Đặc điểm sinh học của coliform

Ở Việt Nam, tỷ lệ nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn đặc biệt là Coliform rất cao. Sử dụng nguồn nước này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng viteko tìm hiểu chi tiết về vi khuẩn Coliform, cách nhận biết và xử lý qua bài viết dưới đây.

I.Vi khuẩn Coliform trong nước

1.Vi khuẩn Coliform là gì?

Vi khuẩn Coliform là vi khuẩn Gram âm hình que không có nội bào tử, di chuyển được hoặc không di chuyển được, chúng có thể lên men lactose với việc sản xuất axit và khí khi ủ ở 35-37 độ C. Chúng thường được sử dụng như một chỉ số về chất lượng vệ sinh của thực phẩm và nước.

2.Các loại vi khuẩn Coliform

Vi khuẩn Coliform được chia làm 3 loại chính

a.Vi khuẩn tổng Coliform

Loại vi khuẩn này thường vô hại, xuất hiện trong chất thải của người và động vật. Sự xuất hiện của loại vi khuẩn này trong nguồn nước sinh hoạt là dấu hiệu cho thấy nguồn nước bị ô nhiễm, các vi khuẩn gây bệnh có thể xuất hiện trong đó.

Đặc điểm sinh học của coliform
Ba loại vi khuẩn Coliform chính

b. Vi khuẩn Coliform Fecal

Là nhóm nhỏ của vi khuẩn Coliform, được tìm thấy trong ruột và phân của động vật máu nóng (con người. lợn, bò…). Sự xuất hiện của Coliform fecal trong nước là dấu hiệu cho thấy nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất thải.

c. Vi khuẩn E. Coli

E. Coli là một nhóm nhỏ của Coliform Fecal, thường được tìm thấy trong ruột của động vật máu nóng.

Vi khuẩn E. Coli gây ra các bệnh:

  • Tiêu chảy

  • Chuột rút ở bụng

3.Nguyên nhân nước bị nhiễm vi khuẩn Coliform

Vi khuẩn Coliform xuất hiện trong nước sinh hoạt có thể đến từ các nguyên nhân sau:

  • Nguồn nước thải, chất thải chưa được xử lý hoặc xử lý không đúng cách thải trực tiếp ra môi trường, chúng theo dòng chảy của mạch nước ngầm tiếp xúc với nguồn nước sinh hoạt của gia đình bạn.

  • Nguồn nước giếng chưa được xử lý, vì nguồn nước giếng chính là các mạch nước ngầm đã bị nhiễm vi khuẩn Coliform.

  • Nước máy nhiễm khuẩn Coliform do chảy qua các đường ống cũ, đã bị gỉ sét.

4.Tác hại của vi khuẩn Coliform

Sự hiện diện của vi khuẩn Coliform là phổ biến trong môi trường và nói chung không gây hại. Tuy nhiên nếu những vi khuẩn này xuất hiện trong nước giếng khoan, nước uống thì đây là dấu hiệu cho thấy rằng nguồn nước đó có thể bị nhiễm vi trùng gây bệnh.

Ở Việt Nam hàm lượng vi khuẩn Coliform trong nước được quy định theo tiêu chuẩn:

  • Đối với nước sử dụng để ăn uống, hàm lượng Coliform là 0 vi khuẩn/100 ml. Hay nói cách khác là nước dùng để ăn uống tuyệt đối không nên chứa vi khuẩn coliform.

  • Đối với nước sinh hoạt, hàm lượng coliform cho phép là 50 vi khuẩn/100ml.

  • Đối với nước thải công nghiệp, hàm lượng coliform được cho phép là 3000 mg/lit đối với nước thải loại A và 5000mg/lít đối với nước thải loại B.

Sử dụng nguồn nước nhiễm vi khuẩn Coliform có thể gây ra các rối loạn, tiêu chảy gây mất nước về lâu dài gây rối loạn máu, suy thận hay thậm chí là tử vong.

II.Cách xử lý Coliform trong nước sinh hoạt

Trước tiên bạn cần phải xác định được nguồn gốc của các vi khuẩn trong nước sinh hoạt của bạn.

  • Nếu vi khuẩn sống trong bể chứa và đường ống dẫn nước, thì phương pháp khử trùng bằng clo sẽ hoạt động tốt.

  • Tuy nhiên nếu nguồn gốc của vi khuẩn là đến từ nguồn nước ngầm, hoặc hệ thống nước trong khu vực, thì việc khử trùng bằng Clo sẽ không hiệu quả, vì vi khuẩn sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại. Trong trường hợp này bạn cần áp dụng phương pháp khác để kiểm soát thường xuyên vi khuẩn trong nước của mình như: hệ thống xử lý UV, RO.

Khi bạn phát hiện nguồn nước của mình bị nhiễm vi khuẩn Coliform bạn nên thực hiện một số bước sau:

  • Đun sôi tất cả nước dự định sẽ tiêu thụ.

  • Xác định nguồn gây nhiễm khuẩn.

  • Lựa chọn các phương án xử lý hiệu quả.

1.Hướng dẫn chi tiết cách khử trùng nước sinh hoạt bằng Clo

a.Tác dụng diệt khuẩn của Clo.

Clo là một nguyên tố hóa học có ký hiệu Cl với số nguyên tử bằng 17, thuộc nhóm Halogen. Clo có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, trong đó phổ biến nhất là để diệt khuẩn, khử trùng nước. Clo tiêu diệt vi khuẩn và các vi sinh vật khác thông qua quá trình Oxy hóa. Hầu hết các vi khuẩn điều bị tiêu diệt bởi Clo, tuy nhiên cũng có một số chống lại tác dụng.

Đặc điểm sinh học của coliform
Clo là chất có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả, giá thành thấp

Các vi khuẩn trong nước có thể loại bỏ bằng phương pháp sục Clo.

  • Vi khuẩn gram âm

  • E coli

  • Vi khuẩn Coliform

  • Hầu hết vi khuẩn sắt

  • Hầu hết vi khuẩn lưu huỳnh

  • Salmonella

  • Một số chủng vi rút như Viêm gan A

  • Một số dạng Giardia

  • Legionella

  • Campylobacter

  • Staphylococcus

  • Poliovirus

  • Rotavirus

  • Adenovirus

  • Bệnh tả

  • Klebsiella

  • Shigella

Vi khuẩn không được tiêu diệt bởi Clo:

  • Cryptosporidium

  • Một số dạng Giardia.

b.Một số lưu ý khi tiến hành khử trùng nước sinh hoạt bắng Clo

  • Không sử dụng nước

  • Không được sử dụng hoặc uống nước trong quá trình khử trùng, trong thời gian ít nhất 12 giờ sau khi bắt đầu quá trình khử trùng bằng clo. Nếu có thể, bạn không nên sử dụng bồn cầu hoặc vòi nước trong thời gian này.

  • Lên kế hoạch sử dụng các nguồn nước khác.

  • Bạn nên có sản nguồn nước thay thế trong tối đa 24h sau khi bạn định tiến hành khử trùng bằng clo cho nước giếng.

  • Tắt các vòi phun nước.

  • Khử trùng bằng clo hiệu quả nhất khi hỗn hợp clo đến tất cả các đầu của hệ thống nước trong gia đình. Do đó bạn muốn clo tiếp xúc với càng nhiều bề mặt có khả năng bị ô nhiễm càng tốt như: vòi phun, bể chứa, ống nước…

  • Ngắt kết nối với bộ lọc Cacbon

  • Nếu bạn có lắp bộ lọc Cacbon để xử lý nước trong nhà, bạn sẽ muốn ngắt kết nối với chúng trong thời gian khử trùng. Vì mức clo cao trong nước có thể làm hỏng bộ lọc Cacbon.

  • Không để thuốc tẩy Clo tiếp xúc trực tiếp với da.

  • Bạn nên đeo gang tay cao su khi khử trùng, nếu vô tình tiếp xúc với Clo, hãy rữa sạch bằng nước ngay lập tức.

c. Chi tiết các bước tiến hành

Bước 1-Xác định vị trí giếng của bạn

  • Xác định vị trí giếng, tháo các nắp đậy, phích cắm.

Bước 2- Tính toán lượng Clo

  • Lượng clo sử dụng phụ thuộc vào độ sâu cũng như mực nước của giếng. Nếu không nhớ chính xác, bạn có thể ước lượng theo hình ảnh bên dưới. Lưu ý: 1 GAL = 3,78 lít và 1 ft = 0.3048 mét
     

    Đặc điểm sinh học của coliform
    Xác định lượng clo sử dụng để diệt khuẩn dựa vào độ sâu của giếng

Bước 3 – Chuẩn bị dung dịch Clo

  • Sau khi đã xác định được lượng Clo phù hợp với giếng của bạn, hãy trộn nó với một ít nước thông thường theo tỉ lệ 1:2.

Bước 4 – Đổ hỗn hợp vào nước giếng của bạn

  • Đổ dung dịch Clo vào giếng của bạn, cố gắng đổ chất lỏng theo chuyển động tròn để thúc đẩy quá trình trộn khả thi.

Bước 5: Lưu chuyển dung dịch Clo trong giếng của bạn.

  • Bây giờ dung dịch clo đã ở trong giếng, bạn cần phải luân chuyển nó xum quanh giếng để đảm bảo toàn bộ giếng được khử trùng bằng cách:

Sử dụng ống nước nối với một vòi nước gần đó nhất (vòi này hút nước từ giếng của bạn) sau đó thả đầu còn lại xuống giếng. Bật nước tại vòi, lúc này nước sẽ đi từ giếng của bạn đến vòi và từ vòi trở lại giếng. Bạn nên để vậy trong 15 phút, khi đã thấy mùi clo khá nặng, có thể thấy nước chuyển màu, bạn có thể tắt nước và tháo ống.

Bước 6 – Lưu thông dung dịch Clo khử trùng đến toàn bộ hệ thống đường nước trong gia đình

  • Bạn cần phải chắc chắn rằng bạn đã ngắt kết nối với các bộ lọc nước và các thiết bị nhạy cảm với clo trong toàn bộ ngôi nhà. Để lưu thông chất khử trùng qua toàn bộ hệ thống bạn thực hiện theo các bước sau:

Đi đến từng vòi quanh nhà, từng vòi một và cho nước chảy cho đến khi bạn có thể ngửi thấy mùi clo thoát ra từ vòi, sau đó tắt vòi và chuyển sang vòi tiếp theo.
Đi đến các nhà vệ sinh xum quanh nhà và xả nó.
Đi đến các bể chứa nước trong gia đình bạn và xả nước để nó được đổ đầy lại bằng nước đã sốc clo.

Đặc điểm sinh học của coliform
Lưu thông dung dịch clo để xử lý vi khuẩn trong đường ống nước, thiết bị.

  • Nếu tại bất kỳ thời điểm nào khi đang xả nước, bạn không thể phát hiện mùi clo hãy quay lại giếng và thêm nữa gallon thuốc tẩy clo vào 10 gallon nước và lặp lại bước 4.

Bước 7 – Giữ dung dịch Clo trong hệ thống đường nước

  • Khi dung dịch Clo đã đến mọi nguồn nước trong nhà, bạn nên ngâm dung dịch clo trong đường ống khoảng từ 8-12 giờ. Trong thời gian này tuyệt đối không nên sử dụng nguồn nước ngày.

Bước 8 – Xả nước

  • Sau khi đã ngâm từ 8-12 giờ, bạn có thể xả toàn bộ nước Clo ra khỏi hệ thống, cho nước chảy đến khi không còn ngửi thấy mùi Clo, quá trình này có thể mất 20 phút hoặc hơn.

2.Xử lý vi khuẩn Coliform bằng máy lọc nước

Như đã trình bày ở trên, nếu nguồn gốc của vi khuẩn là đến từ nguồn nước ngầm, hoặc hệ thống nước trong khu vực, bạn cần trang bị các công nghệ xử lý nước có khả năng loại bỏ vi khuẩn coliform. Tùy vào nhu cầu sử dụng, có thể lựa chọn một trong hai loại sau:

a.Sử dụng máy lọc nước RO

Nếu nhu cầu của gia đình bạn là nước sạch để ăn uống thì lựa chọn máy lọc nước RO sẽ giúp tiết kiệm chi phí. Bên cạnh khả năng lọc sạch, loại bỏ hoàn các vi khuẩn coliform, máy lọc nước RO còn có khả năng lọc sạch, loại bỏ đến 99% các tạp chất có hại khác, tạo nguồn nước tinh khiết có thể uống trực tiếp.

Đặc điểm sinh học của coliform
Màng lọc RO lọc sạch 99% vi khuẩn tạp chất trong nước.

b.Sử dụng các hệ thống lọc nước đầu nguồn

Nếu gia đình bạn cần nguồn nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày, ăn uống, vệ sinh, tắm rửa thì nên trang bị các hệ thống lọc nước đầu nguồn sinh hoạt công suất lớn. Các hệ thống này được thiết kế đặc biệt để xử lý, tạo nước sạch, an toàn cho các hộ gia đình.

VITEKO hy vọng thông qua hướng dẫn trên bạn đã có thể tự mình thực hiện khử khuẩn nguồn nước, đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Chúng tôi chuyên thi công, thiết kế các hệ thống xử lý nước phù hợp với nguồn nước của từng gia đình, chất lượng tốt giá thành phải chăng. Liên hệ với kỹ thuật VITEKO qua hotline: 093.345.5566 để được tư vấn.