Công việc của một dispatcher sân bay là gì năm 2024

Giám sát viên an toàn hàng không là cán bộ, chuyên viên thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát việc đảm bảo an toàn trong lĩnh vực hoạt động hàng không (hoạt động bay).

Giám sát viên an toàn hàng không là những người đại diện cho Nhà nước thực hiện giám sát trong lĩnh vực hàng không. Họ sẽ làm việc tại các phòng, ban, khối trực thuộc Cảng vụ hàng không, Cục Hàng không Việt Nam.

Mỗi giám sát viên có thể giám sát một hoặc một số lĩnh vực nhất định, có ghi rõ trong thẻ giám sát an toàn hoạt động bay.

Các lĩnh vực hoạt động bay cần phải giám sát bao gồm:

– Quản lý hoạt động bay

– Quản lý không lưu

– Thông tin, dẫn đường, giám sát

– Khí tượng hàng không

– Thông báo tin tức hàng không

– Tìm kiếm, cứu nạn hàng không

– Phương thức bay

– Bản đồ, sơ đồ hàng không

Công việc của một dispatcher sân bay là gì năm 2024

2. Nghề Giám sát viên an toàn hàng không làm công việc gì ?

Để thực hiện mục tiêu đảm bảo an toàn hàng không, các giám sát viên sẽ thực hiện các công việc như sau:

– Tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát an toàn hoạt động bay lĩnh vực đã được cấp phép kiểm tra. Các hoạt động kiểm tra, giám sát có thể được thực hiện định kỳ, thường xuyên hoặc đột xuất tùy theo yêu cầu công việc

– Tiếp cận và kiểm tra hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay, cơ sở cung cấp dịch vụ quản lý bay, cơ quan cấp phép bay hàng không dân dụng, khu vực hoạt động tại cảng hàng không, sân bay; khu vực sân bay có hoạt động bay dân dụng

– Làm việc với các cơ sở quản lý bay, hãng hàng không, cảng hàng không để điều tra sự cố hoặc vi phạm mất an toàn hàng không; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát an toàn hoạt động bay;

– Kiểm tra, lưu trữ các loại hồ sơ chứng từ để phục vụ cho công việc

– Kiến nghị cấp thẩm quyền xem xét xử lý đình chỉ thực hiện chuyến bay, đình chỉ các đối tượng có khả năng uy hiếp an toàn hàng không.

3. Các yêu cầu nghề nghiệp khi làm nghề Giám sát viên an toàn hàng không ?

Các yêu cầu tuyển dụng đối với giám sát viên hoạt động bay như sau:

– Về trình độ: Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành: kỹ thuật hàng không; quản lý hoạt động bay, kiểm soát không lưu, cơ khí, điện – điện tử, viễn thông

– Về chuyên môn: Có tối thiểu 5 năm đảm nhiệm một trong các vị trí công tác thuộc lĩnh vực được giao kiểm tra giám sát gồm tổ chức, sử dụng vùng trời; cấp phép bay; kế hoạch bay; không lưu; thông tin dẫn đường và giám sát; khí tượng hàng không; thông báo tin tức hàng không; tìm kiếm, cứu nạn; phương thức bay, quy chế bay.

– Đã tham gia huấn luyện và hoàn thành các chứng chỉ khóa đào tạo, huấn luyện về an toàn và giám sát an toàn hoạt động bay tại các cơ sở đào tạo, huấn luyện được Cục Hàng không Việt Nam công nhận

– Lý lịch tốt, không có tiền án, tiền sự

– Đủ sức khỏe làm việc theo kết luận tại các cơ sở y tế được Cục hàng không chấp thuận

– Thành thạo tiếng Anh, phải có chứng chỉ tiếng Anh điểm Toeic hoặc chứng chỉ khác tương đương.

Các yêu cầu tuyển dụng có thể thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu của đơn vị tuyển giám sát viên hàng không, để phù hợp với quy định của luật hàng không và phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của đơn vị.

4. Làm sao để trở thành giám sát viên an toàn hàng không ?

Để trở thành giám sát viên an toàn hàng không, bạn có thể tham khảo lộ trình như sau:

– Thi tuyển và tốt nghiệp hệ đại học các chuyên ngành phi công, kỹ thuật hàng không, quản lý hoạt động bay, quản lý không lưu, điện – điện tử, kỹ thuật viễn thông. Nếu học ở trong nước thì Học viện Hàng không Việt Nam là sự lựa chọn hàng đầu, còn nếu học nước ngoài bạn cần lựa chọn trường theo danh sách được Cục hàng không Việt Nam chấp nhận

– Rèn luyện tiếng Anh thành thạo, thi lấy chứng chỉ Toeic, Toefl hoặc chứng chỉ khác tương đương

– Nộp hồ sơ ứng tuyển vào các hãng hàng không, công ty quản lý bay với các vị trí như không lưu; thông tin dẫn đường và giám sát; khí tượng hàng không; thông báo tin tức hàng không; tìm kiếm, cứu nạn,…

Sau khoảng 5 năm công tác, bạn sẽ đủ điều kiện để nộp hồ sơ ứng tuyển vị trị giám sát viên an toàn hàng không trong lĩnh vực phù hợp với kinh nghiệm chuyên môn.

Xây dựng kế hoạch bay (Computer Flight Plan) cho phép máy bay đến địa điểm theo lịch trình với trọng tải tối đa (maximum trọng tải nặng nhất của máy bay có thể chuyên chở) và chi phí vận hành ít nhất.

  • Đánh giá thời tiết, Notam trên đường và điểm đến, gió trên cao, sân bay thay thế, nhiên liệu cần thiết, độ cao và lưu lượng giao thông máy bay.
  • Theo dõi liên tục tất cả các chuyến bay của họ và chịu trách nhiệm chung với cơ trưởng về kế hoạch bay, lựa chọn đường bay và độ cao, yêu cầu về tải nhiên liệu, các vấn đề liên quan đến pháp lý của máy bay (các giấy tờ liên quan của cục HK về máy bay) và tuân thủ các quy định và luật lệ trên không.
  • Cầu nối giữa cơ trưởng và nhân viên phục vụ mặt đất. Tất cả các nhân viên liên quan đến chuyến bay sẽ được thông báo về cho điều phối viên để đảm bảo các chuyến bay được vận hành đúng theo kế hoạch.
  • Theo dõi, điều chỉnh kế hoạch bay cho các chuyến bay.
  • Điều hành bay theo quy định và theo kế hoạch.
  • Phân tích điều kiện khai thác bay, xác minh các tình huống có thể ảnh hưởng tới khả năng khai thác của tàu bay bao gồm yếu tố thời tiết, kiểm soát không lưu và tình trạng tàu bay…
  • Phối hợp các phòng ban liên quan để xử lý tình huống bất thường và báo cáo Trực Ban Trưởng.

Yêu cầu công việc:

  • Nam/nữ, tuổi từ 22 đến 35(ưu tiên Nam).
  • Sức khỏe tốt. Tốt nghiệp cao đẳng trở lên, ưu tiên tốt nghiệp các trường: Học Viện Hàng Không, Bách Khoa chuyên ngành Hàng không.