Khi nào thì mẹ bầu bắt đầu có sữa non năm 2024

Mang thai là giai đoạn cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Nhiều mẹ có hiện tượng tiết sữa non phổ biến ở tháng thứ 7 hoặc sớm hơn. Nhưng cũng có thai phụ không ra sữa non. Vì vậy nhiều mẹ bầu lo lắng hiện tượng này có thể ảnh hưởng tới thai nhi đặc biệt là thông tin truyền tai nhau “ra sữa non sẽ gây sinh non”. Thực hư vấn đề này như thế nào, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tiết sữa non khi mang thai là gì?

Nhiều mẹ bầu mang thai ở tam cá nguyệt thứ 2 (khoảng tuần thứ 26 – 30) thường thấy xuất hiện sữa non, có thể 1 bên hoặc 2 bên vú. Có trường hợp thấy tiết sữa non sớm hơn, nhưng cũng có trường hợp không ra sữa non trong suốt quá trình mang thai.

Sữa non thường có màu trắng đục, màu cam, màu vàng, màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Mẹ bầu sờ thì cảm giác sữa non đặc và hơi dính.

Khi mang thai, phần ngực của người phụ nữ thay đổi để chuẩn bị cho hành trình có sữa nuôi con. Khi đó núm vú có thể tiết sữa trước khi bạn sinh con khoảng vài tuần hoặc vài tháng. Dịch lỏng tiết ra từ núm vú được gọi là sữa non.

Trong 48h đầu sau khi sinh em bé, cơ thể người mẹ tiết ra chất lỏng màu vàng nhạt – đó cũng gọi là sữa non. Các chuyên gia gọi sữa non là “vàng lỏng” bởi ngoài hàm lượng dinh dưỡng lớn sữa non còn có lượng kháng thể tự nhiên mà không có gì thay thế được. Sữa non sẽ giúp trẻ:

  • Tăng khả năng miễn dịch;
  • Thiết lập hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, bảo vệ đường tiêu hóa còn non nớt;
  • Có tác dụng nhuận tràng, giúp thải phân su và giảm nguy cơ vàng da trẻ sơ sinh.
    Khi nào thì mẹ bầu bắt đầu có sữa non năm 2024

Dấu hiệu nhận biết sữa non khi mang thai

Trước khi thấy xuất hiện sữa non mẹ bầu thường có cảm giác căng tức và đau ngực; quan sát thấy có các đốm trắng nhỏ li ti như mụn cùng với đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Bạn cũng có thể kiểm tra áo ngực, nếu thấy có vết ướt, ố vàng thì đó là hiện tượng ngực tiết sữa non.

Khi nào thì mẹ bầu bắt đầu có sữa non năm 2024

Tại sao mẹ bầu lại tiết sữa non?

Khi bạn đang mang thai, prolactin – một loại hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa cho em bé bắt đầu hoạt động. Nếu nồng độ prolactin cao hơn một chút so với nồng độ estrogan và progesterone thai phụ sẽ tiết ra sữa non. Hiện tượng này diễn ra khác nhau ở mỗi người.

Thông thường càng gần ngày sinh sữa non sẽ tiết ra nhiều hơn.

“Truyền thuyết” ra sữa non gây sinh non

Nhiều mẹ bầu truyền tai nhau hoặc nghe người khác nói rằng việc ra sữa non sớm sẽ có nguy cơ sinh non. Tuy nhiên việc tiết sữa non ở tam cá nguyệt thứ 2 và số lượng ít là hiện tượng bình thường, không có gì đáng lo ngại. Điều này thể hiện cơ thể bạn đang sẵn sàng cho việc ra đời của con yêu.

Việc ra sữa non xuất hiện khi núm vú của mẹ bầu cọ xát với áo ngực hoặc khi bạn tập thể dục hay núm vú bị kích thích như quan hệ tình dục.

Tiết sữa non khi nào là bất thường?

Việc tiết lượng ít sữa non là bình thường. Tuy nhiên khi thấy lượng sữa nhiều bạn cần phải đi khám để kịp thời phát hiện những bất thường.

Một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi ra sữa non:

  • Ra sữa non lượng nhiều ở tam cá nguyệt thứ nhất cần đi khám để loại trừ khả năng thai chết lưu.
  • Sữa non đi kèm với chảy máu âm đạo, đau bụng theo cơn và co thắt mạnh.
  • Sữa non đi kèm với máu hoặc có mùi hôi mẹ bầu cũng cần đi khám ngay.
  • Mẹ bầu cần làm gì khi tiết sữa non:
  • Việc tiết sữa non ở lần sinh con đầu tiên có thể khiến mẹ bầu bỡ ngỡ, lúng túng. Lúc này mẹ bầu cần vệ sinh sạch sẽ núm vú bằng cách lau nhẹ nhàng bằng khăn sạch và nước ấm, tuyệt đối không dùng xà phòng bôi lên vùng núm vú tiết sữa.
  • Mẹ bầu cũng tuyệt đối không lấy tay nặn sữa non vì có thể gây kích thích bầu ngực gây nhiễm trùng vú hoặc sinh non.
  • Ngoài ra thai phụ cũng nên chọn áo ngực thoải mái, kích thước phù hợp để tránh hiện tượng cọ xát.

Trong hầu hết trường hợp việc tiết sữa non ở mẹ bầu là bình thường, mẹ bầu không cần quá lo lắng, giữ tâm lý thoải mái vui vẻ để con yêu phát triển khỏe mạnh, thông minh!

Bầu mấy tháng có sữa non là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu bởi có nhiều lời đồn ra sữa non sớm có thể dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sinh non.

Bầu mấy tháng thì có sữa non? Bầu 5 tháng ra sữa non có sao không? Ra sữa non sớm có sao không? Đây là những băn khoăn rất thường gặp, nhất là những phụ nữ mang thai lần đầu.

Nếu bạn cũng đang có những băn khoăn này, xem ngay những chia sẻ dưới đây để có thêm thông tin về hiện tượng ra sữa non khi mang thai như sữa non có từ tháng thứ mấy, ra sữa non sớm có sao không, có nên nặn sữa non khi mang thai….

Sữa non khi mang thai là gì?

Sữa non hay còn gọi là sữa trước là nguồn dinh dưỡng cực kỳ quý giá dành cho trẻ sơ sinh. Sữa non không chỉ chứa một lượng lớn dưỡng chất mà còn chứa rất nhiều kháng thể giúp:

  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
  • Tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng
  • Thiết lập một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, bảo vệ đường tiêu hóa
  • Có tác dụng nhuận tràng, giúp thải phân su ra khỏi đường tiêu hóa, từ đó làm giảm nguy cơ vàng da.

Trong thai kỳ, nếu bị rò rỉ sữa non khi mang thai, bạn sẽ thấy ở đầu ti xuất hiện những đốm nhỏ li ti như mụn và có màu trắng, ngực căng cứng, có thể ngứa ngáy, khó chịu. Bạn có thể bị ra sữa non bên hoặc cả 2 bên ngực.

Bà bầu mấy tháng thì có sữa non?

Rất nhiều mẹ bầu thắc mắc mang thai mấy tháng thì có sữa non. Tùy vào cơ địa và thể trạng của từng người mà thời gian xuất hiện sữa non sẽ khác nhau. Thậm chí, có trường hợp không có sữa non khi mang thai mà mãi đến khi bé chào đời được 1 – 2 ngày thì sữa non mới về.

Đối với vấn đề có thai bao lâu thì có sữa? Thực tế, ngực của bạn đã bắt đầu sản xuất sữa non vào khoảng từ tuần thứ 14 của thai kỳ. Trong thời gian mang thai, sữa non có thể chảy ra và đây chỉ là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang có sự chuẩn bị để sản xuất sữa cho bé bú sau sinh.

Thông thường, bạn có thể tiết sữa non khi mang thai trong tam cá nguyệt thứ 2, khoảng tuần thứ 26-30 của thai kỳ. Tuy nhiên, có trường hợp rò rỉ sữa non ngay từ tuần thứ 12–14 của thai kỳ nhưng cũng khi đến tháng cuối thì sữa non mới tiết ra khiến nhiều mẹ hết sức băn khoăn không biết tại sao sắp sinh mà chưa có sữa non.

Khi thai kỳ càng tiến gần đến ngày dự sinh thì khả năng tiết sữa non cũng tăng lên. Tuy nhiên, cũng có trường hợp sữa non không “xuất hiện” cho đến khi chuyển dạ và sinh con.

Do đó, nếu bạn đang băn khoăn mang thai mấy tháng có sữa non thì không cần quá lo lắng. Nếu vẫn còn băn khoăn về tình trạng chảy sữa non khi mang thai, bạn có thể đến gặp bác sĩ sản khoa để được trực tiếp giải đáp.

Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của sữa non: Vắc xin tự nhiên dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bầu ra sữa non sớm có sao không? Có phải là dấu hiệu sinh non?

Khi nào thì mẹ bầu bắt đầu có sữa non năm 2024

Bầu 6 tháng ra sữa non có sao không? Bầu 7 tháng ra sữa non có sao không? Đây là những thắc mắc rất thường gặp.

Nhìn chung, ra sữa non khi mang thai tháng thứ 6, 7, 8 hoặc trong những tuần cuối cùng là bình thường. Trong tam cá nguyệt thứ ba, nồng độ hormone prolactin (hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ) trong cơ thể chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Bầu ngực thường tiết sữa khi bị kích thích, do đó, bạn có thể bị tiết sữa non ngay cả khi quan hệ tình dục trong tam cá nguyệt thứ ba.

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn mang thai mấy tháng có sữa non là do e sợ đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến bé. Nỗi lo này của mẹ là hoàn toàn có căn cứ.

Do đó, nếu nhận thấy hiện tượng ra sữa non sớm, bạn cũng đừng chủ quan mà nên đi khám để xem có vấn đề bất thường gì hay không:

  • Bầu 4 tháng ra sữa non có sao không? Bầu 5 tháng ra sữa non có sao không? Nếu bạn tiết sữa non bất thường vào tháng thứ 4, thứ 5 thì có thể là dấu hiệu thai chết lưu. Mẹ cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị.
  • Sữa non tiết ra đi kèm với chảy máu ở âm đạo, đau bụng, xuất hiện các cơn co thắt mạnh, liên tục. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy có vấn đề với chức năng nhau thai hoặc sự phát triển của thai nhi
  • Sữa non đi kèm với máu hoặc có mùi hôi: Dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến sức khỏe mẹ bầu như có u nhú trong ống dẫn sữa hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. Một số trường hợp, thậm chí đây còn dấu hiệu cảnh báo ung thư vú.

Tình trạng tiết sữa non sớm cũng rất dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, nếu sữa non chỉ rỉ một lượng nhỏ và mẹ không gặp phải các dấu hiệu kể trên thì không cần phải quá lo lắng.

Mẹ cần làm gì khi tiết sữa non?

Nhìn chung, dù rất nhiều mẹ băn khoăn mang thai mấy tháng có sữa non nhưng thực tế, đây vẫn là hiện tượng khá bình thường. Hiện tượng này có thể khiến mẹ hơi bối rối nhưng sẽ không khiến mẹ quá mệt mỏi hay khó chịu. Tuy nhiên, nếu bị tiết sữa non, mẹ cần chú ý chăm sóc bầu ngực của mình nhiều hơn:

  • Tạo chút áp lực lên bầu ngực bằng cách khoanh tay hoặc tỳ cẳng tay lên đầu ngực sẽ giúp sữa ngưng chảy ra. Mẹ không nên nặn sữa non vì điều này có thể kích thích bầu ngực gây sinh non hoặc nhiễm trùng, viêm vú
  • Chọn áo ngực làm bằng chất liệu đem đến sự thoải mái và có kích thước phù hợp với vòng 1 của mẹ
  • Đặt miếng lót thấm sữa vào phía trong áo ngực sẽ giúp thấm hút hết lượng sữa non rò rỉ. Bạn nên thay miếng lót này nhiều lần trong ngày để giữ vệ sinh
  • Vệ sinh ngực bằng khăn sạch, mềm và nước ấm, không nên dùng thêm xà phòng, mỹ phẩm… để tránh kích ứng
  • Chọn quần áo có hoa văn để “che giấu” trong trường hợp sữa chảy nhiều và có thể thấm ra lớp áo ngoài. Ngoài ra, nếu đi làm, mẹ cũng có thể chuẩn bị thêm miếng lót thấm sữa và áo ngực để thay nếu cần.

Mẹ bầu mấy tháng có sữa non là vấn đề luôn được quan tâm. Trong hầu hết trường hợp, việc tiết sữa non là bình thường ngoại trừ tiết sữa quá sớm. Nếu bạn nghi ngờ đây là dấu hiệu bất ổn trong thai kỳ thì nên đi khám để được bác sĩ can thiệp kịp thời nhé!