô Hiệp từ lâu đã trở thành một món nổi tiếng nhất con hẻm này. Từ sớm mà dòng người, dòng xe đã đợi sẵn cô dọn hàng để ăn cho bằng được chén tàu hũ đường mật chỉ với giá 6.000 đồng. Các vị khách đến đây phần nhiều là khách quen, ăn riết rồi ghiền. Nhưng cũng có phần là khách thấy cô xuất hiện trên mạng xã hội rồi tò mò kéo đến ăn thử, chụp hình.

Tuy chỉ là một món ăn mộc mạc, đơn giản nhưng món tàu hũ ấm nóng lại mang đến cho người thưởng thức một hương vị ngọt ngào khó quên. Người ta nói món tàu hũ của cô Hiệp ăn một chén chỉ muốn ăn chén thứ hai. Phần nước đường được cô nấu khéo léo nên màu vàng óng hấp dẫn, kèm theo chút gừng ấm nóng. Điểm đặc biệt khiến món tàu hũ càng ngon hơn chính là trân châu do chính tay cô Hiệp làm, tuy không được tròn đều nhưng ăn vào rất dai ngon. Cô còn chuẩn bị thêm một chiếc chén phía dưới để khách cầm ăn không sợ bị bỏng.