Đạo làm con có nghĩa là gì

Ơn nghĩa sinh thành - Kỳ1: Trời xanh có thấu...Ơn nghĩa sinh thành - Kỳ 2: Nước mắt chảy xuôiƠn nghĩa sinh thành - Kỳ 3: Hai người mẹChuyện mẹ con nào cũng làm ta khóc

Đạo làm con có nghĩa là gì
Phóng to
Mẹ già như chuối ba hương... Ảnh minh họa

Nhưng điều đáng nói là cậu SV trong bài lại yêu thương người mẹ nuôi như chính mẹ ruột của mình. Một điều rất, rất hiếm thấy nhưng lại là một điều thường tình, vì lẽ: tình yêu đồng bào, đạo làm con và đạo làm người.

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều khi đọc loạt bài. Đọc xong, tự dưng tôi nhớ đến mẹ cha ngay. Nhưng đáng tiếc, ông bà không còn nữa, và tự dưng nước mắt tôi rơi...

Tôi đã rơi nước mắt từ lúc nào, thương quá tình mẫu tử của hai mẹ con. Ân đã gần như trọn nghĩa trọn tình với người mẹ nuôi cho đến những ngày được báo hiệu mẹ Phẳng sẽ sắp phải đi xa... Vẫn biết rằng Sinh - Lão - Bệnh - Tử là lẽ thường tình. Đừng buồn nhé Ân, em sẽ không cô đơn khi mẹ đã đi xa, em sẽ may mắn trong cuộc đời này, vì em là người sống có lòng nhân ái, trọn hiếu trọn tình...

Tôi đã đọc bài báo Ơn nghĩa sinh thành - Kỳ 3: Hai người mẹ. Tôi cảm thấy đó là một tấm gương sáng để cho nhiều người con đã đối xử với cha mẹ của mình không ra gì - chỉ vì chạy theo đồng tiền - học tập. Đó là một người con hiếu thảo không với những mẹ của mình mà cả với người khác. Thanh niên thời nay ít người được như vậy lắm...

Đọc loạt phóng sự, em thật cảm thương cho các cụ đang sống trong các viện dưỡng lão. Các cụ lúc còn trẻ cũng làm nhiều việc có ích cho xã hội, thương yêu con cái hết mình, có người lo cho con cái học đến bậc Thạc sĩ. Đáng lẽ ra với công ơn như thế các cụ phải được hưởng niềm vui bên con cháu, được phụng dưỡng đàng hoàng, thế mà... Thật đáng trách cho những người con đối xử với cha mẹ mình như thế. Có lẽ họ đã quên họ có mặt trên đời này là do máu thịt, công ơn của chính cha mẹ họ...

Hai ngày vừa qua, em theo dõi rất kỹ loạt phóng sự "Ơn nghĩa sinh thành". Không phải lần đầu tiên đọc chủ đề này, nhưng sao em không cầm được nước mắt trước tấm lòng cao cả như biển trời của mẹ cha. Ba mẹ ơi, con vô cùng cảm phục công ơn sinh thành, dưỡng dục của ba mẹ, tình yêu thương mà ba mẹ dành cho con thật vô bờ bến. Khi đi học xa nhà, con lại càng thấm thía biết bao. Ba mẹ hãy cố giữ sức khỏe vì chúng con, ba mẹ nhé!

Tôi cũng là một người mẹ, một người bà. Đọc bài báo càng nghiệm ra rằng chỉ khi nào ta lớn lên, theo thời gian mới thấu hiểu tâm tư và tình cảm của cha mẹ mình. Đạo Phật đã dạy rằng cha mẹ là Phật, ta lo phụng dưỡng cha mẹ cũng là một cách tu rồi. Tại sao trên đời này lại có người con không biết thương cha mẹ mình?

Đọc xong bài phóng sự, lòng tôi không khỏi bùi ngùi xao xuyến. Tôi tự hỏi rằng tại sao trên cõi đời này lại còn tồn tại những đứa con bất hiếu như thế? Nỡ nào vì miếng ăn, miếng đất, vì nghe lời người khác xúi giục mà xử sự với mẹ mình như thế. Có phút giây bất chợt nào đó, những người con chợt nghĩ ra rằng mình vẫn còn một người mẹ sống trên cõi đời này không? Mà nếu có hối tiếc thì cũng đã muộn mất rồi.

Dù rằng bị đối xử tệ bạc như vậy, dù rằng bị con ruồng bỏ, cảnh đời hẩm hiu đến vậy, nhưng khi nhắm mắt xuôi tay mẹ vẫn không trách con... Hỡi những người con bất hiếu, đừng để những lợi lộc, mưu sinh, đồng tiền cám dỗ mà quên nghĩa mẹ ơn cha, hãy sám hối những tội lỗi đã gây ra, hãy để lương tâm mình sống thật với lòng mình...

NÔNG THỊ PHƯỢNG (Sơn La, Lai Châu)

Đạo làm con có nghĩa là gì

Đức phật

Đạo làm con có nghĩa là gì

Từ điển

Đạo làm con có nghĩa là gì

Giáo hội

Đạo làm con có nghĩa là gì

Chùa

Đạo làm con có nghĩa là gì

Sách

Đạo làm con có nghĩa là gì

Tăng sỹ

Công ơn sinh thành dưỡng dục mẹ mang nặng đẻ đau, cha làm lụng vất vả nuôi ta khôn lớn, cưới vợ lấy chồng rồi còn chia gia tài cho ta. Ơn nghĩa này khó đáp đền trong muôn một, đối với cha mẹ mà ta không biết ơn biết nghĩa thì sao có thể thương yêu, giúp đỡ người khác.

Sống cho tròn đạo làm con,

Sống yêu thương, biết chia sẻ,

Sống chân thành, không gian dối,

Ai làm người nhớ khắc ghi.

Làm người trước tiên chúng ta phải biết giữ tròn đạo làm con, biết kính trên nhường dưới, sống yêu thương chân thành, biết chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi có việc cần thiết. Không gian dối, sống thành thật là tiêu chí đạo đức để giữ được mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống. Muốn được như vậy chúng ta phải tin sâu nhân quả, mỗi ngày rèn luyện nhân cách sống mà biết cảm thông và tha thứ, biết bao dung và độ lượng, biết giúp đỡ và sẻ chia, biết yêu thương và hiều biết.

Sống cho tròn đạo ân nghĩa,

Làm người tốt, biết sẻ chia,

Ơn sinh thành, công dưỡng dục,

Đạo làm con phải đáp đền.

Công ơn sinh thành dưỡng dục mẹ mang nặng đẻ đau, cha làm lụng vất vả nuôi ta khôn lớn, cưới vợ lấy chồng rồi còn chia gia tài cho ta. Ơn nghĩa này khó đáp đền trong muôn một, đối với cha mẹ mà ta không biết ơn biết nghĩa thì sao có thể thương yêu, giúp đỡ người khác.

Đạo làm con có nghĩa là gì
 

Biết ơn và đền ơn là đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây đã thấm nhuần trong lòng dân tộc Việt Nam ta từ ngàn xưa cho đến ngày hôm nay.

Phật dạy: “Cho dù ta hai vai cõng cha, cõng mẹ suốt 100 năm, cho ăn uống đầy đủ, chăm sóc chu đáo vẫn không thể đền trả hết công ơn cha mẹ”. Muốn trả được ơn khó đền này ngoài việc dưỡng nuôi vật chất đầy đủ ta phải làm sao khuyên cha mẹ biết tin sâu nhân quả, quy hướng Tam bảo, sống hiền lương đạo đức. Nếu khuyên cha mẹ xuất gia sống vui với Chánh pháp để an lạc tuổi già, ít phiền muộn khổ đau thì đó là cách trả ơn cao cả nhất.

Một người con có hiếu là người con biết tự lo cho mình, cha mẹ không phải tốn sức lực lo lắng và theo dõi. Người con có thể tự đi trên đôi chân, làm bằng đôi bàn tay và khối óc, tự kiếm sống và tự quyết định cuộc đời mình mà không cần cha mẹ bên cạnh. Một người con biết tự chăm sóc và nuôi dưỡng mình là đã giúp được cho cha mẹ và biết lo cho cha mẹ.

Một người con mang trong mình các yếu tố của cha mẹ, các gen di truyền, các khát khao, sự hạnh phúc hay khổ đau của cha mẹ. Phận làm con khi còn nhỏ tuy sống với cha mẹ phải nhờ vào sự nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ nhưng bản thân cũng phải tự nuôi dưỡng và tự vươn lên bằng tự lực bản thân. Khi lớn lên người con đi học và làm việc, có thể sống tự lập không còn nương nhờ vào cha mẹ, đến lúc nào đó sẽ giúp đỡ được cha mẹ và biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Buổi tối, cha mẹ thường kêu ta vào phòng khách và dạy dỗ đạo làm người; nào là phải biết kính trọng người lớn, nào là đi đường phải có ý tứ, nào là phải biết vâng lời thầy cô, nào là phải giữ gìn thân thể. Lời cha mẹ dạy sẽ mớm nhân duyên cho người con mai sau khôn lớn trưởng thành làm người có ích cho xã hội. Người con có nên người hay không là do bản thân biết tự vận dụng lời cha mẹ dạy, để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày.

Trong xã hội, mọi người đều có bổn phận và việc làm khác nhau để đóng góp lợi ích thiết thực mà cùng nhau bảo tồn mạng sống. Cây có cội, nước có nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây là đạo lý chân thật không thể thiếu trong đời sống con người. Cung kính, hiếu dưỡng đối với cha mẹ là trách nhiệm và bổn phận của tất cả mọi người.

Trong các thứ tình trên thế gian không có gì cao quý và thâm sâu bằng tình mẹ, mẹ mang nặng đẻ đau, sớm hôm nuôi dưỡng. Khi con mở mắt chào đời mẹ mớm cho con dòng sữa ngọt, chăm sóc, lo lắng từng giờ, bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn, những khi trái gió trở trời con đau là mẹ đứng ngồi không yên. Mẹ thức khuya dậy sớm, lao khổ cực nhọc đủ điều, tần tảo nuôi con mong cho con mau khôn lớn.

Ai đã từng mang nặng đẻ đau, ai đã từng làm mẹ mới cảm nhận được ân đức của mẹ, và ai sắp sửa làm mẹ cũng phải bùi ngùi xúc động mà nhớ đến công lao khó nhọc của mẹ cha. Nhất là các đấng mày râu không có thiên chức làm mẹ thì càng phải yêu thương, quý kính mẹ nhiều hơn. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần cấp dưỡng cho cha mẹ mỗi tháng là đủ, nhưng thật ra người lớn tuổi nếu không phải là người phật tử chân chính thì dễ buồn chán, cô đơn, mặc cảm, hay nhớ nghĩ về quá khứ thời son trẻ nên dễ cáu gắt, giận hờn, trách móc.

Bổn phận làm con ta phải thường xuyên quan tâm thưa hỏi, chăm sóc mỗi khi có dịp gần gũi. Nhờ vậy, cha mẹ già dù có nghèo nhưng vẫn vui lòng vì thấy mình còn được con cái quan tâm chăm sóc, lo lắng.

Nếu chúng ta vì hoàn cảnh không thể sớm thăm tối viếng thì cũng phải điện thoại, thư từ liên lạc, vấn an sức khỏe để cha mẹ được an vui, hạnh phúc tuổi già. Nếu cha mẹ chưa biết quy hướng Tam bảo thì ta phải tìm cách khuyên nhủ cha mẹ đi chùa và quy y Tam bảo; khuyên cha mẹ biết làm phước, đi chùa tụng kinh, niệm Phật, Bồ tát, làm các việc thiện ích; như vậy là cách báo hiếu tốt nhất.

Nhờ tu học Phật pháp, cha mẹ cảm nhận được niềm vui từ sự biết buông xả các thói quen chấp trước có hại cho mình và người mà cùng sống vui vẻ bình an, hạnh phúc với cháu con.

Ngày xưa, có 3 anh em người nào cũng có hiếu nên cùng chia nhau nuôi mẹ. Người anh cả giàu có nên mỗi khi đến kỳ nuôi mẹ đều lo chu đáo, đầy đủ. Do đó, người mẹ hồng hào, khỏe mạnh. Người con thứ hai cũng vậy, nhờ khá giả nên anh nuôi mẹ cũng được vuông tròn tốt đẹp. Tới phiên người con út vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nuôi mẹ không được đầy đủ làm bà sụt ký. Khi bước lên cân bà phải bỏ chì trong túi để đứa con út không bị hai người anh quở trách.

Câu chuyện bù chì là một đạo lý thiêng liêng nói về tình mẹ bao la như trời biển, bà không muốn con mình buồn phiền vì tâm so đo, ích kỷ. Hai người anh có tiền nếu biết mở lòng rộng lớn hơn mà cung cấp tiền bạc, phương tiện để em mình lo cho mẹ đầy đủ thì hạnh phúc biết bao nhiêu. Do đó, câu chuyện trên nói lên ý nghĩa:

Giàu cha, giàu mẹ thì hơn,

Giàu anh, giàu chị khó lòng giúp nhau.

Ở đây nói về phương diện tình mẹ đã cho chúng ta cách nhìn sáng suốt hơn. Người mẹ ấy thật từ bi, bà không muốn con mình oán trách lẫn nhau nên phải đeo chì để hai người con lớn không phiền lòng. Điều này chứng tỏ tình mẹ bao la như trời cao biển rộng không gì có thể so sánh được. Câu chuyện người mẹ bù chì khi nghe qua ai cũng cảm động nên càng phải cung kính, hiếu dưỡng cha mẹ nhiều hơn.

Cha mẹ giàu có thì lo cho con đầy đủ, ăn học đến nơi đến chốn, biết sống tự lập, không ỷ lại. Ngược lại, cha mẹ nghèo thì tùy thuận hoàn cảnh mà con cái tìm cách nuôi nấng, giúp đỡ để cha mẹ được an vui lúc tuổi già. Tuổi già thường đau yếu, bệnh hoạn, nếu cha mẹ không biết tu tâm dưỡng tính sẽ làm khổ mình và ảnh hưởng đến con cháu.

Đạo làm con có nghĩa là gì
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Thiền sư Tông Diễn ở miền Bắc nước ta đã lo cho mẹ những ngày cuối đời biết quy hướng Tam bảo, tự làm các việc công ích trong chùa và một lòng nhất tâm niệm Bồ Tát Quán Thế Âm. Nhờ vậy, khi ra đi bà an nhiên được sinh về cõi lành.

Thoạt đầu, ta thấy khi còn trẻ ngài có vẻ như một người con bất hiếu, mới bị mẹ đánh có một chút mà bỏ nhà đi luôn. Thật ra, ngài đã có chủng duyên sâu dày với Phật pháp, nơi vùng quê xa xôi hẻo lánh tuổi còn nhỏ thì làm sao ngài ý thức được việc sát sinh.

Chính vì vậy, khi nghe mẹ bảo mần cua lòng ngài cảm thấy thương xót chúng vô cùng nên nhất định thả, ngài thà chịu lỗi với mẹ một chút chứ không nỡ giết hại lũ cua. Nhờ có duyên nhiều đời với Phật pháp nên nhân cơ hội bỏ chạy khi bị mẹ đánh mà ngài vào chùa xuất gia cầu đạo, ngài thà để mẹ chịu khổ nhớ con chứ không để mẹ con cùng nhau mang tội sát sinh hại vật.

Đến khi tu hành chứng được đạo quả, ngài thấy đủ nhân duyên độ mẹ sống quãng đời còn lại để tích công bồi đức nên đã quay về khuyến khích bà đi tu. Dù thương mẹ nhưng ngài vẫn không cho bà biết rõ thân phận để bà cố gắng siêng năng tu hành và không ỷ lại. Nếu để mẹ biết thân phận của mình thì bà sẽ sinh tâm ỷ lại khi nghĩ con mình là thầy trụ trì mà dễ có tâm cống cao ngã mạn khó tu hành.

Nhờ vậy, mẹ ngài đã thành tâm công quả và không chút xao lãng trong việc tụng kinh, niệm Bồ Tát Quán Thế Âm; do đó phát tín tâm kiên cố nhờ lời khuyên nhủ, động viên khéo léo của ngài.

Đó là phương tiện thiện xảo để giúp mẹ ngài ý thức việc tu hành được tốt đẹp, đến lúc lâm chung bà mỉm cười ra đi dưới sự hộ niệm của Tăng chúng trong chùa. Ngài là một tấm gương sáng tu hành đạt đạo và độ mẹ biết quy hướng Tam bảo mà sống đời an vui giải thoát trong quãng đời còn lại.

Trong cuộc sống tùy theo hoàn cảnh mà mỗi vị Bồ Tát có nhiều tâm nguyện khác nhau để độ cho cha mẹ bằng nhiều cách. Tấm gương hiếu của Thiền sư Tông Diễn đã chứng minh cho đời hương thơm bất diệt nhờ sự biết ơn và đền ơn. Người con Phật chính vì thế trước tiên phải biết hiếu kính với cha mẹ, sau mới quy hướng Tam bảo. 

Đạo làm con có nghĩa là gì

  • Đạo làm con có nghĩa là gì

  • Đạo làm con có nghĩa là gì

  • Đạo làm con có nghĩa là gì

Đạo làm con có nghĩa là gì

Đạo làm con có nghĩa là gì

Đạo làm con có nghĩa là gì

Đạo làm con có nghĩa là gì

Đạo làm con có nghĩa là gì