Kế hoạch dạy học mĩ thuật 1 (Chân trời sáng tạo)

Kế hoạch dạy học mĩ thuật 1 (Chân trời sáng tạo)

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương.

 GV chốt: các em vừa quan sát một số chân dung. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chủ đề 6 chân dung những người bạn.

- Cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương.

Hoạt động: Quan sát, thảo luận về đặc điểm những nhân vật trong ảnh và trong tranh (khoảng 5-7 phút).

* Giới thiệu một số tranh,ảnh chân dung bán thân(H1)

- GV chiếu một số hình ảnh chân dung, tranh chân dung.

- Tổ chức cho HS làm việc nhóm, giao việc để các em thảo luận và tự rút ra được:

+ Những đặc điểm về hình dạng, màu sắc và vị trí các bộ phận trên khuôn mặt- liên hệ với hình cơ bản đã học.

+ Em thấy chân dung trong ảnh và trong hình vẽ thường có những phần nào?

+ Nhận xét, nhận biết vị trí hình dáng, màu sắc của chân dung trong tranh vẽ với chân dung của bạn bè trong cuộc sống.

Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Mĩ thuật Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 6: Những người bạn - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Chủ đề 6: NHỮNG NGƯỜI BẠN Thời lượng: 4 tiết MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ 1. Về phẩm chất Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm ở học sinh, cụ thể qua một số biểu hiện: - Biết yêu thương, có trách nhiệm với bản thân và bạn bè - Biết chia sẻ suy nghĩ 2. Về năng lực Chủ đề, góp phần hình thành, phát triển ở HS biểu hiện các năng lực sau: 2.1. Năng lực đặc thù - Nhận biết các đặc điểm chi tiết trên khuôn mặt; - Vẽ được chân dung bạn em - Biết trưng bày, mô tả và chia sẻ được cảm nhận về hình, màu đặc trưng của chân dung. 2.2. Năng lực chung - Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; - Biết tham gia hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận quá trình học/thực hành trưng bày, nêu tên SP. - Biết dùng vât liệu và công cụ, họa phẩm (màu vẽ, giấy màu, ) để thực hành sáng tạo chủ đề “Những người bạn” 2.3. Năng lực khác - Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét. - Năng lực khoa học: Vận dụng sự hiểu biết về biểu cảm của gương mặt để áp dụng vào các môn học khác và cuộc sống hằng ngày. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC 1. Giáo viên - Kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy trên Power point - Một số tấm hình ảnh chân dung và tranh chân dung phù hợp với nội dung chủ đề; các đồ dung khác phù hợp. - Hình một số khuôn mặt(trò chơi) 2. Học sinh - SGK, VBT (nếu có) - Bút chì, màu vẽ ( bút chì màu, bút sáp màu, bút màu dạ, màu nước,...), giấy trắng, giấy bìa màu, keo dán, kéo, bút chì, gôm, bút lông, bảng pha màu. - Một số tấm hình ảnh chân dung và tranh chân dung phù hợp với nội dung chủ đề; các đồ dung khác phù hợp. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá; Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. (Tuỳ theo điều kiện cơ sở vật chất tại cơ sở, năng lực tiếp nhận kiến thức của HS, GV có thể chủ động linh hoạt bố trí thời gian thực hiện từng mạch nội dung, nhưng đảm bảo chủ đề được thực hiện trong 4 tiết học.) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động GV Hoạt động HS Đồ dùng thiết bị NỘI DUNG 1: TRANH CHÂN DUNG Ổn định tổ chức lớp, khởi động (khoảng 1-3 phút): Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS. Trò chơi: Bịt mắt vẽ chân dung, mỗi nhóm cử 1 bạn lên bảng (bịt mắt) vẽ thêm các bộ phận trên khuôn mặt đã chuẩn bị(các bạn trong nhóm có thể hướng dẫn, nhắc nhở bạn) + Nhóm nào nhận được nhiều phiếu bình chọn sẽ là nhóm chiến thắng? GV cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương. GV chốt: các em vừa quan sát một số chân dung. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chủ đề 6 chân dung những người bạn. Cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương. Hoạt động: Quan sát, thảo luận về đặc điểm những nhân vật trong ảnh và trong tranh (khoảng 5-7 phút). * Giới thiệu một số tranh,ảnh chân dung bán thân(H1) - GV chiếu một số hình ảnh chân dung, tranh chân dung. - Tổ chức cho HS làm việc nhóm, giao việc để các em thảo luận và tự rút ra được: + Những đặc điểm về hình dạng, màu sắc và vị trí các bộ phận trên khuôn mặt- liên hệ với hình cơ bản đã học. + Em thấy chân dung trong ảnh và trong hình vẽ thường có những phần nào? + Nhận xét, nhận biết vị trí hình dáng, màu sắc của chân dung trong tranh vẽ với chân dung của bạn bè trong cuộc sống. * Gợi ý cách vẽ chân dung. + Vẽ hình khuôn mặt bằng các hình cơ bản như tròn, xoan, vuông (lưu ý vẽ hình chân dung cân đối với khổ giấy) + Xác định và vẽ các bộ phận mắt-mũi-miệng trên khuôn mặt. + Vẽ hình ảnh phụ, vẽ màu. * Thực hành: Em hãy vẽ chân dung của em hoặc của bạn mà em yêu quý. -GV kịp thời quan sát sản phẩm của học sinh để động viên, khuyến khích các em sáng tạo. * Chia sẽ sản phẩm: Cho HS trong nhóm trưng bày sản phẩm và chia sẽ cảm nhận trong lớp. Một số câu hỏi gợi ý: + Em thường dùng những màu gì để vẽ màu da, màu tóc, màu áo của bạn? Vì sao? + Em sẽ làm gì thêm để bức chân dung bạn em đẹp hơn? + Em hãy chia sẻ các bước thực hiện sản phẩm. + Hãy nhận xét về sản phẩm của mình hoặc của bạn. NỘI DUNG 2: CHÂN DUNG BIỂU CẢM Quan sát tranh vẽ chân dung thẻ hiện cảm xúc nhân vật * Giới thiệu một số tranh, ảnh chân dung biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt _ GV cho HS quan sát và nhận xét một số hình icon với nhiều trạng thái biểu cảm khác nhau. - Tổ chức trò chơi làm mẫu, các em HS trong nhóm thay phiên nhau làm mẫu trước, thể hiện các biểu hện cảm xúc khác nhau trên khuôn mặt . - Gv hỏi: Em thấy tạo hình của các bộ phận trên khuôn mặt của từng trạng thái biểu cảm ở trên thay đổi như thế nào? (hình miệng cười, hình chân mày khi tức giận, mắt .) Em sẽ vẽ chân dung bạn em đang vui, buồn hay tức giận? - Giới thiệu giúp HS nhận biết rõ hơn các biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt. * VẼ BIỂU CẢM CHÂN DUNG CỦA BẠN EM - Hướng dẫn HS vẽ biểu cảm chân dung biểu cảm( chú ý tạo hình của từng bộ phận trên khuôn mặt của từng trạng thái biểu cảm) - HS liên hệ với hình và màu sắc cơ bản đã học - Gợi ý các bước thực hiện(nhắc lại tiết 1) + Vẽ hình khuôn mặt bằng các hình cơ bản như tròn, xoan, vuông (lưu ý vẽ hình chân dung cân đối với khổ giấy) + Xác định và vẽ các bộ phận mắt-mũi-miệng trên khuôn mặt. + Vẽ hình ảnh phụ, vẽ màu. *Thực hành: Em hãy vẽ chân dung biểu cảm của em hoặc của bạn mà em yêu quý. - Quan sát, khích lệ HS thực hành, hướng dẫn bổ sung - GV và HS cùng nhận xét đánh giá và sản phẩm và tiết học, GV tìm những sản phẩm sáng tạo, đặc sắc để giới thiệu cho cả lớp. *Chia sẽ sản phẩm: Cho HS trong nhóm trưng bày sản phẩm và chia sẽ cảm nhận trong lớp. - Giáo dục ý thức giữ gìn đồ dùng, sản phẩm mĩ thuật và bảo vệ môi trường lớp học Câu hỏi: Hãy nêu cảm nhận về biểu cảm trên sản phẩm của mình hay của bạn. NỘI DUNG 3: VẼ TOÀN THÂN Quan sát, thảo luận về hình ảnh toàn thân các bạn trong ảnh và trong tranh - Giới thiệu một số tranh, ảnh toàn thân + Gv trưng bày một số hình ảnh chân dung toàn thân: + Yêu cầu các nhóm thảo luận: Nhận biết nhìn bên ngoài, cơ thể người có các bộ phận chính nào, nêu đặc điểm về vị trí, tỉ lệ, hình dạng và màu sắc. - Gợi mở cho HS liên hệ với các hình cơ bản đã học - So sánh, nhận xét trong tranh vẽ toàn thân với hình ảnh toàn thân thật của bạn bè về hình dạng, màu sắc, vị trí các bộ phận. * Thực hành: Vẽ chân dung (toàn thân) chính mình hoặc người bạn của em. - Gợi ý cho HS thực hiện tự lựa chọn để thực hiện một trong những hoạt động sau: + Vẽ hình HS được giới thiệu trên máy chiếu + Vẽ ảnh của chính mình -Quan sát, hs khích lệ HS Thực hành, hướng dẫn bổ sung. * Chia sẽ sản phẩm: -Hướng dẫn HS cùng nhận xét đánh giá về sản phẩm -Gv và HS nhận xét đánh giá về sản phẩm và tiết học, GV kịp thời tìm ra những sản phẩm sáng tạo, đặc sắc để giới thiệu cho cả lớp -Giáo dục ý thức giữ gìn đồ dùng, sản phẩm mĩ thuật và bảo vệ môi trường. Câu hỏi: +Hãy chia sẽ suy nghĩ về sản phẩm của mình, của bạn. +Em sẽ giữ gìn sản phẩm thế nào? NỘI DUNG 4: GÓC MĨ THUẬT CỦA EM Hoàn thiện, trưng bày sản phẩm - Dành thời gian để HS hoàn thiện sản phẩm của mình - Hướng dẫn một số cách trưng bày sản phẩm PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ - GV gợi ý nội dung hs cần trình bày, phân tích -Khuyến khích HS xung phong giới thiệu bức tranh của mình GV chốt: Chân dung là hình dáng , đặc điểm và trạng thái tình cảm của con người. Để có một chân dung xinh đẹp, khỏe mạnh các em phải luôn yêu quý bản thân, chăm sóc, gìn giữ sức khỏe và luôn vui vẽ yêu thường mọi người * Củng cố: - GV nhận xét tiết học, tuyên dương, khuyến khích HS; DẶN DÒ: Chuẩn bị đồ dùng cho bài học tiếp theo. - Lớp hát; - Mỗi nhóm kiểm tra đồ dùng của thành viên, báo cáo - Hs tham gia trò chơi. - Nhận xét, đánh giá. - Quan sát, thảo luận nhóm, liên hệ, nhận xét theo câu hỏi gợi ý Thực hành vẽ chân dung - Quan sát, nhận biết; - Nêu cảm xúc của mình - Nhận biết, cùng thực hiện. - Tham khảo câu hỏi gợi ý và thực hành, sáng tạo vẽ tranh theo nội dung đã thảo luận Quan sát nhận xét Quan sát nhận xét Thực hành vẽ tranh - Nhận xét SP của mình và bạn trong cùng nhóm theo câu hỏi gợi ý Hs quan sát nhận xét Hs quan sát nhận xét Hs làm thực hành Hs nhận xét bài của bạn Hs trưng bày, trình bày sản phẩm của mình, nhóm mình. Hs nhận xét góp ý bài của bạn, của nhóm - Giới thiệu hình ảnh trò chơi trên bảng hoặc trình chiếu slide, -Tranh ảnh sưu tầm hoặc trong SGK, hay trình chiếu clip. - Hình ảnh minh họa các bước thực hiện. Tranh ảnh trong sách và bài của học sinh lớp trước

Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Mĩ thuật Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 4: Khu vườn của em - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Chủ đề 4: KHU VƯỜN CỦA EM Thời lượng : 4 tiết I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ 1. Về phẩm chất: Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là: - Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu trong thực hành, sáng tạo; - Biết yêu thiên nhiên, cây cối và ý thức bảo vệ môi trường; - Biết xây dựng, vun đắp tình thân yêu, trách nhiệm với bạn bè; - Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét. 2. Về năng lực - Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS biểu hiện các năng lực sau: 2.1. Năng lực đặc thù môn học - Năng lực được hệ hình thực vật trong tự nhiên, trong tranh; - Sử dụng chấm, nét, hình, mảng và cắt, xé giấy, để tạo hình bức tranh cây lá, hoa quả đề tài “Khu vườn của em”; - Biết kết hợp các sản phẩm cá nhân thành sản phẩm nhóm; - Biết trưng bày, mô tả và chia sẻ được cảm nhận về hình ảnh trong tranh 2.2. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập; - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận quá trình học/thực hành trưng bày, mô tả và chia sẻ được cả nhận về sản phẩm; - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm (màu vẽ, giấy màu ) để thực hành sáng tạo chủ đề “Khu vườn của em”. 2.3. Năng lực đặc thù của HS + Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi giới thiệu, nhận xét ; + Năng lực tự nhiên: Vận dụng sự hiểu biết về hệ thực vât để áp dụng vào các môn học khác và trong cuộc sống hằng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Một số hình ảnh lá, cành cây, thân cây, hoa, quả (tranh , ảnh, vật, mẫu thật hoặc vật mẫu bằng mút, nhựa,... nếu có) phù hợp với nội dung chủ đề 2. Học sinh: - SGK, VBT ( nếu có); - Bút chì, màu vẽ (bút chì màu, bút sáp màu, bút màu dạ, màu nước,...), giấy trắng, gôm, bìa, giấy màu, keo dán, kéo, bút lông,, bảng pha màu, vật liệu ( lõi giấy, vỏ hộp cũ),...; - Một số lá, cành cây, thân cây, hoa, quả, cành cây nhỏ, tăm bông (hoặc bông mút- nếu có- để dập màu). III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá; Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. ð (Tuỳ theo điều kiện cơ sở vật chất tại cơ sở, năng lực tiếp nhận kiến thức của HS, GV có thể chủ động linh hoạt bố trí thời gian thực hiện từng mạch nội dung, nhưng đảm bảo chủ đề được thực hiện trong 4 tiết học.) IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng, thiết bị dạy học Nội dung 1: Lá và cây (Tiết 1) 1/ Ổn định: Cho HS hát bài hát “ Lí cây xanh” Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS. 2/ Bài mới: Giới thiệu chủ đề GV giới thiệu chủ đề “Khu vườn của em” - Số lượng tiết: 4 tiết - Mục tiêu cần đạt: + Nhận biết được hình dạng, đặc điểm, màu sắc: lá, cành, thân, hoa, quả của cây + Thực hành sáng tạo đề tài “Khu vườn của em” bằng các yếu tố tạo hình: chấm, nét, hình, mảng. + Bước đầu cảm nhận được tình yêu và thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường. + Biết chia sẻ suy nghĩ HĐ 1: Giới thiệu tiết 1 “Lá và cây” Trò chơi khởi động: Mảnh ghép bí ẩn + Chia nhóm: 5 nhóm ( tùy vào sĩ số HS của từng lớp) + Phát các lá cây có nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau(2 phút) + HS phân loại các loại lá có hình dáng và màu sắc giống nhau trong thời gian nhanh nhất + HS nhận xét nhóm + GV chốt ý: - Trong thiên nhiên có rất nhiều loại lá cây có hình dạng và màu sắc khác nhau. Quan sát thảo luận về hình dạng lá và cây ngoài thiên nhiên, trong tranh - HS giới thiệu các loại lá do nhóm sưu tầm (từ 1 đến 2 nhóm) - Cho HS thảo luận nhóm và trình bày về các loại lá mà nhóm đã chuẩn bị - Câu hỏi gợi ý trình bày: + Em cho biết lá và cây ngoài thiên nhiên thường có hình dạng và màu gì? + Em cho biết lá và cây có những bộ phận nào? - GV nhận xét - GV giới thiệu cho HS một số mẫu và cây (cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây thuốc, cây cảnh,...) ngoài thiên nhiên trong tranh, ảnh mà GV đã chuẩn bị, sử dụng máy chiếu để giới thiệu. - Câu hỏi gợi ý trình bày: + Em thấy cây này to hay nhỏ không? + Em thấy cây này cao hay thấp? + Em thường thấy các loại cây này ở đâu? (từ đó GV về công dụng của cây) - GV chốt về sự phong phú về hình dạng, màu sắc của các loại lá và cây trong thiên nhiên. HĐ 2: Vẽ lá và cây - GV thị phạm cho HS quan sát. - Gợi ý các bước thực hiện vẽ lá: Hướng dẫn học sinh vẽ theo hệ hình đơn giản. +Lá cây thường có dạng hình gì? + Bước 1: Vẽ hình dạng của lá ( tròn, tam giác, bầu dục,...) + Em định vẽ lá có hình dạng gì? + Bước 2: Vẽ gân lá và cuống lá + Bước 3: Vẽ màu theo ý thích. -Gợi ý các bước vẽ cây: + Bước 1: Vẽ 2 nét thẳng từ trên xuống để tạo phần thân cây + Bước 2: Dùng nét cong vẽ tán cây xung quanh + Bước 3: Vẽ màu theo ý thích. - HS thực hành vẽ sáng tạo lá và cây vào vở bài tập. Tùy theo năng lực và sở thích của HS, HS tự chọn thực hiện một trong những hoạt động sau: + HS chọn tranh cây lá có sẵn, vẽ màu + HS vẽ thêm lá, cây theo hướng dẫn của GV + HS vẽ lá, vẽ cây theo ý thích và trí tưởng tượng của các em. HĐ 3: Trưng bày sản phẩm - Tổ chức cho HS trưng bày một số sản phẩm và nhận xét đánh giá sản phẩm. 4/ Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, động viên khuyến khích HS. Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ và chăm sóc cây xanh, và ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng cây xanh để trang trí, làm đẹp hơn cho cuộc sống. - HS hát - HS tham gia phân loại - HS nhận xét nhóm - HS trình bày - HS quan sát, lắng nghe, nhận xét - HS trả lời - HS quan sát - HS trả lời câu hỏi - HS thực hành - HS trưng bày sản phẩm- - Nhạc nền - Các loại lá cây có hình dạng, màu sắc khác nhau ( có thể lá cây thật hoặc hình ảnh chụp) - Lá cây do nhóm sưu tầm Tranh ảnh Máy chiếu - Bảng, phấn - Màu, giấy vẽ Nội dung 2: Hoa và quả (Tiết 2) 1/ Ổn định: Cho HS hát bài hát “Quả” 2/ Bài cũ: - Tiết trước chúng ta học bài gì? 3/ Bài mới: HĐ 1: Giới thiệu tiết 2: Hoa và quả Trò chơi khởi động: Sờ quả đoán tên + Chia nhóm: 5 nhóm + GV cho HS lên tham gia trò chơi: cho tay vào thùng kín để sờ, nắn, và diễn tả hình dáng và tính chất của quả mà em sờ thấy. + HS nhận xét nhóm bạn + GV chốt ý: Trong thiên nhiên có rất nhiều loại quả Quan sát, thảo luận về màu sắc, hình dạng hoa và quả ngoài thiên nhiên, trong tranh - GV mời các nhóm thảo luận về các loại hoa va quả mà nhóm đã chuẩn bị sẵn Câu hỏi gợi ý: + Hoa, quả có dạng hình gì? + Hoa, quả có màu gì? + Hoa thường được dùng để làm gì? + Khi ăn, quả có vị gì? + Em có thích hoa, quả này không? - GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày - GV nhận xét - GV giới thiệu và cho HS xem thêm một số quả và hoa thật và quả trong tranh và ảnh chụp và đặt một số câu hỏi sau: + Hoa và quả ngoài tự nhiên và trong tranh thường có hình dạng và màu sắc như thế nào? + Em thích loại hoa, quả nào nhất? - GV nhận xét - GV chốt ý: Có rất nhiều loại hoa và quả khác nhau về hình dạng, màu sắc và kích thước. HĐ 2: Thực hành sáng tạo bức tranh hoa và quả: - GV hướng dẫn cho HS sử dụng những hình khối: vuông, tròn, chữ nhật, tam giác,... và vận dụng các nét: thẳng, cong, chấm, xiên, ...để tạo hình - GV tổ chức cho HS thực hành trong vở bài tập - GV theo dõi, giúp HS chú ý tỉ lệ giữa các mảng cho phù hợp. - Khuyến khích HS vẽ tranh theo ý thích và chia sẻ với các bạn cùng nhóm. HĐ 3: Trưng bày sản phẩm - Tổ chức cho HS trưng bày một số sản phẩm và nhận xét đánh giá sản phẩm bang một số câu hỏi gợi mở: + Sản phẩm của em được tạo từ những nét nào? + Sản phẩm của em dựa vào những hình cơ bản nào? + Em sẽ dùng sản phẩm để làm gì? 4/ Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, tuyên dương, khuyến khích HS; giáo dục HS thêm yêu cái đẹp của các loài hoa khác nhau, và biết được lợi ích của các loại quả đối với sức khỏe - HS hát - HS trả lời - HS thực hiện - HS nhận xét, trả lời - HS thảo luận nhóm - HS trả lời - HS quan sát - HS trả lời - HS thực hành - HS trưng bày sản phẩm - HS quan sát và nhận xét - Các loại quả thật hoặc quả nhựa - Quả và hoa thật - Hình ảnh - Tranh mẫu Nội dung 3: Khu vườn của em (Tiết 3) 1/ Ổn định: Kiểm tra sĩ số 2/ Bài cũ: - Tiết trước chúng ta học bài gì? 3/ Bài mới: HĐ 1: Giới thiệu tiết 3: Khu vườn của em GV cho Hs hát múa bài hát” Ra vườn hoa” Quan sát, thảo luận về khu vườn trong cuộc sống và trong tranh - GV giới thiệu một số tranh, ảnh hay đoạn phim ngắn về các khu vườn ( vườn hoa, vườn rau, vườn cây...) và thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau đây Câu hỏi gợi ý : + Có những khu vườn gì mà cá em vừa được xem? + Trong mỗi khu vườn có những gì? + Em thích khu vườn nào nhất? - GV mời đại diện mỗi nhóm trả lời - GV mời HS nhận xét nhóm bạn - GV nhận xét - GV chốt ý: Có rất nhiều khu vườn khác nhau, như vườn cây ăn quả, vườn rau, vườn hoa, HĐ 2: Vẽ hoặc cắt, xé dán để tạo bức tranh “Khu vườn của em”: - Vận dụng những điều đã học ở tiết trước ( làm việc theo nhóm) - Mỗi HS vẽ một loại cây/ hoa/ quả và vẽ màu theo ý thích sau đó cắt hoặc xé rời ra - Thảo luận nhóm để dán những loại cây/ hoa/ quả tạo thành bức tranh khu vườn, có thể vẽ thêm mây, mặt trời, cho bức tranh hoàn chỉnh - GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm - GV theo dõi, giúp HS chú ý tỉ lệ giữa các mảng cho phù hợp. - Khuyến khích HS thực hành theo ý thích và chia sẻ với các bạn cùng nhóm. à GV chốt: nhận xét, đánh giá chung về sản phẩm của tất cả các nhóm về cơ bản và nhận xét tiết học - HS trả lời - HS hát, múa - HS quan sát và thảo luận - HS thảo luận nhóm - HS trả lời - HS thực hành - Tranh, ảnh, máy chiếu - Giấy vẽ, màu, kéo, keo dán Nội dung 4: Góc mĩ thuật của em (Tiết 4) 1/ Ổn định: Cho HS KT đồ dùng học tập của nhau. - GVnhận xét, tuyên dương. 2/ Bài cũ: - Tiết trước chúng ta học bài gì? 3/ Bài mới: HĐ 1: Giới thiệu tiết 4: Góc mĩ thuật của em Khởi động : GV cho HS hát bài hát ”Vườn cây của ba” Hoàn thiện, trưng bày sản phẩm: - GV yêu cầu các nhóm hoàn thiện sản phẩm của mình - GV hướng dẫn một số cách trưng bày sản phẩm Phân tích, đánh giá: - GV mời đại diện các nhóm lên thuyết trình về các sản phẩm của nhóm mình - GV yêu cầu HS nhận xét các nhóm bạn - GV mời HS chọn biểu tượng để đánh giá nhóm bạn - GV đặt các câu hỏi: + Em thích sản phẩm của nhóm nào nhất? Vì sao? + Em sẽ sử dụng những sản phẩm này vào việc gì? - Em hãy nêu cảm nhận của mình về các sản phẩm - GV chốt lại các nhận xét mà HS vừa trình bày và đưa ra một vài nhận xét về cách làm việc của các nhóm * Liên hệ thực tế, giáo dục tư tưởng: GV mời HS trả lời một số câu hỏi sau: - Em có cảm nhận gì về khu vườn của mình? -Em sẽ làm gì để bảo vệ khu vườn? + Em học được gì qua tiết học này? + Em học được gì từ bạn? * Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, tuyên dương, khuyến khích HS; Về nhà em quan sát thêm những khu vườn xung quanh em. Chuẩn bị đồ dùng cho bài học tiếp theo. - HS thực hiện theo nhóm đôi - HS trả lời - HS hát - HS trưng bày sản phẩm - HS thuyết trình - HS nhận xét - HS trả lời - HS trả lời - Màu, bút chì, - Tranh, ảnh, máy chiếu