Kế hoạch công tác là gì

  • BCTT Quản trị văn phòng, Cở sở lý luận

  • BCTT Quản trị văn phòng, Cở sở lý luận

Mẫu Cơ sở lý luận về công tác xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cho các bạn sinh viên tham khảo nhé, mẫu cơ sở lý luận này dùng cho các bài báo cáo xây dựng chương trình, kế hoạch công tác văn phòng, các bạn có thể DOWNLOAD dưới bài viết nhé.

Mục lục

  • 1 1.1. Khái niệm công tác xây dựng chương trình, kế hoạch công tác
  • 2 1.2. ý nghĩa, vai trò công tác xây dựng chương trình, kế hoạch công tác
  • 3 1.3. Phân loại chương trình
  • 4 1.4. Phân loại kế hoạch công tác
  • 5 1.5. Căn cứ xây dựng chương trình, kế hoạch công tác
  • 6 1.6. Quy trình xây dựng chương trình, kê hoạch công tác

1.1. Khái niệm công tác xây dựng chương trình, kế hoạch công tác

  • – Chương trình là toàn bộ những việc cần làm đối với một lĩnh vực công tác hoặc tất cả các mặt công tác của một cơ quan, một ngành chủ quản hay Nhà nước nói chung theo một trình tự nhất định và trong thời gian nhất định.
  • Đối với những chương trình quan trọng, cần có sự phê duyệt hoặc ra quyết định ban hành của cơ quan có thẩm quyền. Sau khi đã được phê duyệt và ban hành thì các cơ quan tổ chức có liên quan phải tổ chức thực hiện nghiêm túc.
  • -Kế hoạch công tác là việc xác định phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu biện pháp tiến hành một lĩnh vực, một nhiệm vụ công tác của Nhà nước nói chung hoặc của từng ngành, cơ quan đơn vị, địa phương nói riêng. Kế hoạch thường được xây dựng cho từng thời gian nhất định theo niên hạn như: Kế hoạch dài hạn ( 5 năm, 10 năm, 20 năm); kế hoạch trung hạn (2- 3 năm); Kế hoạch ngắn hạn ( 1 năm, 6 tháng, quý).
  • Theo nguyên tắc, kế hoạch mỗi khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì nó bắt buộc cơ quan, đơn vị hữu quan triển khai thực hiện và hoàn thành đúng thời hạn. Kế hoạch đề ra hoặc được giao có được hoàn thành tốt hoặc đúng thời hạn hay không là căn cứ chủ yếu để đánh giá mực độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của một cơ quan đơn vị.

Xem thêm

1.2. ý nghĩa, vai trò công tác xây dựng chương trình, kế hoạch công tác

  • – Chương trình, kế hoạch có vai trò quan trọng trong tổ chức hoạt động của cơ quan, tổ chức cũng như cá nhân.
  • – Chương trình, kế hoạch giúp cho cơ quan, tổ chức đạt được mục tiêu một cách tương đối chính xác. Chương trình kế hoạch góp phần đảm bảo tính ổn định trong hoạt động của cơ quan, tổ chức.
  • – Chương trình, kế hoạch giúp tăng tính làm việc hiệu quả của cơ quan, tổ chức: Có chương trình, kế hoạch tốt sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực cho cơ quan, tổ chức trong các hoạt động; có chương trình, kế hoạch tốt sẽ hạn chế được những rủi ro trong quá trình hoạt động. Làm việc theo chương trình, kế hoạch giúp cho cơ quan chủ động công việc, biết làm việc gì trước, việc gì sau, không bỏ sót công việc.
  • – Chương trình, kế hoạch giúp nhà quản lý chủ động ứng phó với mọi sự thay đổi trong quá trình điều hành cơ quan, tổ chức một cách linh hoạt mà vẫn đạt mục tiêu tổ chức đề ra. Chương trình, kế hoạch giúp cho lãnh đạo cơ quan phân bổ và sử dụng hợp lý quỹ thời gian, huy động được các đơn vị giúp việc; bố trí lực lượng tập trung theo một kế hoạch thống nhất; phối hợp đồng bộ nhịp nhàng các đơn vị để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ đã đề ra. Chương trình, kế hoạch đảm bảo cho thủ trưởng cơ quan điều hành hoạt động được thống nhất, tránh chồng chéo và mâu thuẫn trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy được trí tuệ của tập thể lãnh đạo cơ quan.
  • – Chương trình kế hoạch làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức.

1.3. Phân loại chương trình

  • a) Phân loại theo chương trình:
  • • Phân loại theo cấp lãnh đạo:
  • – Chương trình quản lý cấp lãnh đạo do Lãnh đạo Trung ương hoạch định.
  • – Chương trình quản lý cấp trung gian do lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố, quận, huyên đưa ra.
  • – Chương trình cấp thừa hành do lãnh đạo từng công sở, phòng ban chuyên môn đưa ra.
  • b) Phân loại theo thời gian
  • – Chương trình công tác năm: Là bản thể hiện những mục tiêu, những định hướng, nhiệm vụ và các giải pháp lớn, quan trọng trong hoạt động của cơ quan, đơn vị trong năm.
  • – Chương trình công tác nửa năm: Có chương trình công tác 6 tháng đầu năm và công trình công tác 6 tháng cuối năm. Thông thường laoji chương trình chỉ áp dụng cho các cơ quan lớn với nhiều nhiệm vụ khác nhau và cần phải tiến hành kiểm soát công việc chặt chẽ hơn.
  • – Chương trình công tác quý: Để triển khai chương trình công tác năm. Loại chương trình này có tính cụ thể hơn chương trình năm.
  • – Chương trình công tác tháng: Là cụ thể hóa những mục tiêu của chương trình công tác quý, nó thể hiện những công việc phải làm trong tháng.
  • – Chương trình công tác tuần: để xác định tính cụ thể, chính xác các hoạt động cần làm của cơ quan hoặc lãnh đạo trong tuần.
  • – Ngoài ra, do đặc điểm hoạt động một số cơ quan còn có loại chương trình công tác nhiệm kỳ.

1.4. Phân loại kế hoạch công tác

  • a). Theo thời gian dự kiến thực hiện
  • – Kế hoạch dài hạn: Là những kế hoạch có nội dung lớn, quan trọng, có phạm vi ảnh hưởng rộng và thời gian tác động lâu dài ( 5 năm, 10 năm, 20 năm) với cơ quan, tổ chức.
  • – Kế hoạch trung hạn: Là những kế hoạch cụ thể hóa những kế hoạch dài hạn, chiến lược trong khoảng thời gian không dài, thông thường đó là kế hoạch năm.
  • – Kế hoạch ngắn hạn: Là những kế hoạch cụ thể hóa những kế hoạch trung hạn, chỉ ra những công việc cụ thể được thiết lập để thực hiện những tiêu ngắn hạn, cụ thể hóa bằng các hoạt động trực tiếp làm sản sinh ra kết quả. Các kế hoạch này thường là kế hoạch nửa năm, kế hoạch quý, kế hoạch tháng hay kế hoạch tuần.
  • Tuy nhiên tất cả sự phân loại như trên chỉ mang tính tương đối.
  • b) Theo phạm vi tác động
  • – Kế hoạch chiến lược: Là loại kế hoạch đề cập đến các mục tiêu có tính tổng quát cao. Loại kế hoạch này có tầm tác động rộng lớn, bao quát nhiều khía cạnh khác nhau của tổ chức và định hướng chung cho sự phát triển chung của cơ quan, tổ chức.
  • – Kế hoạch tác nghiệp: Là loại kế hoạch cụ thể các mục tiêu của kế hoạch chiến lược thành những mục tiêu cụ thể, chỉ ra chính xác những việc cần làm và cách thức tiến hành công việc đó.
  • c) Theo lĩnh vực hoạt động
  • – Kế hoạch hoạt động của cơ quan
  • – Kế hoạch công tác của lãnh đạo
  • – Kế hoạch hoạt động của văn phòng…

1.5. Căn cứ xây dựng chương trình, kế hoạch công tác

  • – Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ chung của cơ quan: Giúp việc xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch công tác không bị trái thẩm quyền.
  • – Căn cứ vào chủ trương chung của cấp trên: đó là các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ.
  • – Căn cứ vào chương trình, kế hoạch công tác được giao hoặc yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên đối với hoạt động của tổ chức.
  • – Căn cứ vào đề nghị của các cơ quan, đơn vị cấp dưới.
  • – Căn cứ vào quy mô, tính chất và yêu cầu thực tiễn công việc: đặc điểm tình hình chung của cơ quan trên tất cả lĩnh vực công tác. Trong đó chú ý tới công tác tồn đọng từ thời gian trước chuyển sang.
  • – Căn cứ vào điều kiện, nguồn lực và khả năng của cơ quan, tổ chức: Kinh phí; phương tiện làm việc; quỹ thời gian, nhân lực ( số lượng và trình độ cán bộ) có trong khoảng thời gian thực hiện chương trình, kế hoạch.

1.6. Quy trình xây dựng chương trình, kê hoạch công tác

  • a) Quy trình xây dựng chương trình công tác
  • • Bước 1: Yêu cầu các đơn vị gửi đăng kí khối lượng công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan.
  • • Bước 2: Xây dựng dự thảo chương trình làm việc.
  • • Bước 3: Lấy ý kiến góp ý ( nếu có ).
  • • Bước 4: Thông qua chương trình
  • • Bước 5: Ban hành sao gửi các cơ quan, đơn vị thực hiện; Lưu trữ theo quy định.
  • b) Quy trình xây dựng kế hoạch công tác
  • • Bước 1: Nghiên cứu, chọn lựa và dự kiến nội dung đưa vào kế hoạch. Đây là giai đoạn tìm kiếm thông tin, nắm bắt cơ hội.
  • • Bước 2: Xác định mục tiêu – Cần phải xác định cụ thể chính xác.
  • • Bước 3: Phân tích nguồn lực:
  • – Xác định hỗ trợ từ cấp trên ( chủ trương, chính sách, quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước.)
  • – Phân tích khả năng của cơ quan, tổ chức về thời gian, kinh phí, nhân lực, phương tiện…
  • – Phân tích các yếu tố khách quan khác: Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường..
  • • Bước 4: Xây dựng phương án hành động: Xây dựng hệ thống các hoạt động để thực hiện các mục tiêu.
  • • Bước 5: Soạn thảo kế hoạch; thông qua kế hoạch và đưa vào thực hiện.

Trên đây là Mẫu Cơ sở lý luận về công tác xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cho các bạn sinh viên tham khảo nhé, mẫu cơ sở lý luận này dùng cho các bài báo cáo xây dựng chương trình, kế hoạch công tác văn phòng, các bạn có thể DOWNLOAD dưới bài viết nhé. các bạn có nhu cầu dịch vụ viết báo cáo tốt nghiệp thuê hãy liên hệ với Admin nhé: SDT ZALO: 0909.232.602

DOWNLOAD FILE

TIN TỨC NỔI BẬT

QUÉT MÃ QR CHAT ZALO

Kế hoạch công tác là gì

Kế hoạch công tác là gì

Kế hoạch thực hiện là gì?

Kế hoạch là xác định mục tiêu và quyết định cách tốt nhất để đạt được mục tiêu. Kế hoạch bao gồm việc lựa chọn một đường lối hành động mà một công ty hoặc cơ sở nào đó, và mọi bộ phận của nó sẽ tuân theo. Kế hoạch có nghĩa xác định trước phải làm , làm như thế nào, vào khi nào và ai sẽ làm.

Lập kế hoạch có tác dụng gì?

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch: Giúp bạn đưa ra được hướng đi cụ thể cho mình để đạt được mục tiêu. Đưa ra những phương án tối ưu nhất thực hiện các công việc đã được lên kế hoạch, giúp bạn xác định tính khả thi. Đưa ra những phương án đối phó với các trường hợp rủi ro sẽ gặp phải.

Lập kế hoạch trọng doanh nghiệp là gì?

Lập kế hoạch (tiếng Anh: Planning) quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức hành động để đạt được các mục tiêu.

Bộ phận kế hoạch là gì?

Phòng kế hoạch có nhiệm vụ phân tích, tổng hợp và lập bản dự thảo kế hoạch hoạt động sao cho phù hợp với định hướng và chủ trương của doanh nghiệp, tổ chức theo từng thời kỳ. Trình bày bản dự thảo kế hoạch hoạt động với Ban lãnh đạo. Kế tiếp tiến hành lập kế hoạch chính thức, trình duyệt kế hoạch với quản lý cấp trên.