Đánh giá lịch học đại học như thế nào

Chào em,

Chương trình học Đại học tất nhiên KHÁC so với Trung học phổ thông.

Những điểm khác đó là:

1. Thời gian LINH ĐỘNG hơn

Nếu như ở thời THPT, lịch học của em kín hết từ Thứ 2 đến Thứ 7 hàng tuần, đến Chủ nhật còn phải đi học thêm, chỗ nào hở thì phải tìm cách lấp kín nó lại thì ở đại học, thời gian khá là thoải mái cho sinh viên. Thời gian biểu ở đại học vô cùng linh động, em có thể lựa chọn thời gian học cho từng môn dựa theo việc đăng kí tín chỉ sao cho phù hợp với mình nhất để tham gia và các hoạt động ngoại khóa cũng như việc làm bên ngoài. 

2. Hầu như không có bố mẹ QUẢN THÚC. Tất cả là sự TỰ GIÁC

Cảnh tượng bị bố mẹ và thầy cô giám sát từ đầu đến đuôi sẽ biến mất khi trở thành sinh viên. Em sẽ được thỏa sức làm những việc mình thích, tự chi tiền cho những thứ mình cần. Tuy nhiên, em sẽ tự học cách quản lí thời gian và chi tiêu của mình. Đây là điều sẽ giúp em trưởng thành hoặc ngược lại là những buổi đi la cà với lũ bạn tới khuya hay ngủ cả ngày mà không bị ai quản thúc... Môi trường học ở đại học sẽ rất phù hợp với những bạn có tính tự lập cao.

3. TỰ HỌC là chính. Không có chuyện thầy cô đọc cho chép

Giáo viên đứng trên bục giảng chép bài lên bảng, học trò dưới cặm cụi chép theo là một hình thức khá phổ biến ở các trường THPT. Điều này tạo ra sự thụ động và cứng nhắc, biến các học sinh trở thành những người máy chỉ biết làm theo chứ không biết suy nghĩ. Khi bước vào môi trường đại học, em sẽ phải học cách vừa nghe giảng, vừa chép bài và vừa suy nghĩ đặt vấn đề. Ngoài ra, lượng kiến thức ở đại học là vô cùng lớncũng không có lớp học thêm bên ngoài như THPT, do đó em sẽ phải tự thân tìm tòi khám phá rất nhiều, không phải chỉ kiến thức chuyên môn mà còn là các kĩ năng mềm và kinh nghiệm làm việc nữa.

4. Học bù, học vượt, học cải thiện, học lại

Đây là điều vô cùng thú vị ở đại học. Sinh viên có thể tự đăng kí và sắp xếp thời gian biểu các môn học nằm trong phạm vi chương trình cho mình. Thậm chí, nếu bị điểm thấp bị rớt môn, thì người học hoàn toàn có thể đăng kí học cải thiện hay học lại, vấn đề ở chỗ chi phí không hè rẻ chút nào. Ngược lại, theo quy chế ở chương trình THPT, lịch học thì do trường quy định và điểm là điểm, bất di bất dịch, không thể thay đổi. Bị điểm kém là bị điểm kém, không có chuyện "quay ngược thời gian", "giá như cho em làm lại"...!

5. Thầy cô là BẠN, không phải Cha mẹ

Ở thời THPT, giáo viên rất quyền lực, lời nói thét ra lửa và có 2 món bảo bối rất lợi hại đó là sổ đầu bài và số điện thoại người thân. Nhưng may mắn thay, những thứ trên sẽ hoàn toàn biến mất khi bước vào giảng đường đại học. Các giảng viên sẽ là những người bạn đồng hành cùng sinh viên xuyên suốt môn học, sẽ không còn khoảng cách nào nữa. Sinh viên có thể tự do tranh luận, trao đổi vấn đề và nêu chính kiến cá nhân với giảng viên của mình. Thầy cô không chỉ truyền tải kiến thức mà còn có thể tiếp nhận thêm kiến thức mới ngay từ chính sinh viên của mình. Một môi trường vô cùng tuyệt vời để mọi người có thể học hỏi lẫn nhau.

6. Rất nhiều Hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ theo sở thích

Đại học là môi trường giúp cho sinh viên cải thiện được những kĩ năng mềm cần thiết. Em sẽ được tham gia vào các câu lạc bộ đội nhóm, các chiến dịch tình nguyện. Đây là những hoạt động giúp cho em cải thiện được những kĩ năng mềm cần thiết như nói trước đám đông, giao tiếp hay làm việc nhóm. Em sẽ được trãi nghiệm với những chuyến đi đến những miền quê trong chiến dịch Mùa Hè Xanh hay những ngày chạy dự án vất vả. Tất cả sẽ giúp em trở nên năng động hơn, quen được nhiều bạn mới và quan trọng hơn hết, em sẽ có được những kỉ niệm đáng nhớ trong thời sinh viên của mình.

7. Tạm biệt đồng phục, được ĂN MẶC tùy ý

Em sẽ chia tay với đồng phục thân thương và đầy kỉ niệm ở thời học sinh. Thay vào đó, em sẽ được diện những bộ quần mà mình thích khi lên đại học. Mỗi người mỗi phong cách ăn mặc khác nhau. Nhưng không cần những trang phục lộng lẫy hay quá cầu kì, em chỉ cần ăn mặc làm sao cho dễ nhìn, có thiện cảm một chút là được.

Vẫn còn nhiều sự khác biệt nữa giữa thời sinh viên và học sinh. Đây là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người, hãy sống - học tập - làm việc làm sao cho thật xứng đáng nhé!

  • 25/06/2017 | 16:18 GMT+7
  • 35.819 lượt xem
  • 1 bình luận

Hơn 860.000 sĩ tử vừa trải qua kỳ thi THPT Quốc gia 2017. Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đáp án các môn thi, rất nhiều sĩ tử đã có quyền hy vọng về cánh cửa Đại học đã mở ra với mình. BigSchool xin chia sẻ sớm với các bạn sự khác nhau giữa 2 môi trường chuyển tiếp.

Thực tế rất nhiều năm qua cho thấy rất nhiều sinh viên năm thứ nhất của các trường Đại học có kết quả học tập chưa tốt vì còn bỡ ngỡ với môi trường mới. Những chia sẻ ban đầu này giúp các sĩ tử vừa qua kỳ thi THPT Quốc gia chuẩn bị dần tâm thế khi cầm giấy báo nhập học nhé!

1. Môi trường học tập

+ Lớp học:

- Phổ thông: Vị trí lớp cố định với sĩ số học sinh cố định hoặc ít biến động.

- Đại học: Vị trí lớp thay đổi theo thời khóa biểu của từng sinh viên, theo từng lớp học,  nhóm học hoặc môn học khác nhau.

- Giải pháp: Để tạo cảm giác thoải mái và tăng hiệu quả học tập trong môi trường học tập đa dạng như vậy, bạn hãy mỉm cười và làm quen với những bạn gần mình vì các bạn ấy có thể là những người bạn học nhóm tuyệt vời sau này. Do phải làm việc với nhiều nhóm học khác nhau bạn cũng cần biết phương pháp học nhóm và làm việc trong nhóm dựa trên nguyên tắc chung: Phân chia công việc rõ ràng; Phân bố thời gian cho từng công việc cụ thể; Chịu trách nhiệm đối với phần việc của mình; Tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Đánh giá lịch học đại học như thế nào
Sinh viên cần có kĩ năng học nhóm, làm việc theo nhóm.

+ Sự giúp đỡ của thầy cô

- Phổ thông: Thầy cô thường chủ động tìm đến học sinh nếu nghĩ rằng học sinh có vấn đề gì đó cần giúp đỡ.

- Đại học: Giảng viên đại học cũng rất thoải mái và sẵn sàng giúp đỡ sinh viên, nhưng do đề cao tính tự chủ và tôn trọng sự độc lập riêng tư của mỗi cá nhân, họ mong muốn sinh viên sẽ chủ động tìm đến giảng viên trước. 

- Giải pháp: Bạn cần chủ động tiếp xúc với giáo viên. Đối với giảng viên môn học, bạn có thể gặp thầy cô sau giờ lên lớp hoặc hẹn gặp thầy cô để trao đổi những vướng mắc của bạn trong học tập thông qua email hoặc điện thoại. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào trong học tập, mất phương hướng, hoặc không theo kịp việc học... thì hãy gặp thầy cô chủ nhiệm, cố vấn học tập và thầy cô trưởng phó bộ môn để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.

Bạn đừng lo lắng và ngại ngùng khi giao tiếp với giảng viên. Tất cả các thầy cô đều rất vui khi học trò hỏi bài, trao đổi thêm về bài học, thậm chí là lắng nghe và cho lời khuyên về các khó khăn các bạn gặp trong đời sống sinh viên.

+ Sự kiện hoạt động

- Phổ thông: Thường gói gọn trong những dịp lễ quan trọng như  8/3, 26/3, 20/11, khai giảng, kết thúc năm học.

- Đại học: Được diễn ra suốt trong năm học tùy vào yêu cầu của từng môn hoặc của trường.

Đánh giá lịch học đại học như thế nào
Sắc áo sinh viên tình nguyện

- Giải pháp: Bạn có nhiều không gian và thời gian để trải nghiệm những hoạt động ngoại khóa thú vị, có nhiều cơ hội để giao tiếp, tạo những mối quan hệ XH cho tương lai và đồng thời khám phá tìm năng bản thân. Các hoạt động ngoại khoá như: Chiến dịch mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi, Câu lạc bộ tiếng Anh, Spring Festival hay Summer Workshop (bạn sẽ có thể kết bạn với những bạn sinh viên nước ngoài trong dịp này). Đặc biệt là tham gia English Speaking Club, nơi bạn có thể học tập và thực hành tiếng Anh với các tình nguyện viên người nước ngoài, điều này thực sự rất hữu ích cho bạn.

      Do có nhiều hoạt động như vậy, bạn phải quản lý thời gian của mình thật tốt bằng cách lập kế hoạch tuần, tháng, học kỳ và năm.  Liệt kê những việc ưu tiên cần làm trong ngày, tuần, tháng. Nhưng chắc chắn là việc học của bạn phải ưu tiên hàng đầu.

2. Chương trình học 

+ Kiến thức: 

- Phổ thông: Thầy cô tập trung vào việc giúp học sinh nắm vững các kiến thức trong sách giáo khoa và một số kiến thức nâng cao theo các kỳ thi kiểm tra, thi cử.

- Đại học: Giảng viên thường hoàn toàn tập trung vào giáo trình giảng dạy chính. Họ thường cung cấp kiến thức nền, từ đó sinh viên tự tìm tài liệu bổ sung cho kiến thức của mình.

- Giải pháp: Do giảng viên chỉ cung cấp kiến thức nền, nên bạn cần chừa khoảng trống trong vở cho bài giảng của ngày đó, sau này bạn đọc thêm tài liệu khác và điền thêm thông tin để bổ sung cho bài học của mình. Thông tin này phần lớn từ sách trong thư viện hoặc từ các trang web học tập. Vì vậy, bạn cần có kỹ năng Tìm kiếm thông tin.

+ Bài giảng

- Phổ thông: Khi giảng bài, thầy cô thường viết ý chính lên bảng, học sinh chú ý chép vào vở, thậm chí co khi thầy cô đọc, trò chép.

- Đại học: Giảng viên thường viết minh họa cho bài giảng trên bảng. Sinh viên nghe giảng và tự mình ghi lại những gì quan trọng.

- Giải pháp: Bạn cần hoàn thiện Kỹ năng ghi chép Kỹ năng nghe giảng. Hai kỹ năng này có 3 điểm cần lưu ý là: Bạn nên chọn vị trí càng gần giảng viên càng tốt để có thể lắng nghe bài giảng tốt hơn; Ghi lại dàn bài để nội dung bài học mạch lạc; Ghi chú những gì quan trọng (giảng viên thường nhấn mạnh hoặc lặp đi lặp lại).

Đánh giá lịch học đại học như thế nào
Sinh viên trên giảng đường Đại học.

+ Cách học

- Phổ thông: Học sinh học chủ yếu những gì được dạy.

- Đại học: Sinh viên phải có tư duy logic, suy nghĩ phán đoán những gì được dạy và học sẽ cần cho nghề nghiệp tương lai của mình.

- Giải pháp: Thay vì ghi nhớ và học vẹt những thông tin giảng viên cung cấp, hãy tìm hiểu sâu hơn bằng cách trả lời cho câu hỏi “Tại sao?”, “Như thế nào?”. Đối với các môn kỹ năng, bạn cần nhiều thực hành và ứng dụng vào thực tế.

+ Bài tập về nhà

- Phổ thông: Thầy cô thường nhắc nhở và kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.

- Đại học: Giảng viên ít nhắc nhở hay kiểm tra tất cả bài tập về nhà.

- Giải pháp: “Học phải đi đôi với hành”. Việc không làm bài tập sẽ khiến cho bạn dễ quên kiến thức, thậm chí không nắm vững kiến thức và mất thời gian cho ôn tập làm kiểm tra và thi cử sau này. Bên cạnh đó, sự chủ độngsáng tạo trong học tập sẽ giúp bạn làm chủ tri thức của mình.

Đánh giá lịch học đại học như thế nào
Sinh viên cần chủ động tìm và đọc tài liệu

     Ví dụ: Để chủ động trong học tập, bạn phải chủ động chuẩn bị bài trước khi lên lớp, tự đặt câu hỏi cho mình hoặc giảng viên những điều bạn còn thắc mắc. Thảo luận với bạn bè, sắp xếp lại thông tin mình vừa học hoặc đọc được. 

       Sự sáng tạo cũng góp phần làm bạn hứng thú hơn trong học tập, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau: vẽ tranh vui khi học từ vựng. Để tự luyện nói tiếng Anh, bạn tưởng tượng mình là một nhân vật nào đó suy nghĩ và nói về một vấn đề theo quan điểm của người đó. Ví dụ: Bạn làSteve Jobs và nói về Tiện ích của Ipad  hoặc liên kết các vật thể với nhau để học từ vựng dễ hơn và có vốn từ vựng bao quát hơn (VD như Hệ mặt trởi và các loại trái cây).

+ Việc dạy và học tiếng Anh

- Phổ thông: Phần lớn các trường phổ thông tập trung vào Ngữ pháp và Đọc hiểu.

- Đại học: Bên cạnh Ngữ pháp, sinh viên được rèn luyện 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết và Ngữ Âm.

- Giải pháp: Trong những kỹ năng này, chắc hẳn nhiều bạn sẽ rất “sợ” môn Nghe vì trước đây các bạn ít khi hoặc thậm chí chưa từng luyện Nghe tiếng Anh. Để khắc phục điều này, chúng ta hãy lên kế hoạch rèn luyện môn Nghe hằng ngày vào một giờ cố định nào đó. Bạn nên luyện Nghe vào lúc tinh thần bạn thoải mái nhất (có thể là vào lúc bạn vừa mới thức dậy!) vì lúc đó bạn sẽ nghe tốt hơn.   

+ Kiểm tra

- Phổ thông: Ngoài các bài thi học kỳ, cả năm, bài kiểm tra có 3 loại chính: kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút và kiểm tra 1 tiết.

- Đại học: Kiểm tra tùy thuộc vào đặc trưng của môn học và yêu cầu của giảng viên. Ví dụ: Môn A chỉ có 2 hình thức kiểm tra, đánh giá như kiểm tra thường xuyên và thi kết thúc môn học. Trong khi môn B lại có bài kiểm tra thường xuyên & bài tập nhóm, bài tập cá nhân & bài tiểu luận và bài báo cáo cho một chủ đề nào đó.

- Giải pháp: Bạn có thể trao đổi với giảng viên về hình thức kiểm tra vào đầu năm học hoặc dựa vào Đề cương chi tiết học phần của từng môn học để phân bố thời gian học tập hợp lý.

Đánh giá lịch học đại học như thế nào
Sinh viên báo cáo tiểu luận

+ Điểm số

- Phổ thông: Có quy định về hệ số của các điểm số tuỳ theo loại đề kiểm tra hay đề thi (kiểm tra miệng hay kiểm tra 15 phút thường hệ số 1).

- Đại học: Điểm có thể do bài kiểm tra, bài tập nhóm, bài báo cáo, bài tiểu luận, sự hiện diện và đóng góp của bạn trong suốt quá trình học. Tuy nhiên, trọng số của từng cột điểm có thể tính khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng giảng viên. Ví dụ: Đối với môn A, sự hiện hiện và tham gia bài tập trên lớp của bạn chiếm 10%, trong khi đó bài kiểm tra giữa kỳ sẽ là 20%, cuối kỳ 20% và điểm thi là 50%.

- Giải pháp: Bạn phải thường xuyên kiểm tra Đề cương chi tiết học phần để xem dạng bài tập nào chiếm phần trăm số điểm nhiều hơn và thời gian làm, nộp bài. Sự chậm trễ trong nộp bài cũng ảnh hưởng ít nhiều đến điểm số của bạn.

+ Thi cử

- Phổ thông: Kiểm tra dàn trải giúp cho quá trình ôn tập được thường xuyên hơn và thi cử cũng không quá vất vả.

- Đại học: Kiểm tra không dàn trải và một vài môn học chỉ có: 1 bài kiểm tra giữa kỳ & thi cuối kỳ hoặc 1 bài kiểm tra, 1 bài báo cáo và thi cuối học kỳ.

- Giải pháp: Bạn dễ có tâm lý vừa học vừa chơi trong suốt học kỳ và khi kỳ thi đến, bạn sẽ thức suốt đêm để học thuộc lòng những gì bạn cảm thấy là quan trọng, nhưng cách học này hiếm khi đem lại kết quả cao.

Hãy lập thời khóa biểu ôn tập cho từng môn. Bạn hãy bắt đầu ngay tuần thứ 3 của học kỳ. Việc ôn tập có thể lập lại hai tuần một lần cho môn này, 3 tuần một lần cho môn khác.

Đánh giá lịch học đại học như thế nào
Niềm vui ngày tốt nghiệp Đại học.

Thi cử cũng thật sự rất quan trọng, do đó trước kỳ thi, hãy:

        * Giữ gìn sức khỏe: ngủ 7-8 tiếng, dinh dưỡng đầy đủ, tham gia các hoạt động thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. “Một cơ thể khỏe mạnh sẽ là nền tảng cho đầu óc minh mẫn”.

        * Giữ trạng thái tâm lý tốt: thời khóa biểu học tập và ôn tập hợp lý. Đừng bỏ qua việc thư giãn với vài bản nhạc bạn yêu thích hoặc dành vài phút trò chuyện với bạn mình. (Đừng tám lâu quá nhé!)

       * Đừng tự gây áp lực cho mình khi thi. Ví dụ: tôi phải đạt loại giỏi để lãnh học bổng hoặc Tôi phải thi môn này được điểm A. Đây có thể là mục tiêu để phấn đấu nhưng đừng xem đó là áp lực. Hãy cố gắng hết sức mình, cùng với phương pháp học tập hợp lý, bạn sẽ được kết quả như ý.

Lời kết: Trên đây là những phân biệt chủ yếu giữa học ở phổ thông và học trong trường Đại học. Hy vọng các bạn sinh viên năm thứ nhất sẽ chủ động hơn để tránh những hạn chế nhất định đến năm đầu học Đại học của các bạn.

ThS. Dương Thị Diễm Phúc

(Khoa Ngoại ngữ, Đại học An Giang)

Tin khác

Bài mới

Được quan tâm nhiều

Đánh giá lịch học đại học như thế nào

Đánh giá lịch học đại học như thế nào

Đánh giá lịch học đại học như thế nào

Đánh giá lịch học đại học như thế nào

Đánh giá lịch học đại học như thế nào