Giá như ở đâu đó có người đợi tôi

Khi nói về “Giá đâu đó có người đợi tôi”, Anna Gavalda đã tâm sự:

“ Tôi gặp gỡ mọi người. Tôi quan sát họ. Tôi hỏi xem buổi sáng họ thức dậy lúc mấy giờ, họ làm nghề gì để sinh sống và chẳng hạn như họ thích ăn món gì tráng miệng. Tiếp theo đó, tôi nghĩ về họ. Tôi lại hình dung ra khuôn mặt, đôi bàn tay và thậm chí cả màu sắc đôi tất họ mang dưới chân. Tôi nghĩ đến họ suốt hàng tiếng đồng hồ, thậm chí hàng năm trời, thế rồi một ngày kia, tôi thử viết về họ”.

Anna đã viết và tôi đã đọc chúng.

Giá như ở đâu đó có người đợi tôi

Mười hai câu chuyện được ghi lại dưới ngòi bút sắc sảo, tinh tế của tác giả. Đó là câu chuyện của một cô gái suýt chút nữa đã có tình một đêm với một gã trai bắt cá hai tay.

Đó là hình ảnh một bà mẹ vừa bị đình chỉ thai nghén nhưng vẫn xuất hiện trong bộ váy bầu tại đám cưới của em gái. Chị cảm thấy thế nào khi một cô gái hoàn toàn tự nhiên ấp hai tay lên bụng chị mà rằng :” Chị cho phép chứ? Người ta nói làm thế để lấy khước…?

” Đằng sau cái nụ cười gượng gạo của chị có lẽ sẽ là nỗi đau xé lòng. Hay ta gặp hình ảnh của chàng binh nhì bước xuống chuyến tàu, không ai đón và thầm mong ” giá đâu đó có người đợi tôi”.

Thế rồi anh bất ngờ thích thú khi dành tặng anh là một bữa tiệc chúc mừng sinh nhật với đông đủ bạn bè. Ở đó, cạnh người anh trai anh vô cùng yêu quý, cô gái mà anh nói chẳng nhớ gì về cô.

Giá như ở đâu đó có người đợi tôi
Giá đâu đó có người đợi tôi – Anna Gavalda

Khi anh đang một mình hút thuốc và ngắm sao trời, cô gái ấy lặng lẽ bước đến. Rồi họ trò chuyện ” có thật là anh không còn nhớ tôi không? / không , thật sự không phải vậy”.

Và rồi hình ảnh cô bé 12 tuổi hiện ra sống động, chi tiết qua lời kể của anh. Vậy mà gọi là không nhớ sao? Cô đã ở đó, sâu trong tâm trí anh, từ khi anh mười hai tuổi rồi. Nhưng, mọi chuyện sẽ đi về đâu????…

Đọc mười hai câu chuyện ấy, đôi khi bạn thấy quen quen. Sao nó nghe giống như chuyện của mình, của bạn mình hay một người mình đã từng quen biết?

Giá như ở đâu đó có người đợi tôi
Giá đâu đó có người đợi tôi – Anna Gavalda

Những câu chuyện chúng ta đã từng gặp, từng nghe hay chưa từng để ý, Anna đã dùng ngòi bút và ghi lại hộ ta. Rất cảm ơn một người bạn đã tặng tôi quyển sách này. Để rồi tám năm sau, 2021 khi tôi đọc lại, tôi vẫn thấy thật sự lôi cuốn.

Có thể bạn thích đọc “Tôi nói gì khi nói về chạy bộ – HARUKI MURAKAMI”

Chúng ta có thể bắt gặp những tên tán gái điệu nghệ; những cô nàng xinh đẹp, bãn lĩnh nhưng vẫn đau đớn nhận ra tình yêu là thứ xa xỉ với họ, hay đâu đó là bà mẹ mừng rỡ trước đứa con chuẩn bị ra đời rồi lại ngậm ngùi nhìn người khác cầu chúc cho một điều không còn có thể diễn ra; hoặc ở kia là chàng binh nhì thô kệch nhưng lại mang trong mình một nỗi đơn độc và ký ức rõ ràng về một cô bé gái tuổi 12, hay một lúc nào đó là cặp tình nhân lạ lùng mang trong mình những kỷ niệm không bao giờ có thể quên ở thời quá khứ nhưng trong hiện tại, họ sinh ra không để dành cho nhau. Rồi cũng có thể bạn sẽ bắt gặp những cô gái Pháp giỏi giang, mắc kẹt trong cái nghề mà mình không muốn làm, cô đơn, mệt mỏi với cuộc đời và điều đáng sợ hơn là cô độc trong chính gia đình của mình. Và rồi cuối cùng bạn cũng sẽ bắt gặp hình ảnh của tác giả, được khắc họa một cách hài hước và đầy châm biếm trong truyện ngắn cuối cùng.

Giá như ở đâu đó có người đợi tôi
Giá đâu đó có người đợi tôi – Anna Gavalda

Có người thích, có người không thích cuốn sách này, đó là lẽ đương nhiên, nhưng tôi mong những ai không thích nó hãy đọc nó lại một lần nữa. Hãy nằm dài thư giãn trên chiếc giường của mình, tai có thể nghe những bản nhạc nhẹ nhàng yêu thích. Hãy đừng đọc để cố lấy nội dung của quyển sách mà hãy cứ để chúng từ từ đến với bạn, hãy thưởng thức nó một cách từ từ nhưng đang xem một bộ phim ngắn. Rồi bạn sẽ thấy ở “Giá đâu đó có người đợi tôi” có những mảng sáng rực rỡ của một bầu trời xám mùa đông.

Nguồn Internet

Đang tải Player đọc truyện...

Chương 1: Người Đàn Ông Và Người Đàn BàNgười đàn ông đó và người đàn bà đó đang ngồi trong một chiếc xe sản xuất tại nước ngoài. Chiếc xe có giá ba trăm hai mươi nghìn quan và, lạ lùng thay, chính là cái giá ghi trên giấy chứng thực đã trả thuế ôtô đã khiến người đàn ông do dự khi ở chỗ đại lý độc quyền.Gic-lơ bên phải chạy kém. Chuyện ấy khiến ông ta tức điên.Thứ Hai, ông sẽ nhờ cô thư ký gọi cho Solomon. Ông thoáng nghĩ tới bộ ngực của cô thư ký, nó lép kẹp. Ông chưa từng ngủ với các cô thư ký riêng. Làm thế thật tầm thường và ngày nay, làm thế còn có thể khiến chúng ta mất rất nhiều tiền. Dẫu sao thì ông không còn phản bội vợ nữa, kể từ hôm ông và Antoine Say đùa nhau bằng cách lần lượt tính toán khoản nghĩa vụ cấp dưỡng của mỗi người khi đang chơi dở một ván golf.Họ đang cho xe chạy về căn nhà nghỉ cuối tuần ở nông thôn. Một trang trại hết sức xinh xắn ngay gần Angers. Những tỉ lệ tuyệt vời.Họ đã mua nó với giá rẻ mạt. Trái ngược với chi phí sửa sang sau đó …Gỗ ốp tường cho tất cả các phòng, một cái lò sưởi được dỡ ra và lắp lại từng viên đá, họ tìm thấy nó ở chỗ một nhà buôn đồ cổ người Anh và vừa nhìn thấy đã ưng ngay. Các khung cửa sổ đều có những tấm rèm dày nặng vén sang hai bên. Một gian bếp rất hiện đại, những khăn lau có họa tiết cải hoa và những mặt bàn bếp bằng đá cẩm thạch màu xám. Các phòng ngủ đều kèm nhà tắm khép kín, đồ gỗ tuy ít những đều là đồ mới. Trên tường trên những khung vàng rực và quá tôi đối với những bản tranh khắc có từ thế kỷ XIX, chủ yếu miêu tả cảnh săn bắn.Tất cả những yếu tố này tạo nên một phong cách mang hơi hướm nhà giàu mới nổi nhưng may thay, họ không nhận ra điều ấy.Người đàn ông mặc trên người trang phục cuối tuần, một chiếc quần âu vải tweed cũ cùng một chiếc áo cổ lọ màu xanh da trời vải lông dê cachemire (món quà tặng vợ nhân dịp sinh nhật lần thứ năm mươi). Đôi giày ông đang đi mang hiệu John Lobb, ông sẽ không đời nào đổi sang hiệu khác vì bất cứ lý do nào. Tất nhiên tất ông đi dưới chân dệt bằng sợi e-cốt và che kín bắp chân. Dĩ nhiên rồi.Ông lái tương đối nhanh. Ông đang mải miết suy ngẫm. Khi đến nơi, ông sẽ đi gặp hai người gác cổng để bàn với họ về nông trang, về việc coi sóc, về việc tỉa cành cho đám sồi rừng, về nạn săn bắn trái phép … Và ông ghét cay ghét đắng việc ấy.Ông ghét phải cảm thấy người ta coi mình chẳng ra thể thống gì và đó đúng là những gì đang diễn ra với hai người này – mãi tận sáng thứ Sáu mới uể oải bắt tay vào việc bởi vì ngay tối ngày hôm đó ông bà chủ nhà sẽ về tới nơi và nhất định phải tạo được ấn tượng là mình đã làm lụng vất vả.Đáng lẽ ông nên tống khứ cả hai mới phải nhưng ngay lúc này, quả thực ông không có thời gian để lo việc đó.Ông mệt mỏi. Những người cùng hùn vốn làm ông phát bực, ông hầu như không làm tình với vợ nữa, muỗi bám đầy kính chắn gió của xe và gic-lơ bên phải chạy kém.Người đàn bà tên là Mathilde. Bà xinh đẹp nhưng gương mặt bà hiển hiện cả nỗi chán chường trong cuộc sống.Bà luôn biết mỗi khi bị chồng phản bội và bà cũng thừa hiểu nếu ông không còn phản bội vợ nữa thì lý do cũng không là gì khác ngoài chuyện tiền nong.Bà vẫn sống mà không khác nào đã chết và luôn tỏ ra hết sức sầu muộn trong những chuyến đi đi về về bất tận vào mỗi dịp cuối tuần.Bà nghĩ đến chuyện mình chưa bao giờ được yêu thương, bà nghĩ đến chuyện mình không có con cái, bà nghĩ đến thằng bé con trai bà gác cổng tên là Kevin, tháng Giêng này nó sẽ tròn ba tuổi... Kevin, cái tên nghe mới gớm ghiếc làm sao. Bà ấy à, nếu có một đứa con trai, bà sẽ đặt tên thằng bé là Pierre, giống tên bố bà. Bà vẫn nhớ như in cái cảnh tượng kinh khủng khi bà nhắc đến chuyện nhận con nuôi… Nhưng bà cũng nghĩ đến bộ vest nữ màu lục vừa thoáng thấy hôm trước trong quầy kính của tiệm Cerruti.Họ đang nghe Fip. Nghe cũng thú, Fip: thứ nhạc cổ điển mà người ta hẳn phải lấy làm mừng nếu biết cách cảm thụ, những bản nhạc phổ cập toàn thế giới, mang lại cảm giác khoáng đạt và những mẩu tin tức hết sức ngắn gọn chừa đủ thời gian để chuyện vặt vãnh ùa vào khoang lái

Họ vừa đi qua trạm thu phí. Họ đã không nói với nhau dù chỉ một lời và họ còn cách đích khá xa.