Không ăn gì mà uống thuốc có sao không

Trong khi đó, một số thuốc cần phải được uống trước bữa ăn nếu không thuốc sẽ không có tác dụng.

Đối với các thuốc phải dùng khi đói để hấp thu hoàn toàn, bệnh nhân nên chọn các thời điểm dùng trong ngày phù hợp: trước bữa ăn sáng hoặc chọn thời điểm giữa sáng, giữa chiều hoặc trước khi đi ngủ.

Bệnh nhân không tuân thủ sử dụng thuốc theo hướng dẫn một vài lần có thể không ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc. Tuy nhiên, nếu việc này xẩy ra thường xuyên thì thuốc sẽ không có tác dụng.

Có phải uống thuốc trước ăn, cùng bữa ăn hay sau ăn đều được ?

Một số thuốc tác dụng điều trị không ảnh hưởng bởi thời điểm uống thuốc nên có thể uống trước ăn, cùng bữa ăn hay sau đều được. Tuy nhiên, bệnh nhân nên cố định uống vào một thời điểm nhất định để dễ nhớ việc uống thuốc. Tuy nhiên, một số thuốc gây tác dụng thay đổi nếu uống vào các thời điểm khác nhau so với bữa ăn. Đối với các thuốc này, bệnh nhân cần uống theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ hay tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Không ăn gì mà uống thuốc có sao không

Các thuốc nào được dùng CÙNG hoặc SAU ăn ?

Có 6 lý do tại sao nên dùng thuốc cùng hoặc sau khi ăn

Thuốc có thể gây buồn nôn hoặc nôn.

Các thuốc gây kích ứng.

Thuốc dùng để điều trị các bệnh ở miệng hoặc họng.

Các thuốc hấp thụ tốt hơn nếu dùng cùng với thức ăn.

Một số thuốc điều trị đái tháo đường.

Các antacid dùng ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa liên quan đến bữa ăn.

Dưới đây phân tích cụ thể từng lý do trên:

Các thuốc có thể gây buồn nôn hoặc nôn

Các thuốc này nên được dùng sau bữa ăn để hạn chế các tác dụng không mong muốn hây buồn nôn hay nôn của thuốc. Bao gồm:Allopurinol (trị gout), Metformine (trị đái tháo đường).

Các thuốc gây kích ứng

Các thuốc này có thể gây ra rối loạn đường tiêu hóa như khó tiêu, viêm hoặc loét đường tiêu hóa. Mặc dù thích hợp hơn khi dùng thuốc với bữa ăn nhưng cũng có thể dùng cùng với một số bánh quy, bánh mì, hoặc sữa. Bao gồm: các thuốc giảm đau – chống viêm như Aspirin, nhóm NSAID (diclofenac, ibuprofen,…), Corticoid (prednisolon, hydrocortison, dexamethason).

Các thuốc dùng để điều trị bệnh về miệng hoặc họng

Thuốc dùng làm sạch miệng, điều trị nấm miệng (nystatin dạng lỏng, miconazol dạng gel) và điều trị loét miệng nên được dùng sau bữa ăn. Nếu các thuốc này được dùng trước khi ăn thì các thuốc này sẽ bị thức ăn rửa trôi nhanh chóng và mất tác dụng của thuốc.

Các thuốc hấp thu tốt hơn cùng với thức ăn

Một số thuốc cần thức ăn trong dạ dày để hấp thu tốt hơn vào máu.

Ví dụ như các thuốc điều trị HIV:  ritonavir, saquinavir, nelfinavir.Các thuốc tan nhiều trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K, kháng sinh kháng nấm griseofulvin nên uống cùng bữa ăn (ngay trước hoặc ngay sau cũng được) để nhờ chất béo của thức ăn thức uống giúp thuốc hấp thụ tốt hơn.

Một số thuốc điều trị đái tháo đường

Các thuốc này thường được dùng trong bữa ăn giúp làm giảm xuất hiện glucose máu cao sau bữa ăn và tránh giảm nồng đồ glucose máu quá mức xẩy ra ngay sau đó. Tuy nhiên, các thuốc trị đái tháo đường khác nhau lại có thời điểm dùng thuốc so với bữa ăn khác nhau. Do đó, bệnh nhân cần tìm thấy chi tiết cách sử dụng trên tờ hướng dẫn sử dụng cho bệnh nhân hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ hay dược sỹ.

Thuốc kháng acid dùng cho bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa liên quan đến bữa ăn

Dạ dày tiết quá nhiều acid khi có thức ăn có thể  gây ra chứng khó tiêu hay ợ nóng, việc uống thuốc kháng acid như nhôm hydoxyde hay magie hydroxyde ngay sau hoặc giữa bữa ăn có thể làm giảm các triệu chứng này.

Các thuốc nào cần uống khi DẠ DÀY RỖNG (ĐÓI) ?

Hầu hết các thuốc phải được uống khi dạ dày rỗng là do thuốc không được hấp thu vào máu tốt khi có thức ăn. Một số thuốc phổ biến thuộc nhóm này như:Flucloxacillin, Phenoxymethylpenicillin (Penicillin V), Oxytetracyclin.

Khi sử dụng một tiếng trước khi ăn các thuốc này sẽ được hấp thu trước khi thức ăn được dùng. Nếu không tuân thủ thuốc sẽ không có hiệu quả vì vậy bệnh nhân nên được khuyến khích tuân thủ hướng dẫn sử dụng nghiêm ngặt.

Một số thuốc trong nhóm biphosphat được sử dụng trong điều trị loãng xương là một trường hợp đặc biệt. Thậm chí khi dùng cùng với một lượng rất nhỏ thức ăn cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của thuốc. Bao gồm các thuốc:Acid alendronic, Clodronat natri, Etidorat dinatri, Acid ibandronic, Risedronat natri, Acid tiludronic.Các thuốc biphosphat không nên uống trước khi đi ngủ. Nhìn chung, các thuốc này nên được sử dụng vào buổi sáng trước bữa ăn sáng theo các chỉ dẫn dưới đây:

Một số thuốc có tác dụng ngay tại đường tiêu hóa, nên sẽ không phát huy tác dụng điều trị nếu dùng sau khi ăn.Ví dụ như sucrafat dùng để bao vết loét, phải được dùng ít nhất 1 tiếng trước khi ăn. Nếu dùng trong hoặc sau khi ăn thuốc sẽ bao thức ăn thay vì bao vết loét dẫn đến không có hiệu quả điều trị.

Mebeverin được sử dụng để giảm co thắt đường ruột liên quan đến bữa ăn. Thuốc nên được dùng trước khi ăn 20 phút để đảm bảo thuốc có tác dụng trước khi thức ăn có mặt ở ruột.

Tương tự, thuốc nang cromoglicat natri được sử dụng trước bữa ăn để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng dị ứng khi ăn một số loại thức ăn.

Đối với các thuốc được yêu cầu uống khi dạ dày rỗng để được hấp thu tối đa thì người bệnh nên chọn các thời điểm thích hợp trong ngày thuận tiện cho việc sử dụng.

Các thuốc dùng 1 lần mỗi ngày, uống lúc dạ dày rỗng tốt nhất nên dùng trước bữa ăn sáng hoặc các thời điểm giữa sáng, giữa chiều hay trước khi đi ngủ. Bisphophanat không nên dùng trước khi đi ngủ.


Trong các tờ hướng dẫn sử dụng thuốc có ghi thời gian dùng: trước, trong hay sau khi ăn, nhưng không nói rõ là ăn gì. Tuy nhiên, thức ăn mà chúng ta sử dụng trong thời gian dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Khi dùng thuốc kháng sinh đường uống, hệ vi sinh trong đường ruột sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế, có một số loại thực phẩm mà bạn nên tránh ăn uống trong thời gian dùng kháng sinh. Đó là các thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột vì chúng rất khó tiêu hóa, đặc biệt là khi vi khuẩn trong hệ tiêu hóa bị thiếu hụt vì kháng sinh.

Theo Dược sĩ Trần Chung một số thực phẩm không được dùng khi uống thuốc:

– Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa: Sữa chứa khá nhiều canxi, thành phần củng cố răng và xương cốt. Tuy nhiên, trong thời gian uống thuốc kháng sinh, cần tạm kiêng hoặc hạn chế tối đa thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa (phô mai, sữa chua…)

Những phản ứng không mong muốn: Phản ứng với thuốc kháng sinh, canxi tạo ra muối canxi không tan trong nước. Hệ quả: thuốc chỉ được hấp thụ một phần qua hệ tiêu hóa hoặc hoàn toàn bị đào thải và hiệu quả bị suy giảm đáng kể, hoặc thậm chí không có.

Thời gian điều trị sẽ phải kéo dài và có thể không mang lại hiệu quả mong muốn. Nếu quá thèm, thí dụ sữa chua – cần uống tối thiểu vào quãng 2 giờ giữa lúc uống thuốc và bữa ăn.

– Nước hoa quả và nước chanh: Là nguồn cung cấp vitamin tuyệt vời cho cơ thể. Tuy nhiên không nên ăn hoặc uống nước ép hoa quả, nhất là nước bưởi, nước cam, nước chanh… trong thời gian đang uống thuốc chống dị ứng và đa số các biệt dược hạ mỡ máu.

Thỉnh thoảng có thể uống, song tối thiểu phải sau bữa ăn 2 giờ – trường hợp phải điều trị dài ngày.

Những phản ứng không mong muốn: Những loại quả trên (và nước ép) chứa flavonoid – hợp chất ảnh hưởng đến sự trao đổi chất những tân dược đã kể trong gan – có thể dẫn đến sự gia tăng thậm chí 3 – 5 lần nồng độ thuốc trong máu.

Nếu uống thuốc bằng nước hoa quả (nhất là nước bưởi) có thể xuất hiện tác dụng không mong muốn, trong đó có rối loạn nhịp tim, nhức đầu hoặc đột ngột giảm áp huyết. Vậy nên tốt nhất uống tất cả tân dược bằng nước đun sôi để nguội.

Không nên ăn hoặc uống nước ép hoa quả trong thời gian đang uống thuốc chống dị ứng.

–  Chất béo có nguồn gốc động vật: Cơ thể chúng ta cần nó với số lượng không nhiều, trong đó để sản xuất hoóc môn (thí dụ estrogen) hoặc như chất xúc tác, giúp cơ thể hấp thụ những vitamin tan trong mỡ (A, D, E, K).

Tuy nhiên nếu uống thuốc hạ áp huyết và điều chỉnh loạn nhịp tim trong thời gian thực đơn chứa quá nhiều chất béo có nguồn gốc động vật (thí dụ thịt mỡ, mỡ lợn, bơ), chất béo dạng này sẽ làm gia tăng sự hấp thụ thuốc.

Phản ứng không mong muốn: Việc uống thuốc trợ tim ngay trước, trong thời gian hoặc ngay sau bữa ăn giàu mỡ động vật có thể dẫn đến tình trạng làm chậm nhịp tim hoặc tụt huyết áp. Trong điều trị mạn tính thỉnh thoảng có thể cho phép ăn món gì đó béo ngậy, tuy nhiên khi ấy cần phải uống thuốc vào thời điểm 1,5 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn “phạm luật”.

– Nước chè: Không nên uống nước chè (nhất là chè đen, chè mạn, hạn chế tối đa chè xanh) trong thời gian phải uống viên sắt.

Phản ứng không mong muốn: Hợp chất tananh sẵn có trong chè kìm hãm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì thế uống nước chè trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém hoặc không có hiệu quả. Trường hợp quá thèm, có thể uống vào thời điểm tối thiểu 1,5 giờ sau khi uống thuốc. Nên uống thuốc lúc đói bụng.

 Cà phê và đồ uống có cofein: Cà phê và những đồ uống kích thích này không phải là đồng minh của những loại thuốc sử dụng trong điều trị hen suyễn và viêm phế quản.

Phản ứng không mong muốn: Cà phê (và những đồ uống chứa cofein, thí dụ Coca-Cola) có thể làm gia tăng tác dụng của tân dược này.

Hợp chất teofiline có trong thuốc tác động lên cùng những thụ cảm trong hệ tim mạch, tương tự cofein. Uống cà phê và đồ uống chứa cofein trong thời gian uống thuốc hen suyễn và viêm phế quản có thể dẫn đến hiệu ứng quá liều: đau đầu, tâm trạng lo lắng, loạn nhịp tim. Trường hợp quá thèm, có thể uống một ly nhỏ (loãng)/ ngày xa thời điểm uống thuốc tối thiểu 60 phút.

–  Chuối, lê tầu: Chúng giống nhau ở điểm gì? Chất tiramine. Càng chín, hợp chất này càng nhiều. Trong khi tiramine là “hắc tinh” của một số tân dược, trong đó có thuốc chống trầm cảm.

Phản ứng không mong muốn: Ăn chuối hoặc lê tầu ngay trước hoặc ngay sau lúc uống thuốc có thể dẫn đến tình trạng: tăng áp huyết, nhức đầu.

Tốt nhất nên uống thuốc với nước thường, nước lọc

– Không được dùng sữa để uống các thuốc có vỏ bọc chịu được acid (pankreatin, bixacodil), vì lớp vỏ bị hòa tan làm cho thuốc bị phân hủy khi chưa đến được vị trí cần thiết để hấp thu.Đặc biệt nguy hiểm là nước ép bưởi, nó có khả năng làm tăng hay thay đổi tác dụng của rất nhiều loại thuốc.

Đối với hầu hết các loại thuốc nên uống với nửa ly nước đun sôi để nguội và tốt hơn hết nên uống khi đứng.

Việc thiết lập một chế độ ăn uống đúng khi dùng những loại thuốc khác nhau có thể là yếu tố hỗ trợ tốt cho việc chữa bệnh, còn việc ăn uống vô nguyên tắc có khả năng làm tất cả sự chữa trị của bạn trở thành con số không, có khi còn gây hại cho cơ thể.