Khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm xuống chưa chắc chất lượng tín dụng đã tăng lên

  • Cần xây dựng luật riêng để xử lý nợ xấu

Theo đó, lãnh đạo NHNN cho rằng việc nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng có thể làm giảm chất lượng tín dụng, gia tăng nợ xấu.

Cụ thể, Thống đốc NHNN cho biết trước tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, NHNN đã và đang triển khai quyết liệt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai đồng bộ các giải pháp về tín dụng và dịch vụ ngân hàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu thiệt hại bởi dịch bệnh.

Khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm xuống chưa chắc chất lượng tín dụng đã tăng lên
Ngân hàng đề nghị đồng bộ các chính sách gỡ khó cho doanh nghiệp.

Cụ thể: chủ động, linh hoạt điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, tạo điều kiện cho các TCTD đảm bảo cân đối vốn và kịp thời hỗ trợ vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.

Về tín dụng, NHNN đã ban hành hàng loạt chủ trương về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi, phí để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người vay vốn bị tác động tiêu cực bởi đại dịch ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề; đồng thời, thường xuyên theo dõi, giám sát các TCTD thực hiện nhằm đảm bảo đúng đối tượng, tránh trục lợi chính sách, gây rủi ro cho hệ thống TCTD.

Việc giãn thời hạn trả nợ cho khách hàng mà không bị chuyển sang nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn đã giúp duy trì dòng tiền cho khách hàng vay; đồng thời khuyến khích TCTD cho vay mới để khách hàng duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh.

Cùng với đó, chỉ đạo các TCTD đổi mới, cải cách mạnh mẽ thủ tục cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định cho vay nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật; Đa dạng các chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp để hỗ trợ tích cực hơn với các đối tượng, ngành kinh tế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ để hạn chế giao dịch trực tiếp, tạo điều kiện tăng cường tiếp cận tín dụng cho khách hàng…

Về lãi suất, NHNN giảm nhanh và mạnh các mức lãi suất điều hành (1,5-2%/năm) ngay trong năm 2020 và giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức thấp trong năm 2021 nhằm giảm chi phí tiếp cận vốn từ NHNN, tạo điều kiện cho TCTD giảm lãi suất cho vay.

Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán cho khách hàng tương ứng với số phí NHNN đã giảm. Kết quả, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho trên 330.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ trên 250.000 tỷ đồng; Lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu từ 23/1/2020 khoảng 540.000 tỷ đồng; Miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,8 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ trên 3,5 triệu tỷ đồng; lũy kế từ 23/1/2020 đến 25/10/2021, tổng số tiền lãi TCTD đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng gần 30.000 tỷ đồng; Cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đến nay đạt trên 7 triệu tỷ đồng cho hơn 1 triệu khách hàng…

“Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí, cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn phù hợp để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ, lưu thông hàng hóa; tiếp tục triển khai hiệu quả việc cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi suất, phí dịch vụ thanh toán; đồng thời đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Riêng về đề nghị nới lỏng điều kiện tiếp cận tín dụng, theo Thống đốc, việc nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng có thể làm giảm chất lượng tín dụng, gia tăng nợ xấu. Bởi vậy, cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động của các TCTD.

Một minh chứng cho điều này là cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007 bắt nguồn từ việc trong giai đoạn 2003-2005, các ngân hàng tại Mỹ đã hạ chuẩn cho vay, mở rộng tín dụng đến những người vay không đảm bảo điều kiện vay vốn (người vay dưới chuẩn).

Lượng nợ xấu tích tụ khi người vay dưới chuẩn không thể trả nợ sau đó đã khiến nhiều ngân hàng phá sản từ cuối năm 2006, tác động lan truyền trên toàn hệ thống và dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008.

Do vậy, để tăng khả năng tiếp cận vốn, ngoài những giải pháp từ ngành ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các chính sách khác về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ.

Khi hoạt động sản xuất kinh doanh được khơi thông, phương án kinh doanh khả thi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn. NHNN cũng sẽ tiếp tục điều hành tiền tệ hợp lý, tạo điều kiện cho các TCTD sẵn sàng cung ứng vốn cho doanh nghiệp.

  • Khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm xuống chưa chắc chất lượng tín dụng đã tăng lên
    Cần xây dựng luật riêng để xử lý nợ xấu

Hà An

Đối với nhiều người, thẻ tín dụng là nguồn hỗ trợ quan trọng khi tình hình tài chính eo hẹp, và nếu gần đây, bạn mất đi nguồn thu nhập do đại dịch vi-rút corona, thì thẻ tín dụng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn đáp ứng các nhu cầu cơ bản.

Đồng thời, nếu bạn không thể thanh toán đúng hạn, dư nợ thẻ tín dụng có thể tăng lên nhanh chóng và khiến cho bạn gặp khó khăn về tài chính trong thời gian dài. Tuy nhiên, nhiều công ty phát hành thẻ tín dụng luôn sẵn lòng hợp tác với những khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Nếu bạn không thể thanh toán dư nợ thẻ tín dụng hoặc cho rằng bạn không có khả năng thanh toán sớm, hãy thông báo cho công ty phát hành thẻ tín dụng của bạn càng sớm càng tốt.

Phần dưới đây sẽ hướng dẫn bạn tìm hiểu các phương án dành cho bạn và những câu hỏi phù hợp mà bạn có thể đưa ra:

Các chương trình hỗ trợ thanh toán thẻ tín dụng trong đại dịch vi-rút corona

Nhiều công ty phát hành thẻ tín dụng đang cung cấp một số hình thức hỗ trợ tài chính cho những khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch vi-rút corona.

Để tận dụng lợi thế từ bất kỳ chương trình hỗ trợ nào trong số này, trước tiên, bạn cần liên hệ với nhà cung cấp thẻ tín dụng để chính thức yêu cầu được hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng nhiều công ty sẽ yêu cầu bạn truy cập vào trang web của họ trước tiên hoặc sử dụng các ứng dụng di động của họ vì thời gian chờ đợi họ xử lý trên điện thoại sẽ lâu hơn bình thường.

Mặc dù mỗi công ty sẽ có quy trình khác nhau, nhưng dưới đây là một số hình thức hỗ trợ phổ biến nhất mà các công ty đang cung cấp:

Giảm hoặc tạm hoãn khoản thanh toán tối thiểu hàng tháng

Nhiều công ty phát hành thẻ tín dụng đang cung cấp dịch vụ cho khất nợ khẩn cấp, nghĩa là cho phép bạn bỏ qua hoặc giảm các khoản thanh toán của mình trong một khoảng thời gian giới hạn. Hãy nhớ rằng bạn sẽ cần phải thực hiện bất kỳ khoản thanh toán nào đã bỏ qua hoặc được giảm sau khi kết thúc thời gian khất nợ. Khi kết thúc thời gian khất nợ, bạn không cần phải thanh toán bù ngay lập tức, nhưng bạn sẽ cần tiếp tục thực hiện ít nhất các khoản thanh toán hàng tháng tối thiểu của mình, và những khoản thanh toán này có thể đã thay đổi.

Miễn hoặc hoàn trả phí phạt thanh toán chậm

Nếu bạn bỏ lỡ một khoản thanh toán, công ty phát hành thẻ tín dụng của bạn thường sẽ tính phí phạt thanh toán chậm. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch vi-rút corona, nhiều công ty đang miễn hoặc hoàn trả các khoản phí phạt thanh toán chậm, nếu bạn yêu cầu hỗ trợ tài chính do đại dịch.

Giảm lãi suất

Lãi suất thẻ tín dụng là mức phí mà bạn phải trả cho công ty để có thể vay tiền. Công ty thẻ tín dụng của bạn có thể tạm thời giảm lãi suất trong thời gian gặp khó khăn nếu bạn yêu cầu. Hãy nhớ rằng lãi suất thẻ tín dụng sẽ được tính về mức bình thường khi kết thúc thời hạn.

Xây dựng kế hoạch thanh toán để thanh toán số dư nợ hiện tại

Nếu bạn bị cắt giảm số giờ làm việc hoặc bạn chỉ có thể thực hiện một phần khoản thanh toán của mình, bạn cũng có thể đảm bảo thực hiện một kế hoạch trả nợ hiệu quả hơn trong tình huống hiện tại của mình.

Cách yêu cầu hỗ trợ từ các công ty phát hành thẻ tín dụng nếu bạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch vi-rút corona

Quên thanh toán thẻ tín dụng hoặc thanh toán chậm có thể khiến bạn phải chịu phí phạt hoặc bị tính thêm lãi, nhưng việc này cũng có thể có tác động tiêu cực đến điểm tín dụng của bạn. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là bạn cần liên hệ với các công ty phát hành thẻ tín dụng ngay lập tức nếu biết bạn không thể thanh toán hóa đơn của mình.

Dưới đây là các bước quan trọng để yêu cầu hỗ trợ.

1.  Cho các công ty phát hành thẻ tín dụng biết rằng bạn đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch vi-rút corona

Trước hết, hãy nhớ nói với họ rằng bạn đang bị ảnh hưởng về mặt tài chính do đại dịch vi-rút corona và cần được giúp đỡ.

Hầu hết các công ty phát hành thẻ tín dụng hiện đang cung cấp các chương trình hỗ trợ nếu bạn bị mất thu nhập do đại dịch. Hãy chuẩn bị sẵn tài liệu về tình hình hiện tại của bạn để cung cấp cho họ.

2.  Đặt câu hỏi về các gói hỗ trợ thẻ tín dụng mà họ cung cấp

Mặc dù công ty phát hành thẻ tín dụng của bạn có thể đưa ra một hoặc nhiều phương án, nhưng hãy chuẩn bị sẵn một danh sách các câu hỏi. Bạn sẽ muốn chắc chắn rằng bạn hoàn toàn thoải mái với các điều khoản trước khi đồng ý với các phương án mà họ đưa ra.

Dưới đây là những câu hỏi quan trọng cần đưa ra:

  • Nếu tôi không thể thanh toán do hậu quả của đại dịch vi-rút corona, quý công ty có chương trình hỗ trợ tài chính nào dành cho tôi không?
  • Tôi có phải trả phí để có thể tham gia vào các chương trình này không?
  • Nếu tôi có thể hoãn hoặc giảm các khoản thanh toán hàng tháng của mình, tiền lãi sẽ tiếp tục được tích lũy trong khoảng thời gian hỗ trợ này phải không?
  • Thời gian hỗ trợ sẽ kéo dài bao lâu và khi nào tôi cần bắt đầu trả nợ hóa đơn của mình?
  • Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tình hình tài chính của tôi không thay đổi khi thời gian hỗ trợ kết thúc? Có phương án nào cần thực hiện đánh giá lại không?
  • Những thông tin nào sẽ được cung cấp cho các cơ quan báo cáo tín dụng?

Lưu ý: Đạo Luật Hỗ Trợ, Cứu Trợ và An Ninh Kinh Tế Trong Đại Dịch Vi-rút Corona (Coronavirus Aid, Relief, and Economic Security, CARES) mới được thông qua gần đây đã đặt ra các yêu cầu đặc biệt đối với những công ty chịu trách nhiệm báo cáo thông tin thanh toán của bạn lên các cơ quan báo cáo tín dụng nếu họ cung cấp chương trình hỗ trợ thanh toán trong đại dịch vi-rút corona.

  • Tôi có bị mất khả năng thanh toán cho bất kỳ khoản mua sắm nào từ thẻ tín dụng của mình nếu tôi đăng ký hoặc yêu cầu được hỗ trợ không?

3.  Nhận bản sao thỏa thuận

Nếu bạn chọn tiếp tục đăng ký tham gia chương trình hỗ trợ tài chính, điều quan trọng là bạn cần phải hiểu rõ các điều khoản trong thỏa thuận trước khi đồng ý bất cứ điều gì. Sau khi đã chấp nhận tham gia một chương trình hỗ trợ nào đó, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được một bản sao thỏa thuận bằng văn bản

Trong thời gian hỗ trợ, hãy chắc chắn xem xét bảng sao kê của mình hàng tháng để phát hiện bất kỳ sai sót hoặc sai số nào, và nếu bạn phát hiện thấy bất cứ điều gì, hãy chắc chắn xem lại thỏa thuận để phản đối lỗi sai đó.

Cách kiểm soát hóa đơn thẻ tín dụng của bạn

Nếu không thể thực hiện thanh toán, bạn có thể sẽ phải đối mặt với một số quyết định tài chính khó khăn, nhưng ngay cả trong những thời điểm khó khăn, vẫn có một số quy tắc hữu ích có thể giúp bạn lưu tâm đến khoản dư nợ thẻ tín dụng hiện có, để giúp bạn có thể hồi phục nhanh hơn.

Thanh toán ở mức tối thiểu, nếu có thể

Đây có thể là hướng dẫn khó khăn nếu bạn bị mất nguồn thu nhập và bạn đang phải ưu tiên thanh toán các hóa đơn của mình . Tuy nhiên, có thể có những trường hợp mà bạn sẽ được các công ty phát hành thẻ tín dụng hỗ trợ tài chính, nhưng tiền lãi của bạn sẽ vẫn tiếp tục được tích lũy. Nếu rơi vào trường hợp này thì việc thực hiện thanh toán ở mức tối thiểu đúng hạn có thể giúp giảm bớt gánh nặng sau này.

Chú ý đến hóa đơn của bạn và tìm sai sót

Nếu bạn cho rằng có sai sót trong bảng sao kê thẻ tín dụng của mình, hãy gửi cho công ty phát hành thẻ tín dụng thông báo sai sót hóa đơn để phản đối mức phí .

Trong điều kiện thông thường, công ty phát hành thẻ tín dụng của bạn sẽ có 30 ngày để xác nhận đã nhận được thông báo của bạn, và hai chu kỳ thanh toán hoàn chỉnh – nhưng không quá 90 ngày – để tiến hành điều tra và trả lời bạn.

Tuy nhiên, do hậu quả của đại dịch vi-rút corona nên nhiều nhà cung cấp thẻ tín dụng đang phải đối mặt với những khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Điều này có nghĩa là, trong một số trường hợp, bạn có thể thấy rằng công ty phát hành thẻ tín dụng của bạn sẽ mất hơn 90 ngày để có thể hoàn tất quá trình điều tra lỗi thanh toán.

Cục gần đây đã ban hành thông báo gửi đến các chủ nợ về cách giám sát và triển khai linh hoạt của Cục trong khung thời gian tối đa để giải quyết lỗi thanh toán, nếu công ty phát hành thẻ tín dụng cố gắng thể hiện sự thiện chí để có được thông tin cần thiết và đưa ra quyết định nhanh nhất có thể, cũng như tuân thủ tất cả các yêu cầu khác đang chờ xử lý khắc phục lỗi.

Cho dù mất bao lâu để điều tra lỗi thanh toán thì công ty phát hành thẻ tín dụng cũng không được thực hiện bất kỳ điều nào sau đây trong khoảng thời gian lỗi thanh toán đang được điều tra:

  • Yêu cầu bạn thanh toán số tiền đang tranh chấp
  • Báo cáo số tiền đang tranh chấp là “chưa thanh toán” lên các cơ quan báo cáo tín dụng
  • Đóng tài khoản của bạn chỉ vì bạn đã gửi thông báo lỗi thanh toán trên tinh thần thiện chí

Thường xuyên kiểm tra các báo cáo tín dụng của bạn

Bạn thường có thể kiểm tra báo cáo tín dụng của mình hoàn toàn miễn phí, một lần mỗi năm. Tuy nhiên, ba cơ quan báo cáo tín dụng lớn - Experian, TransUnion và Equachus - hiện đang cho phép khách hàng kiểm tra báo cáo của họ hàng tuần hoàn toàn miễn phí .

Nếu bạn đăng ký nhận gói hỗ trợ thanh toán thẻ tín dụng và đáp ứng các điều khoản của gói hỗ trợ đó, chẳng hạn như thanh toán ở mức tối thiểu thấp hơn, công ty phải báo cáo cho các cơ quan báo cáo tín dụng rằng tài khoản của bạn hiện đang “hoạt động”. Tuy nhiên, nếu bạn đã chậm thanh toán các khoản tại thời điểm bạn được hỗ trợ, bên cho vay không bắt buộc phải báo cáo rằng bạn đang "hoạt động".

Và nếu bạn phát hiện ra lỗi sai, bạn nên thể hiện sự phản đối , điều này sẽ hữu ích khi bạn chuẩn bị một bản sao thỏa thuận bằng văn bản.

Tìm hiểu cách bảo vệ tín dụng của bạn trong giai đoạn bùng nổ đại dịch COVID-19

Nắm rõ các quyền thu nợ của bạn

Nếu bạn có khoản nợ cần thu hoặc bên thu nợ đang cố gắng liên lạc với bạn, điều đó có thể khiến thời gian căng thẳng thậm chí còn trở nên căng thẳng hơn.

Trước tiên, điều quan trọng là bạn phải xác minh danh tính của họ để đảm bảo rằng đó là bên thu nợ hợp pháp, nhưng bạn cũng có một số quyền hạn và bên thu nợ có thể làm việc với bạn để trao đổi về các kế hoạch trả nợ thực tế.

Tìm hiểu thêm về quyền thu nợ của bạn, bao gồm cách thức liên hệ và đàm phán với các công ty thu nợ