Ga Hà Nội đến ga Nha Trang bao nhiêu km?

Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, từ giữa tháng 2/2020, công ty sẽ áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi; trong đó giảm giá vé đến 50% cho các trường hợp mua vé sớm, cự ly dài. Ngoài ra, từ ngày 10 – 11/2, đôi tàu SQN1/2 (chặng Sài Gòn – Quy Nhơn) sẽ ngừng chạy đến khi có lệnh mới.

Theo đó, đối với tàu khách Thống Nhất SE3/4, SE7/8, SE9/10 (cự ly vận chuyển trên 900 km) và tàu SE21/22, SE25/26 (cự ly vận chuyển trên 600 km), hành khách mua vé trước ngày đi tàu từ 5 ngày trở lên được giảm giá từ 5% đến 50% giá vé. Chương trình này không áp dụng cho loại chỗ giường nằm khoang 4 tàu SE3. Đối với tàu khu đoạn, khách mua vé trước ngày đi tàu từ 5 ngày trở lên được giảm từ 5% đến 30% giá vé; không áp dụng giảm giá loại chỗ giường nằm khoang 4 các tàu SPT1/2/3/4, SNT1/2.

Ngoài ra, công ty vẫn áp dụng giảm giá khi mua vé tập thể, vé khứ hồi và chính sách giảm giá vé cho các đối tượng chính sách xã hội như mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, người nhiễm chất độc hóa học, người khuyệt tất nặng, người cao tuổi, sinh viên, trẻ em... Đối với các tập thể số lượng lớn, có nhu cầu đi đến các địa điểm du lịch dọc tuyến đường sắt, công ty sẽ lập các đoàn tàu riêng chuyên chở với thời gian, loại chỗ theo yêu cầu của hành khách và giá vé thỏa thuận.

Để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách sau dịp Tết Canh Tý 2020, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam tổ chức chạy hàng ngày 5 đôi tàu Thống nhất SE1/2, SE3/4, SE5/6, SE7/8, SE9/10 giữa Sài Gòn – Hà Nội. Riêng tàu khu đoạn, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn sẽ tổ chức chạy thêm các đoàn tàu SE21/22 (ga Sài Gòn – Huế); SQN1/2 (Sài Gòn – Quy Nhơn); SNT1/2 (Sài Gòn – Nha Trang), SPT1/2 (Sài Gòn – Phan Thiết). Ngoài ra, vào các dịp cuối tuần, lễ, hè công ty còn tổ chức chạy thêm các đoàn tàu từ Thành phố Hồ Chí Minh đi đến Phan Thiết, Nha Trang, Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Đà Nẵng… và ngược lại.

Trong khi đó, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, tàu SQN1/2 (Sài Gòn – Quy Nhơn) sẽ ngừng chạy từ ngày 10 - 11/2, đến khi có lệnh mới. Cụ thể, tàu SQN2 xuất phát từ ga Sài Gòn sẽ ngừng chạy tàu từ ngày 10/2; trong khi tàu SQN1 xuất phát tại Quy Nhơn sẽ ngừng chạy tàu từ 11/2.

Từ ngày 20-10, bán vé tàu Tết Canh Tý 2020.

Từ 8 giờ 00 ngày 20-10, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) tổ chức mở bán vé tàu cho các tập thể đã đăng ký và bán vé cá nhân hành khách đi tàu trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 tại các nhà ga, các điểm bán vé và các đại lý bán vé thuộc ĐSVN; trên Website: www.dsvn.vn; vetau.com.vn, giare.vetau.vn; qua Tổng đài bán vé Sài Gòn: 19001520, Biên Hòa: 0918520823, Nha Trang: 0258.3822113, Đà Nẵng: 0236.3823.810- 02363.574.002, Hà Nội: 19000109…

Để phục vụ tối đa nhu cầu hành khách, Ngành Đường sắt sẽ tổ chức chạy thường xuyên 10 đôi tàu thống nhất từ Sài Gòn đi Hà Nội và ngược lại; 12 đôi tàu khu đoạn từ Sài Gòn đi các ga Phan Thiết, Nha Trang, Diêu Trì, Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Đồng Hới, Vinh, Thanh Hóa và ngược lại. Tổng số chỗ cung ứng khoảng 287.000 chỗ.

Trong dịp này, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn đang triển khai chương trình kích cầu tháng 10, tháng 11 năm 2019, dành 5.000 chỗ trên các đoàn tàu khách do công ty quản lý (trừ SE10/SE9),  với giá bán bằng 50%  giá vé cùng thời điểm cho hạng vé ghế ngồi và giường nằm điều hòa khoang 6; áp dụng cho hành khách mua vé trước 5 ngày tàu chạy. Quý khách liên hệ các ga Đà Nẵng, Tam Kỳ, Quảng Ngãi  hoặc www.danangstation.com.vn  để được hướng dẫn và mua vé.

Chia sẻ từ sân bay Nội Bài của những người 'về nước để an toàn hơn. Sảnh chờ làm thủ tục nhập cảnh nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài ngày cuối tuần, hơn 100 hành khách ngồi chờ làm thủ tục để về khu cách ly huyện Thanh Trì (Hà Nội). Trong số này, có khá đông người từ châu Âu trở về trên chuyến bay QR 976 của Qatar Airways sau một hành trình dài.

Chị Nguyễn Thị Thanh Nga (38 tuổi) cùng 3 con nhỏ từ Hungarry về nước cho biết, trước khi mua vé về Việt Nam, dù biết phải cách ly tập trung 14 ngày nhưng chị không nghĩ công tác cách ly lại nghiêm ngặt đến vậy. 

Ngay từ khi xuống sân bay mẹ con chị được đo thân nhiệt, khai báo y tế, sau đó mới đến sảnh chờ nhập cảnh làm thủ tục đưa đi cách ly.

NHỮNG CHUYẾN TÀU ĐOÀN VIÊN TRƯỚC THỜI KHẮC GIAO THỪA

Đâu đó những ánh mắt tìm người thân, tiếng gọi nhau í ới, nụ cười hay cái bắt tay hay ngày hội ngộ... hiển hiện tại các nhà ga trong những ngày cuối cùng của năm Kỷ Hợi.

Trên sân ga Hà Nội buổi chiều cuối năm Kỷ Hợi xuất hiện một cơn mưa lây phây kèm chút se lạnh của mùa đông miền Bắc. Nơi đây rất đông đúc, nhộn nhịp, khác hẳn với những ngày thường. Trước giờ tàu chạy, hành khách ai cũng hối hả, tay xách nách mang đủ thứ đồ để về quê đón Tết. Công nhân nhà ga bận rộn dọn dẹp để chuẩn bị đón Tết, từ việc quét dọn đến lau rửa, thay lại rèm cửa, chăn gối... tất cả đều diễn ra một cách nhịp nhàng, cẩn thận.

Không chỉ ở ga Hà Nội mà tất cả các nhà ga khác dọc tuyến bắc - nam đều đông khách vào thời điểm này. Một số ga chính ở Thanh Hoá, Vinh, Đà Nẵng... tàu phải dừng lâu hơn mọi khi bởi lượng hành khách lên xuống rất đông.

Năm 2019, TP. HCM đã bán ra 220.000 vé tàu để phục vụ cho cả trước và sau Tết. Và đến năm 2020, con số này còn tăng cao hơn. Như vậy, xe lửa vẫn là loại phương tiện vận tải được người dân lựa chọn nhiều vào dịp Tết.

Phóng viên Zing.vn có mặt tại nhà ga ngày 28, 29 Tết. Vé tàu các tuyến từ Hà Nội chạy dọc về TP. HCM đã bán hết cách đó cả tuần. Chỉ còn lại các ghế phụ dành cho một vài hành khách mua vé sau. Những người làm ngành đường sắt cho biết cứ từ 20 tháng Chạp trở đi, năm nào cũng vậy, số lượng hành khách đi tàu luôn tăng rất cao. Bởi vậy vé tàu Tết được mở bán trước đó chừng 2 tháng.

Anh Đậu Phi Quyết sinh sống cùng vợ và 2 con nhỏ ở TP. HCM. Mỗi dịp Tết đến là cả gia đình nhỏ lại “dắt díu” nhau về Nghệ An ăn Tết cùng bố mẹ. Năm nay, anh đã kịp mua một cây mai vàng Diêu Trì đem về làm quà biếu. Nụ cười rạng rỡ đang hiện trên gương mặt anh Quyết sau hành trình dài 1.400 km về nhà đón năm mới.

Những ngày này đi tàu, người ta cũng chẳng lạ gì với hình ảnh mai, đào, quất hay những cành hoa ly được bọc gói cẩn thận theo những hành khách lên tàu. Sắc vàng hoa mai, sắc đỏ hoa đào, hồng đậm của ly cùng với vài bản nhạc mừng xuân làm cho các ga tàu tràn ngập không khí tưng bừng, rộn rã. Đâu đó những ánh mắt tìm người thân, tiếng gọi, nụ cười, những cái bắt tay thân mật… mọi thứ tưởng chừng là xưa cũ đang hiển hiện trong những khoảnh khắc trở về nhà.

33 tiếng để trở về ăn Tết đoàn viên

Sáng ngày 28 tháng Chạp, gia đình chị Nguyễn Nhung (30 tuổi) cũng khởi hành từ ga Sài Gòn để trở về quê ngoài bắc. Năm nay, vợ chồng chị cùng 2 con nhỏ về quê ngoại ăn Tết. Chị kể cả vé đi lẫn về đều phải mua trước, thậm chí, không dễ dàng gì khi hôm đó quá đông người mua. Để được lên tàu nằm từ TP. HCM về Thanh Hóa, chị Nhung đã phải đặt từ tháng 10/2019, khi nhà ga bắt đầu mở bán vé tàu Tết.

Trên khoang giường nằm mềm, chị nhớ về những ký ức đi tàu của mình. Chị bảo thích di chuyển bằng tàu. Hồi còn là sinh viên mỗi lần về quê, chị Nhung lại rủ mấy người bạn đặt vé để cùng đi. Sau khi kết hôn, hai vợ chồng chị đi máy bay cho tiện nhưng đến khi có con nhỏ, sợ con quấy khóc không đi được máy bay, hai vợ chồng lại quay về với tàu hỏa. Phụ nữ 30 tuổi chia sẻ: “Đi máy bay cũng tốn kha khá thời gian làm thủ tục, mỗi chuyến như vậy cả nhà cũng mất 7 tiếng để về tới nơi. Đi tàu chậm hơn, nhưng được cái rộng rãi, 2 đứa nhỏ vì vậy cũng bớt quấy khóc hơn vì chúng có không gian để chơi”.

Trong khoang giường nằm với diện tích chỉ chừng 4 m vuông chất đầy đồ đạc, cây mai vàng được xếp cẩn thận một góc. Cây mai được chị Nhung mua từ Sài Gòn trước khi về một ngày, cũng kịp gói ghém để mang về quê. Theo chị Nhung, sắc vàng của hoa mai và màu đỏ của hoa đào là những thứ không thể thiếu trong gia đình ngày Tết. Vậy nên dù có chút lỉnh kỉnh, chị cũng cố mua một cây mang về để ông ngoại bày ở bàn uống nước.

Năm nay Nem 4 tuổi, là chị cả nên cô bé có vẻ biết lo lắng cho bố mẹ hơn. Thỉnh thoảng Nem lại quay ra hỏi mẹ có mệt không, cũng không quên kèm theo mấy câu ngây ngô: “Đây là đâu hả mẹ?”, “Sắp tới nơi là còn bao xa?”, “Chút nữa con sẽ ôm ngoại được không hả mẹ?”… Cứ mỗi khi tàu dừng, Nem lại thích thú nhìn ra sân ga để tìm ông ngoại. Có lẽ lâu rồi chưa về nhà ông nên cô bé cứ háo hức suốt cả dọc đường. Kết thúc chuyến hành trình cả nhà được ông ngoại đứng chờ sẵn ở ga đón, mọi người cùng nhau về nhà trước thời khắc giao thừa vài chục giờ.

Những ký ức tàu trưởng và 20 năm đón Tết trên những chuyến tàu

Khi nhắc về những chuyến tàu Tết mà mình đã đồng hành hơn 20 năm qua, tàu trưởng Nguyễn Anh Tuấn vẫn nhớ về ký ức chuyến tàu VQ1 lộ tình Vinh - Quy Nhơn năm 2008: Đoàn tàu với 11 toa ghế cứng không điều hoà. Năm đó, anh vẫn còn là một nhiên viên phục vụ toa tàu, lần đầu tiên trong đời anh đối diện với nhiều sự cố trên tàu như vậy. Trên cả quãng đường có tới 7 hành khách bị ngất xỉu. Nguyên nhân do tàu Tết quá đông cùng với cái nóng bức của miền Trung đã không chịu đựng nổi, anh cùng những nhân viên khác phải sơ cứu, chuyển ngay xuống ga Truồi và ga Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Nhân câu chuyện tàu Tết, người đàn ông có hơn 20 năm trong ngành đường sắt bỗng trăn trở. So với tổng thể ngành đường sắt nhiều năm gần đây, số lượng hành khách đã vắng đi rất nhiều mặc cho tàu hoả được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Những chuyến tàu bắc - nam vẫn duy trì lượng hành khách khá đông mỗi dịp Tết, còn lại những chuyến tàu tỉnh nhưng SE35 Hà Nội - Vinh có ngày đông, ngày lại vắng.

Các toa tàu ngày trên chuyến SE35 đã kín chỗ. Dọc các dãy hành lang xuất hiện thêm những hàng ghế phụ được bán với giá rẻ hơn, để dành cho những hành khách lỡ chuyến khi tàu chẳng may cháy vé. Hành lý của khách đi tàu những ngày này lúc nào cũng lỉnh kỉnh hơn. Họ mang theo quần áo, mai, đào, bánh chưng, quà Tết, thậm chí là xe máy, xe đạp. Vì vậy tàu dịp Tết thường được tăng cường thêm khoang hàng hoá để hành khách ký gửi, vận chuyển đồ.

Ba bố con anh Hạnh lên chuyến tàu Hà Nội - Vinh về quê ăn Tết, đồ đạc mang theo là một thùng bánh kẹo và một cái bánh chưng với khoanh giò ăn dọc đường mà vợ anh đã chuẩn bị sẵn. Do bận rộn công việc, chị nhà sẽ lên tàu về vào hôm sau. Anh kể ngày bé, bố đi làm xa, mỗi dịp Tết bố về lại mang theo quà bánh. Mấy anh chị em trong nhà lúc nào cũng ngóng bố về để được mở bánh kẹo. Bây giờ thì ở đâu cũng sẵn đồ Tết, chẳng thiếu gì nữa nhưng anh vẫn thích mang quà Tết về quê biếu bố mẹ. "Nó có cảm giác gần gũi, vui vẻ khó tả lắm”, anh Hạnh nói.

Khi được hỏi lý do chọn đi tàu ngày Tết hầu hết câu trả lời đều là vì gia đình có trẻ nhỏ. Vé đi tàu không chênh nhiều so với ôtô hoặc máy bay. Nhưng đi tàu tạo cho mọi người một cảm giác thoải mái, không gian dễ chịu, không bị chật chội, gò bó như đi xe khách. Tàu về Tết thường không có toa ghế cứng. Thay vào đó là những toa ghế mềm - giường nằm điều hòa được tăng cường nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu đường xa của hành khách.

Tàu hoả vẫn chạy đều đặn xuyên Tết. Khi mọi người đã bắt đầu nghỉ ngơi và tận hưởng kỳ nghỉ dài nhất trong năm thì những vòng quay bánh xe lửa vẫn lăn đều trên đường ray. Nó như một mạch mạch máu giao thông nối liền hai đầu nam - bắc, không bao giờ dừng lại bất kể thời gian.


Dời ga Nha Trang để phục vụ dự án thương mại là sai lầm

Từ góc độ khoa học quản lý đô thị, chúng ta hoàn toàn không nên cổ xúy cho việc đô thị hóa đến đâu, dời ga đến đó, đây là xu hướng có hại cho đô thị", KTS Ngô Viết Nam Sơn nói.

Trong 2 phương án mà doanh nghiệp đưa ra đều lấy đất ga Nha Trang để xây chung cư cao 30 tầng, công trình hỗn hợp 35 tầng, nhà ở xã hội, nhà liên kế, nhà ở kết hợp thương mại.

Sau khi doanh nghiệp báo cáo các phương án di dời, cải tạo ga Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo khi lập quy hoạch chi tiết dự án phải lấy ý kiến và được sự đồng thuận của cộng đồng.

Di dời hay cải tạo?

Như Zing.vn đã phản ánh, Công ty TNHH Tập đoàn thương mại Tuấn Dung (Công ty Tuấn Dung, có trụ sở Hà Nội) là doanh nghiệp đã được Bộ Giao thông Vận tải đồng ý chủ trương, cho phép lập các phương án đề xuất cải tạo, dời ga Nha Trang. Đổi lại, doanh nghiệp này sẽ được đối ứng bằng quỹ đất của ga Nha Trang hiện này.

Ga Nha Trang được xây dựng cách nay 84 năm và chứng tính lịch sử của quân dân tỉnh Khánh Hòa đứng lên đấu tranh, nổ súng chống thực dân Pháp. Ảnh: An Bình.

Theo Sở Giao thông Vận tải Khánh Hòa, Công ty Tuấn Dung đề xuất hai phương án liên quan ga Nha Trang. Theo đó, phương án 1 chỉ giữ lại ga hành khách, dời hoạt động vận chuyển hàng hóa ra ngoại thành. Còn phương án 2, dời toàn bộ ga Nha Trang đến ga mới tại xã Vĩnh Trung, TP Nha Trang.

Công ty Tuấn Dung cũng vừa chính thức báo cáo 2 phương án này lên UBND tỉnh Khánh Hòa và cơ quan này giao cho Sở GTVT chủ trì xem xét, tham mưu trước khi có quyết định.

Lãnh đạo Sở GTVT Khánh Hòa cho biết ở phương án thứ nhất, quỹ đất sau khi di dời ga hàng hóa khoảng hơn 3,6 ha sẽ trở thành chung cư cao 30 tầng, công trình hỗn hợp 35 tầng, nhà ở thương mại, công viên, đường giao thông nội bộ.

Nếu chọn phương án hai, ngoài công trình nhà ga Nha Trang hiện hữu thành bảo tàng du lịch, quỹ đất còn lại của ga Nha Trang vẫn sẽ dùng xây chung cư cao 30 tầng, công trình hỗn hợp 35 tầng, nhà ở xã hội, nhà liên kế, nhà ở kết hợp thương mại, cây xanh công viên, đường giao thông nội bộ.

Cũng theo vị lãnh đạo này, hai phương án đều có hạng mục xây chung cư cao 30 tầng, công trình hỗn hợp 35 tầng, nhà ở xã hội, nhà liên kế, nhà ở kết hợp thương mại.

“Sau khi Công ty Tuấn Dung báo cáo hai phương án, hiện tỉnh đã giao cho sở nghiên cứu, xem xét”, lãnh đạo Sở GTVT nói và cho biết đây mới chỉ ở giai đoạn góp ý và cần rất nhiều thời gian để thực hiện.

Phải đồng thuận

Trao đổi với Zing.vn, một lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định việc di dời hay cải tạo ga Nha Trang tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành phải làm kỹ, trước khi có quyết định cuối cùng.

UBND phường Phước Tân cho biết hiện có hơn 1.000 hộ dân sống dọc đường sắt hình bóng đèn dài khoảng 2 km; còn tính hộ bị ảnh hưởng nếu di dời ga sẽ rất lớn. Ảnh: An Bình.

“Sở GTVT có báo cáo khu vực này thường xuyên ùn tắc giao thông và cần phải tháo gỡ, nhưng quan điểm của tỉnh, ga Nha Trang là công trình di tích lịch sử nên phải giữ gìn.

Ngoài ra, việc phường Phước Tân có đến cả nghìn hộ dân sống ở khu vực ga cũng phải tính toán. Nếu dự án làm ảnh hưởng đến người dân thì trước hết họ phải đồng thuận rồi mới triển khai làm”, vị lãnh đạo này nói.

Theo Sở GTVT Khánh Hoà, phương án thứ nhất phù hợp với quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2025, được Thủ tướng phê duyệt năm 2012. Theo đó, ga Nha Trang sẽ trở thành ga hành khách, di dời ga hàng hóa ra ngoại thành.

Còn phương án thứ hai chưa phù hợp với quy hoạch đường sắt đã được Bộ GTVT phê duyệt di dời toàn bộ ga ra khỏi khu vực trung tâm thành phố.

Ngoài ra, cả 2 phương án được Công ty Tuấn Dung đề xuất không phù hợp với quy hoạch chung TP Nha Trang được Thủ tướng phê duyệt năm 2012. Cụ thể, trong quy hoạch chung TP Nha Trang không đề cập đến việc sử dụng quỹ đất ga Nha Trang để xây dựng cao ốc, chung cư hoặc trung tâm thương mại.

Chỉ làm lợi cho nhà đầu tư

Chia sẻ với Zing.vn về vấn đề này, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng đứng từ góc độ khoa học quản lý đô thị, chúng ta hoàn toàn không nên cổ xúy cho việc đô thị hóa đến đâu, dời ga đến đó. Đây là xu hướng rất có hại cho đô thị, trong khi bỏ qua tiềm năng phát triển giao thông công cộng.

Đặc biệt với ga Nha Trang, ông Sơn cho rằng nếu chọn cách di dời nhà ga hiện tại để đổi lấy đất vàng phục vụ dự án thương mại sẽ là một sai lầm chiến lược.

Ông Sơn dẫn chứng trong quá trình phát triển ở các đô thị lớn trên thế giới như New York (Mỹ), Paris (Pháp) hay Montreal (Canada), ga xe lửa đều được giữ lại trong khu trung tâm, và được chỉnh trang để kết nối tốt với mạng lưới giao thông công cộng của thành phố.

Nhờ đó, người dân có thể đi mọi nơi trong thành phố, và đi đến các thành phố khác một cách tiện lợi mà không cần phương tiện giao thông cá nhân. Việc phá các tuyến đường sắt cũ để làm dự án địa ốc là một sai lầm chiến lược, dẫn đến thiệt hại kinh tế rất lớn, trong khi chỉ làm lợi cho nhà đầu tư.

KTS Ngô Viết Nam Sơn nêu ra 2 giải pháp: Thứ nhất, giữ lại ga đường sắt như một ga hành khách nhỏ ở khu trung tâm, dời ga chính (hành khách và hàng hóa) của thành phố ra ngoài, và chỉnh trang mạng lưới giao thông, đặc biệt là những chỗ giao cắt khác cốt giữa đường sắt với tuyến đường nội thành. Như vậy, từ ga chính chỉ có một số toa hành khách tách ra để chạy vào khu trung tâm.

Thứ hai, nếu muốn dời toàn bộ ga đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố, nhà ga và hệ thống đường ray hiện tại vẫn nên được giữ lại để chuyển đổi sang loại hình giao thông công cộng khác, như tuyến metro hoặc đường sắt nhẹ. Các chuyến tàu chạy trên đường sắt nhẹ có thể chạy nối đuôi nhau với tần suất 5 phút/chuyến, và cũng có thể xen kẽ với xe buýt để tăng hiệu suất sử dụng.

Khi nhà ga xe lửa chính ở ngoài nội đô, tuyến nhánh đường sắt nhẹ đi vào trung tâm sẽ thành tuyến giao thông công cộng, không những nối nội thành với ga đường sắt, mà còn phục vụ cho giao thông công cộng nội thành, tích hợp các tuyến xe buýt khu vực. Người dân sẽ có một mạng lưới giao thông công cộng hiệu quả và kinh tế.

Mỗi ngày có hơn 12.000 người rời Sài Gòn về quê đón Tết

Từ 17 đến 26/1, trung bình mỗi ngày có khoảng 18-20 chuyến tàu xuất phát từ Ga Sài Gòn, đưa 12.000-16.000 hành khách về quê đón Tết.

Sáng 17/1, hàng nghìn hành khách đến Ga Sài Gòn để lên tàu về quê ăn Tết. Đây là ngày đầu tiên trong cao điểm phục vụ hành khách dịp Tết Đinh Dậu 2017 của ngành đường sắt.

Từ sáng sớm, nhiều người đã tranh thủ đến Ga Sài Gòn để tránh tình trạng trễ tàu do kẹt xe. Bên trong nhà ga, những người lao động xa xứ rộn ràng, háo hức. 

Nhằm phục vụ tốt trong thời gian cao điểm Tết, hôm nay Ga Sài Gòn bắt đầu kiểm tra giấy tờ tùy thân của hành khách trước khi vào ga lên tàu. Những hành khách có thông tin cá nhân không khớp với thẻ lên tàu sẽ không được giải quyết. 

Ngoài treo các băng rôn khuyến cáo người dân không mua vé qua "cò", Ga Sài Gòn còn được lực lượng công an phường 9, quận 3, hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự những ngày cao điểm. 

Theo ông Đỗ Quang Văn, Giám đốc Chi nhánh vận tải đường sắt Sài Gòn, ngày 17/1, có 18 đoàn tàu chở khoảng 12.000 lượt khách về quê ăn Tết. Hành khách vẫn còn cơ hội mua vé tàu Tết trong những ngày cao điểm năm nay, đặc biệt các vé về các tỉnh miền Trung.

Từ ngày 17 đến 26/1, trung bình mỗi ngày có khoảng 18-20 chuyến tàu xuất phát từ Ga Sài Gòn, đưa 12.000-16.000 hành khách về quê. Hành khách mất hoặc quên CMND, có thể thay thế bằng các giấy tờ tùy thân khác như bằng lái xe, thẻ bảo hiểm...

"Trường hợp hành khách không có giấy tờ tùy thân buộc phải có giấy chứng nhận mất của công an phường", ông Văn thông tin.

Ông Văn cũng cho biết: "Từ hôm nay đến 26/1, mỗi ngày còn khoảng hơn 300 vé do hành khách trả lại. Người dân có thể lên website www.dsvn.vn để theo dõi vé tàu. Đối với những hành khách có việc đột xuất, nhà ga sẽ xem xét từng trường hợp, linh động bán thêm vé phụ để mọi người có thể về quê".

Lãnh đạo Chi nhánh vận tải đường sắt Sài Gòn cũng khuyến cáo người dân không nên mua vé qua "cò" để tránh vé giả. Hành khách cũng có thể đến ga mua vé đi liền với các tuyến ngắn từ Sài Gòn đến các Ga Nha Trang, Tuy Hòa, Diêu Trì. 

Dịp Tết năm nay, ngành đường sắt tăng cường đôi tàu Sài Gòn - Quảng Ngãi xuất phát từ Ga Sài Gòn trong các ngày 20,22,24 và 26/1. Đây là đôi tàu mới, trang bị toàn bộ ghế ngồi mềm, có ngã lưng với giá vé không tăng so với ngày thường.