Không thể 1 mắt mở 1 mắt nhắm tại sao

Thứ ba, 6/12/2005, 15:43 (GMT+7)

"Khi ngủ, một mắt tôi nhắm bình thường, còn mắt kia vẫn hở khoảng 1 mm, vậy có bị khô mắt và ảnh hưởng tới thị lực không? Cách chữa như thế nào?".

Trả lời:

Câu hỏi của bạn làm tôi nhớ tới nhân vật Trương Phi trong truyện Tam quốc diễn nghĩa. Trương Phi khi ngủ mắt cứ như không nhắm, làm cho người ta nghĩ rằng ông canh chừng kẻ thù cả lúc đi ngủ. Tôi không thấy người ta nói đến ông này bị khô mắt hay mờ mắt gì cả. Dù sao đó cũng là nhân vật nhiều phần hư cấu nên chúng ta không thể chủ quan. Trên thực tế thì nhiều ông bố, bà mẹ, cô vợ... than phiền là người thân của họ khi ngủ mắt nhắm không kín. Điều này có hai nhóm nguyên nhân cả bệnh lý và sinh lý thông thường.

Nguyên nhân sinh lý: Nhiều người vốn không hề có bệnh tật gì nhưng lúc thức, độ rộng của khe mi không hoàn toàn giống nhau giữa hai bên, do vậy lúc ngủ, độ hở cũng khác nhau. Trong một chừng mực nhất định (độ hở < 2 mm) thì mi trên vẫn che phủ tốt giác mạc - lòng đen. Mặt khác khi ngủ, nhãn cầu có xu hướng lẩn sâu về phía trên nên bạn không nên lo ngại lòng đen sẽ bị khô hoặc ảnh hưởng tới thị lực.

Còn nhóm nguyên nhân bệnh lý? Có nhiều nguyên nhân gây ra hở mi, lộ lòng đen - giác mạc, trong đó phải kể đến: liệt dây thần kinh số 7 do nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh Basedow, chứng rối loạn trương lực cơ, sẹo cũ tại mi mắt co kéo gây hở mi... Điều này làm nước mắt bị thất thoát quá nhiều do bay hơi, gây ra các biểu hiện bệnh lý do khô mắt: tổn hại phần biểu mô phủ của kết mạc và giác mạc, loét trợt và viêm nhiễm, dày sừng và sẹo hóa. Nếu không điều trị thích hợp sẽ gây giảm thị lực đúng như bạn đã lo lắng.

Việc điều trị sẽ được đặt ra sau thăm khám chuyên khoa mắt. Tùy thuộc mức độ của hở mi, có thể dùng kính tạo buồng ẩm hoặc gạc ẩm phủ lên mắt, làm ẩm mắt ban đêm bằng các loại gel hoặc viên nang đặt tại chỗ, dùng kháng sinh tại chỗ và tăng cường dinh dưỡng cho giác mạc. Điều trị nguyên nhân nếu hở mi đã được xác định. Can thiệp phẫu thuật nhằm sửa chữa sẹo gây co kéo, tăng độ nhắm kín cho mi tạm thời hoặc lâu dài sẽ được cân nhắc cho từng trường hợp cụ thể.

BS Hoàng Cương, Sức Khỏe & Đời Sống

Nguyễn Xuân Hưng Mắt Đã hỏi: Ngày 12/03/2021

Chào bác sĩ Trong cuộc sống, tôi thấy có một số người ngủ nhưng mắt lại mở (to hoặc nhỏ) giống như vẫn còn thức. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi là tình trạng ngủ mở mắt có phải là bệnh về mắt không? ·Ngủ mở mắt như vậy gây ra những tác hại gì? Những người ngủ mở mắt phải làm gì và có phương pháp nào điều trị không? Xin cảm ơn!

3.194 lượt xem

Không thể 1 mắt mở 1 mắt nhắm tại sao

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Xuân Loan Đã trả lời: Ngày 12/03/2021
Mắt

Chào bạn!

Tình trạng mắt không nhắm được kín khi đã chủ động nhắm mắt hoặc vô thức khi đang ngủ là một thực tế thường gặp. Đánh giá khả năng nhắm kín mắt khi được yêu cầu nhắm là nghiệm pháp bắt buộc khi khám chức năng của dây thần kinh số VII (dây thần kinh mặt). Khi đó, bác sĩ mắt hoặc bác sĩ thần kinh sẽ yêu cầu người bệnh nhắm chặt mắt chủ động hoặc nhắm 2 mắt như đi ngủ. Nếu chức năng của cơ nhắm mắt có vấn đề hoặc dây thần kinh số VII bị liệt thì mắt sẽ bị hở.

Ở ngoài đời thực, vợ chồng, người thân của bệnh nhân là những người có thể phát hiện ra bất thường này. Khi quan sát người thân của mình khi đang ngủ, họ thấy ngáy đều mà mắt khép hờ hoặc vẫn mở không kín được. Về cơ bản, hiện tượng ngủ nhắm mắt không kín là dấu hiệu của:

– Liệt dây thần kinh số VII

– Một số bệnh lý có lồi mắt khiến mi không thể che phủ được nhãn cầu như bệnh lý hốc mắt do tuyến giáp, viêm hoặc u hốc mắt, bệnh lý mạch máu hốc mắt,…

– Một vài hội chứng bẩm sinh như co rút mi vô căn, dị dạng phân bố thần kinh, rối loạn trương lực cơ.

Thực tế là nếu lòng đen bị hở ra, không được mi chen chắn bảo vệ và không được nước mắt làm ẩm và nuôi dưỡng trong một vài giờ hoặc vài ngày do chấn thương, sau phẫu thuật mắt thì chưa thể gây nguy hiểm nhiều cho mắt. Nhưng nếu các bạn để như vậy lâu thì lòng đen sẽ bị viêm loét, khô tróc, thậm chí có thể mù lòa do bị thủng hoặc tạo thành sẹo giác mạc. Lúc này, các bạn phải sử dụng thuốc tra nhỏ mắt hoặc phẫu thuật mắt.

Do đó, người ngủ mở mắt cần phải đi khám 2 chuyên khoa là thần kinh và mắt. Nếu tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này sẽ được điều trị tận gốc để thoát khỏi tình trạng này. Một số biện pháp tình thế và tạm thời thường được chuyên khoa mắt áp dụng đó là:

– Sử dụng băng che hoặc dùng khiên chắn mắt vào ban đêm giúp mắt được che kín, tránh tình trạng khô mắt và viêm loét do hở mi.

– Tra nước mắt nhân tạo, gel hoặc thuốc mỡ, kháng sinh tạo lớp bảo vệ trên bề mặt nhãn cầu giúp làm ẩm mắt và chống bay hơi nước mắt.

– Phẫu thuật khâu cò mi 1 phần hoặc toàn bộ cũng giúp mi nhắm kín, bảo vệ được nhãn cầu nhưng không phải là phương pháp điều trị lâu dài và triệt để.

Nếu muốn kiểm tra kỹ hơn về tình trạng mắt của mình, bác có thể liên hệ với tổng đài của Thu Cúc 1900 55 88 92 để đặt lịch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Mắt nhé.