Kinh nghiệm trong công việc là gì

Nhiều người nhầm lẫn hiểu sai về Kinh nghiệm làm việc có nghĩa là đã từng làm qua việc đó. Thức tế được nhà tuyển dụng ghi nhận là kinh nghiệm cần:

1. Khái niệm kinh nghiệm là gì?

Kinh nghiệm chính là tri thức, là sự am hiểu của mỗi con người về một vấn đề mà chính họ đã trải qua, đã đối mặt nghiệm trực tiếp với nó. Vậy Tri thức được gọi là kinh nghiệm khi có sự kết hợp giữ lý thuyết và áp dụng vào thực tiễn. Từ đó rút ra được các bài học thất bại hoặc thành công, sau đó nếu lặp lại quá trình tương tự người ta có thể tránh sai lầm cũ và biết được hướng đi tốt hơn dẫn đến thành công.

Để được gọi là kinh nghiệm tri thức đó phải có được kết quả khi tương tác với công việc thực tế. Tri thức có thêm trải nghiệm thực tiễn công việc nhưng không rút ra được bài học gì cũng gọi là kinh nghiệm. Có rút ra được các bài học thất bại, các bài học thành công để lần sau lặp lại bạn đi nhanh hơn mà không phạm vào sai lầm cũ. Một công việc có nhiều quá trình, nhiều bước và nhiều tương tác, cho nên để có kinh nghiệm bạn cần trải qua hết các khâu, các góc độ của công việc. Nói đơn giản là bạn phải hiểu từ tổng quan đến chi tiết công việc đó. Sống trong đó trăn trở suy nghĩ trong đó có học hỏi từ sếp, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác… hay tự rút ra các bài học cho riêng mình. Nhiều người lầm tưởng khi chỉ là khán giả xem hai đấu sỹ đánh nhau nhưng bạn nghĩ bạn có kinh nghiệm chiến đấu, thậm chí đọc một quyển sách một bài viết mô tả qua mà nghĩ mình có kinh nghiệm!

Kinh nghiệm cần thời gian để hoàn thiện và chính thức được gọi là kinh nghiệm. Theo quan điểm của các nhà tuyển dụng ít nhất thời gian làm việc từ 1 năm mới được gọi là kinh nghiệm. Dù bạn giỏi tới đâu nhưng thời gian đó là thời gian tối thiểu để được ghi nhận kinh nghiệm. Trong thời gian ngắn hơn bạn có thể hoàn thiện về kinh nghiệm tri thức nhưng bạn chưa hoàn thiện kinh nghiệm về cảm xúc. Chính vì vậy mà có khái niệm kinh nghiệm 1 năm 2 năm …..

Vậy là các bạn đã hiểu rõ để được gọi là kinh nghiệm bạn cần Kinh nghiệm trí thức và kinh nghiệm cảm xúc. Kinh nghiệm tri thức có thể có người học được rất nhanh trong thời gian ngắn. Nhưng kinh nghiệm cảm xúc thì cần thời gian và càng lâu thì càng có giá trị, nó thể hiện bạn thực sự yêu công việc đó hay không! Và theo nghiên cứu được chỉ ra trong cuốn sách “”Những kẻ xuất chúng của Malcolm Gladwell”” để trở thành chuyên gia bất cứ lĩnh vực gì bạn cần tối thiểu 10.000 giờ làm việc tập luyện lặp đi lặp lại và luôn trăn trở cải tiến từng ngày.

2. Vậy kinh nghiệm quan trọng như thế nào?

Trong nhóm công việc ít biến động thì tư duy Kinh Nghiệm cực kỳ quan trọng! Kinh nghiệm càng lâu năm càng được đánh giá cao. Ví dụ như: Kế toán, Nghệ nhân, Họa sỹ, công nhân bậc 5,6,7….

Trong nhóm công việc biến động và thay đổi liên tục cạnh tranh không ngừng thì Kinh Nghiệm không quan trọng bằng tư duy sáng tạo. Môi trường hiện nay rất nhiều nhóm công việc biến động liên tục không ngừng, chính vị vậy ở nhóm công việc này nhiều khi kinh nghiệm quá lâu chưa chắc còn lợi thế thậm chí kinh nghiệm lâu năm còn kìm hãm tư duy sáng tạo. Ở những môi trường này kinh nghiệm 1-3 năm được đánh giá cao nhất.

Kinh nghiệm bị ảnh hưởng bởi không gian và thời gian. Môi trường càng tương đồng thì kinh nghiệm càng phát huy vai trò tốt hơn. Cho nên kinh nghiệm ở Mỹ chưa chắc đúng tại Việt Nam. Kinh nghiệm ở miền bắc chưa chắc đúng ở miền nam. Kinh nghiệm ở công ty lớn chưa chắc đã đúng ở công ty nhỏ. Kinh nghiệm 10 năm trước chưa chắc đã đúng tại thời điểm hiện nay…

Nếu bạn nghĩ kinh nghiệm càng lâu lương càng cao là tuy duy sai lầm! Già thành lão làng chỉ có trong môi trường quân đội, công an hoặc công chức nhà nước tại Việt Nam! Ở môi trường kinh tế tự do, kinh nghiệm chỉ có giá trị khi được chuyển tải thành hiệu quả công việc thể hiện bằng con số cụ thể. Có nghĩa là bạn càng làm được nhiều thì thu nhập càng cao chứ không phải bạn càng làm lâu năm lương càng cao! Tuy nhiên hầu hết nhà tuyển dụng đều chấp nhận trả một mức lương cao hơn mức lương thị trường cho người kinh nghiệm nhiều hơn như để tưởng thưởng sự trung thành với công ty hoặc sự yêu nghề ít thay đổi xáo trộn nhân sự. Mức tăng còn để bù trượt giá do lạm phát và có thêm sự tưởng thưởng đi kèm.

Cùng tìm hiểu thêm Kinh nghiệm được tính toán như thế nào? để hiểu sâu thêm về khái niệm kinh nghiệm làm việc bạn đọc nhé

Tải app The Ant Work để ứng tuyển ngay hoặc xem các tin tuyển dụng lân cận. Tìm kiếm và lựa chọn công việc phù hợp gần nhà ngay trên thiết bị di động của mình.

TẢI NGAY

Kinh nghiệm trong công việc là gì
Kinh nghiệm trong công việc là gì
Kinh nghiệm trong công việc là gì

Post navigation

Kinh nghiệm của bạn trong công việc là gì?

Kinh nghiệm làm việc chính những kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn cần thiết cho vị trí ứng tuyển mà bạn đã được trải nghiệm ở ngoài thực tế. Hay hiểu đơn giản hơn thì đó chính những bạn đã áp dụng vào thực tế chứ không phải đơn thuần chỉ lý thuyết suông.

Kinh nghiệm trong CV ghi gì?

Viết bao nhiêu kinh nghiệm làm việc trong CV là đủ?.
Lựa chọn kinh nghiệm làm việc dựa theo Job Description..
Tạo dòng lịch sử nghề nghiệp có ý nghĩa..
Thứ tự liệt kê từ gần đến xa..
Đừng quên kể tên những bằng cấp và thành tựu của bạn..
Đính kèm Portfolio (nếu có).

Làm nhân viên phục vụ có kinh nghiệm gì?

Cụ thể như:.
3.1. Hiểu và tuân thủ những quy định về đồng phục. ... .
3.2. Hiểu rõ công việc mình làm. ... .
3.3. Hiểu thực đơn của nhà hàng. ... .
3.4. Nắm vững kỹ năng phục vụ nhà hàng. ... .
3.5. Có ngoại ngữ là 1 lợi thế.

Làm sao tôi tuyển dụng bạn nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này?

Cách trả lời phỏng vấn khi bạn chưa có kinh nghiệm làm việc Câu trả lời là bạn phải tìm hiểu thật kỹ về công ty và vị trí mình ứng tuyển. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự nghiêm túc và nỗ lực của bạn trong từng câu trả lời. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng tin thể hoàn thành tốt mọi công việc được giao.