Hướng dẫn sử dụng bút đo ph TDS

Như chúng ta đã biết, bút đo tds là một dụng cụ không thể thiếu trong công tác trồng cây theo mô hình thủy canh. Hôm nay tôi xin viết này để hướng dẫn các bạn về công dụng và sử dụng bút đo tds một cách hiệu quả để đo nồng độ dung dịch thủy canh. Xem thêm chi tiết sản phẩm: bút đo tds-3

Hướng dẫn sử dụng bút đo ph TDS

Vai trò của bút đo tds

√ Trước tiên, mình xin giải thích đôi chút về dung dịch thủy canh là gì? Dung dịch thủy canh là một hỗn hợp dung dịch chứa đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Quyết định sống còn đến năng suất của cây trồng. Cây trồng sẽ sống nhờ được cung cấp dinh dưỡng trực tiếp từ dung dịch thủy canh mà không cần đất. Vì vậy, nồng độ dung dịch là bao nhiêu mới là đủ? Nếu nồng độ quá cao thì không những gây lãng phí mà còn dễ làm cho cây trồng bị "ngộ độc dinh dưỡng" và chết. Và nếu nồng độ quá thấp thì cây trồng sẽ thiếu dinh dưỡng dẫn đến năng suất kém. Vì vậy bút đo tds là dụng cụ để xác định chính xác nồng độ dinh dưỡng thủy canh.

√ Bút đo tds (viết tắt của total dissolved solids) có nghĩa là tổng nồng độ chất rắn hòa tan, là một phép đo nồng độ của tất cả các chất vô cơ và hữu cơ chứa trong chất lỏng dạng lơ lửng của các phân tử, các ion hay vi hạt. Khi pha dung dịch thủy canh, người pha phải dùng bút đo tds để đo nồng độ dung dịch để biết mà canh chỉnh sao cho nồng độ nằm trong khoảng thích hợp. Nếu nồng độ cao quá thì phải thêm nước; nồng độ thấp quá thì phải thêm dinh dưỡng để tăng nồng độ.

√ Ngoài ra, trong quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, dung dịch thủy canh sẽ bị hao hụt do cây đã hút bớt dinh dưỡng trong dung dịch. Vì vậy, để đảm bảo dung dịch có còn đủ dưỡng chất để nuôi cây, chúng ta phải thường xuyên dùng bút đo tds để kiểm tra nồng độ dinh dưỡng của dung dịch thủy canh định kỳ 2 lần/tuần để biết mà bổ sung dinh dưỡng cho dung dịch.

Hướng dẫn sử dụng bút đo ph TDS

Bút đo tds đo nồng độ dung dịch là bao nhiêu là thích hợp?

Nồng độ của dung dịch phải tùy theo từng giai đoạn phát triển của cây trồng và loại rau ăn lá hay cây lấy củ, quả:

√ Đối với cây rau ăn lá: Nồng độ thích hợp là 1.000ppm (Có thể trong khoảng 800-1.200ppm là được).

√ Đối với cây lấy trái và lấy củ (ví dụ như cà chua, dâu tây):

+Khi cây con nhỏ đến lúc trưởng thành: Nồng độ thích hợp là 1.000ppm (Có thể trong khoảng 800-1.200ppm là được).

+Khi cây trong quá trình đậu quả: Nồng độ thích hợp là 2.000ppm.

√ Nhấn nút on/off để mở máy, màn hình sẽ hiện lên 3 con số 0.

√ Nhúng đầu có 2 thanh kim loại vào nước sao cho 2 thanh kim loại nằm trong mặt chất lỏng, không nhúng sâu,dễ hư máy mà chỉ cần dung dịch ngập qua được lỗ tròn trên đầu máy.

√ Chờ kết quả hiển thị và ghi lại. Lưu ý: Vì phần màn hình LCD chỉ hiển thị 3 số nên nếu kết quả đo là từ 1000 ppm trở lên, bạn sẽ thấy có chữ x10 hiện lên đằng sau 3 chữ số. Ví dụ màn hình hiển thị số 124 kèm theo ký hiệu x10 đằng sau thì kết quả đo sẽ là 1240 ppm.

√ Nhấn nút HOLD để giữ kết quả đó trước khi lấy bút ra khỏi chất lỏng (nếu không nhấn nút hold mà lấy bút ra khỏi chất lỏng thì bút sẽ trở về giá trị 0). Sau khi nhấn nút "hold" thì đưa bút lên để đọc kết quả trên màn hình

√ Nhấn nút on/off để tắt.

*Lưu ý: Trước khi đưa bút vào bao để bảo quản thì nên rẫy bút cho chất lỏng còn bám trên đầu thanh kim loại rơi ra bớt, sau đó lấy giấy sạch lau sạch đầu bút.

Bút thử nước TDS là một sản phẩm phổ biến hiện nay, dùng để đo chất lượng nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt và ăn uống. Bút có thiết kế nhỏ gọn và đơn giản, tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa biết cách sử dụng bút đo TDS. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hướng dẫn sử dụng bút đo ph TDS
Cách sử dụng bút đo TDS chi tiết nhất

Nội dung bài viết

  1. 1. Bút thử nước TDS là gì?
  2. 2. Công dụng của bút thử nước TDS
  3. 3. Ý nghĩa các chỉ số của bút thử nước TDS
  4. 4. Hướng dẫn sử dụng bút thử nước TDS đúng chuẩn
  5. 5. Xác định chất lượng nước dựa vào kết quả của bút đo TDS

1. Bút thử nước TDS là gì?

Bút thử nước TDS hay còn gọi là bút đo TDS là thiết bị cầm tay dạng bút hỗ trợ cho người dùng đo lường tổng chất rắn hoà tan có trong dung dịch. Đây là thiết bị có thể đo nồng độ khoáng chất, muối và các kim loại dưới dạng ion. Bút thử nước hoạt động dựa trên nguyên lý các ion có tính dẫn điện để đưa ra kết luận về chỉ số TDS.

2. Công dụng của bút thử nước TDS

Trước khi hiểu rõ cách sử dụng bút thử nước TDS thì ta nên tìm hiểu công dụng của nó. Bút TDS có khả năng xác định chỉ số dẫn điện của các cation và anion có trong nước, từ đó phân tích, chuyển đổi và tính toán ra được tổng hàm lượng các chất rắn hòa tan có trong nước.

Nhờ vào bút đo TDS, người ta có thể đánh giá được độ cứng của nước, từ đó phần nào đánh giá chất lượng nước có đảm bảo hay không. Do đó bạn cần hiểu rõ cách sử dụng bút đo TDS để có thể xác định chính xác chất lượng nước gia đình.

3. Ý nghĩa các chỉ số của bút thử nước TDS

Trước khi tìm hiểu cách sử dụng bút đo TDS thì ta cũng cần hiểu rõ các chỉ số trên bút thử nước TDS có ý nghĩa gì.

Bút đo TDS giúp xác định tổng lượng chất rắn hòa tan hay khoáng chất có trong nước. Cấu tạo của bút là hai điện cực và một điện áp xoay chiều sẽ được đặt vào trong dung dịch cần đo.

Bản chất dẫn điện của dung dịch đó sẽ tạo ra một dòng điện. Bút TDS sẽ đọc dòng điện và hiển thị các chỉ số đơn vị EC hoặc ppm. Cụ thể các chỉ số TDS trên máy có ý nghĩa như sau:

  • 0-50 (ppm): Cho biết nước có độ tinh khiết cao
  • 50-100 (ppm): Nước có độ tinh khiết cao tương đối
  • 100-300 (ppm): Nước hiển thị chỉ số này có thể dùng cho nhu cầu giải khát.
  • 300-400 (ppm): Nguồn nước khoáng này đến từ thiên nhiên
  • 500-1000 (ppm): Nước có nguy cơ ô nhiễm cao, mùi vị kém.
  • Trên 1000 (ppm): Không an toàn cho con người sử dụng.
Hướng dẫn sử dụng bút đo ph TDS
Bút đo TDS giúp kiểm tra độ cứng của nước, phần nào đánh giá chất lượng nước

Vậy cách sử dụng bút đo TDS ra sao? Cùng tiếp tục theo dõi ở phần tiếp theo.

4. Hướng dẫn sử dụng bút thử nước TDS đúng chuẩn

Sử dụng bút thử nước TDS đúng cách giúp thiết bị hoạt động ổn định và cho ra kết quả đo chính xác nhất. Cách sử dụng bút đo TDS đúng theo các bước như sau:

  • Bước 1: Tháo nắp điện cực, dùng khăn mềm lau sạch đầu điện cực.
  • Bước 2: Khởi động bút đo bằng cách nhấn vào nút ON/OFF.
  • Bước 3: Cho bút đo vào cốc nước cần đo sao cho đầu điện cực ngập trong mẫu đo. Lúc này bạn cần chú ý không để có bọt khí bám ở đầu điện cực, nên khuấy nhẹ điện cực trong mẫu đo để loại bỏ bọt khí bám vào.
  • Bước 4: Đọc kết quả đo khi mặt nước và kết quả hiển thị trên máy đã ổn định. So sánh với tiêu chuẩn nguồn nước sạch.
  • Bước 5: Lấy bút ra, lau khô và đậy nắp bảo vệ điện cực lại.
Hướng dẫn sử dụng bút đo ph TDS
Cách sử dụng bút đo TDS đúng là tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Một số model bút đo TDS hiện nay có cách tiến hành khác so với các bước giới thiệu ở trên. Do đó, để đảm bảo nhất, bạn cần tuân theo các bước hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Và nên lưu ý rằng không nên sử dụng bút cho trà, cà phê, …

Tham khảo video hướng dẫn cách sử dụng bút đo TDS:

Hướng dẫn cách sử dụng bút thử nước TDS-3 HM

5. Xác định chất lượng nước dựa vào kết quả của bút đo TDS

Sau khi đã hiểu rõ cách sử dụng bút đo TDS rồi thì làm sao để xác định chất lượng nước dựa vào kết quả của bút đo?

Chỉ số TDS đo được thấp không đồng nghĩa với nước đó là sạch, chất lượng tốt. Ngoài các chất khoáng hòa tan, trong nước còn chứa rất nhiều chất khác mà bút đo TDS không thể đo được như vi khuẩn, virus chẳng hạn.

Theo tiêu chuẩn nước ăn uống thì tổng chất rắn hoà tan của nước phải dưới 500mg/l. Tuy nhiên đối với nguồn nước khoáng thì chỉ số dưới 1000mg/l.

Do đó, việc đánh giá chất lượng nước bằng cách sử dụng bút đo TDS là chưa chính xác. Nước có chỉ số TDS thấp không hẳn là nước sạch. Theo các chuyên gia, không nên sử dụng nguồn nước có TDS thấp vì đây là nước tinh khiết, không chứa các khoáng chất hỗ trợ tốt cho sức khỏe.

Ngày nay, các máy lọc nước RO (loại máy cho ra nước tinh khiết) đã bổ sung thêm lõi khoáng chất tuy nhiên chỉ số PPM của nguồn nước cũng rất thấp. Nhờ vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không cần phải quan tâm đến câu hỏi cách sử dụng bút đo TDS như thế nào.

Hướng dẫn sử dụng bút đo ph TDS
Uống nước có chỉ số TDS quá thấp có thể gây nên nhiều tác hại với cơ thể

Bên cạnh đó các chất gây ô nhiễm nước nặng nề là hoá chất, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tố, … cũng không thể đo lường được bằng cách sử dụng bút thử nước TDS. Vì vậy, không nên sử dụng sản phẩm này. Để biết được chất lượng nguồn nước bạn hãy đến cơ sở kiểm nghiệm để có kết quả chính xác nhất.

Trên đây là hướng dẫn của Geyser Việt Nam về cách sử dụng bút đo TDS để đo độ sạch của nước. Có thể thấy, bút TDS chỉ có thể dựa vào chất rắn hòa tan trong nước để xác định nước có sạch hay không. Điều này chỉ mang tính kiểm nghiệm tạm thời vì trong nước còn rất nhiều các chất khác mà bút TDS không thể xác định được.

Chính vì vậy, ngoài việc đem mẫu nước đến các cơ sở xét nghiệm hay thử cách sử dụng bút thử nước TDS thì người dùng còn có một phương pháp khác để đảm bảo nguồn nước được lọc sạch đó chính là sử dụng máy lọc nước Nano Geyser.

Máy lọc nước Nano Geyser được tích hợp nhiều công nghệ lọc thông minh nhất, có khả năng loại bỏ hoàn toàn chất bẩn, chất độc hại, vi khuẩn, virus… trong nước mà vẫn giữ lại khoáng chất thiết yếu, cho nước đầu ra đạt chuẩn nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT và tốt cho sức khoẻ, được WHO khuyên dùng, giúp bạn không còn lo lắng cho câu hỏi cách sử dụng bút đo TDS như thế nào!