Rò hậu môn tiếng ảnh là gì

Rò hậu môn (còn gọi là mạch lươn) là bệnh thường gặp ở vùng hậu môn trực tràng, tuy không gây nguy hiểm chết người nhưng làm ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất lao động và chất lượng sống của người bệnh.

Rò hậu môn tiếng ảnh là gì

RÒ HẬU MÔN LÀ BỆNH GÌ? LIÊN QUAN NHƯ THẾ NÀO VỚI BỆNH ÁP-XE HẬU MÔN?

Rò hậu môn là một nhiễm khuẩn mạn tính ở vùng hậu môn trực tràng, đường dò là một đường hầm đi từ trực tràng-ống hậu môn ra da quanh hậu môn và vùng mông. Rò hậu môn và áp-xe hậu môn trực tràng là 2 giai đoạn của một quá trình bệnh lý, áp-xe là giai đoạn cấp tính, rò hậu môn là giai đoạn mãn tính.

Áp-xe cạnh hậu môn thường xuất hiện sau khi tuyến bã ở trong hậu môn bị nhiễm trùng. Các tuyến bã ở trong hậu môn bị bít tắc bởi vi khuẩn, phân, dị vật và tạo thành môi trường để hình thành ổ áp-xe. Những ổ áp-xe này sẽ phá dần ra ngoài và hình thành các đường rò thông từ tuyến bã bị nhiễm trùng (lỗ trong của đường rò) với da bên ngoài hậu môn (lỗ ngoài của đường rò). Hiện tượng hình thành đường rò này thường xảy ra ở 50%-70% bệnh nhân có ổ áp-xe cạnh hậu môn. Khi đã hình thành đường rò rồi, mà lỗ ngoài liền lại (đóng lại) thì hiện tượng áp xe sẽ lại xuất hiện.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH ÁP-XE HẬU MÔN VÀ RÒ HẬU MÔN LÀ GÌ?

Khi xuất hiện ổ áp-xe cạnh hậu môn bệnh nhân có thể thấy đau, đỏ, sưng, ở vùng xung quanh hậu môn, đau tăng khi đại tiện, khó đại tiện khi khối áp-xe lớn. Toàn thân có thể có sốt, mệt mỏi, đôi khi rét run.

Ở những bệnh nhân bị rò hậu môn cũng có những dấu hiệu và triệu chứng tương tự, tuy nhiên mức độ nhẹ hơn, đau ít và thường ít có các biểu hiện toàn thân. Dấu hiệu thường gặp của rò hậu môn là rỉ dịch (trắng đục) từ lỗ ngoài của đường rò nằm cạnh hậu môn, rỉ dịch từng đợt rồi tự khỏi, kèm theo viêm đỏ vùng da quanh hậu môn.

ĐIỀU TRỊ BỆNH ÁP-XE HẬU MÔN VÀ RÒ HẬU MÔN NHƯ THẾ NÀO?

Điều trị một ổ áp-xe bằng việc mổ (trích rạch) mở, làm sạch và dẫn lưu ổ áp xe. Thủ thuật này có thể được thực hiện bằng gây tê tại chỗ và làm tại phòng khám chuyên khoa hậu môn trực tràng. Nếu ổ áp-xe lớn và nằm sâu sẽ phải mổ tại phòng mổ dưới gây tê tuỷ sống hoặc gây mê. Tuy là một phẫu thuật đơn giản nhưng cần có phẫu thuật viên chuyên khoa để tránh tổn thương cơ thắt hậu môn, tránh tái phát và hạn chế rò hậu môn.

Cách điều trị duy nhất đối với rò hậu môn là phẫu thuật. Tuy nhiên phẫu thuật cũng có thể có những biến chứng, đôi khi đòi hỏi phải phẫu thuật nhiều thì, nhiều lần. Những phẫu thuật này phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa về hậu môn trực tràng.

Bài viết được tham khảo chuyên môn của Bác sĩ TRẦN NGUYÊN PHÚ – PHÒNG KHÁM NGOẠI TỔNG QUÁT VÀ ĐƠN VỊ HẬU MÔN TRỰC TRÀNG – BỆNH VIỆN 199

nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể diễn tiến thành rò phức tạp, làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn và trực tràng. Do đó việc tìm hiểu chi tiết về rò hậu môn là việc làm cần thiết để giúp bạn chủ động phát hiện và phòng ngừa bệnh. 

Mục lục

  • I – Rò hậu môn là gì? 
  • II – Rò hậu môn nguyên nhân do đâu? 
  • III – Rò hậu môn triệu chứng thế nào? 
  • IV – Đối tượng thường bị bệnh lý rò hậu môn
  • V – Rò hậu môn có tự lành không? 
  • VI – Rò hậu môn có nguy hiểm không? 
  • VII – Cách xử lý rò hậu môn an toàn, hiệu quả 
    • 1. Phẫu thuật rò hậu môn
    • 2. Điều trị rò hậu môn không cần phẫu thuật bằng tia laser
  • VIII – Cách phòng tránh bệnh rò hậu môn 

I – Rò hậu môn là gì? 

Bệnh rò hậu môn tiếng Anh là gì? Theo từ điển thuật ngữ y khoa, rò hậu môn tên tiếng Anh là Anal fistula. 

Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn bệnh học theo cách gọi của dân gian là bệnh mạch lươn. Đây là tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu môn và da xung quanh hậu môn. 

Bệnh mạch lươn có nhiều mức độ gồm: 

– Rò hậu môn hoàn toàn: Tức là có cả lỗ rò bên trong và bên ngoài hậu môn và chúng được thông với nhau.

– Bệnh mạch lươn không hoàn toàn: Chỉ có 1 lỗi rò duy nhất. 

Rò hậu môn tiếng ảnh là gì
Rò hậu môn tiếng ảnh là gì
Hình ảnh rò hậu môn. 

– Bệnh mạch lươn trong cơ thắt: Do áp xe ở vùng da gần hậu môn hình thành. 

Rò hậu môn ngoài cơ thắt: Do áp xe vùng chậu hông trực tràng hình thành

Rò hậu môn đơn giản: Đường rò ít lỗ rò và đều nằm ở vị trí ít ngóc ngách.

– Bệnh mạch lươn phức tạp: Đường rò có nhiều lỗ rò ở các vị trí hiểm hóc. 

– Rò hậu môn xuyên cơ thắt.

II – Rò hậu môn nguyên nhân do đâu? 

Rò hậu môn trực tràng nguyên nhân do đâu? Bệnh mạch lươn ở hậu môn thường là hậu quả của một áp xe (ổ mủ) ở hậu môn trực tràng không được điều trị hoặc điều trị không khỏi triệt để.

Áp xe xảy ra khi các tuyến nhỏ tạo chất nhờn nằm ngay bên trong hậu môn bị tắc và nhiễm trùng. Khoảng 40% số áp xe này có thể phát triển thành rò. 

Ngoài ra, rò hậu môn trẻ sơ sinh hay người lớn còn có thể rò do các nguyên nhân khác như:

– Bệnh Crohn – viêm ruột.

– Bức xạ dùng trong điều trị ung thư.

– Chấn thương.

Rò hậu môn tiếng ảnh là gì
Rò hậu môn tiếng ảnh là gì
Nguyên nhân bệnh mạch lươn là do áp xe ở hậu môn trực tràng không được điều trị hoặc điều trị không khỏi triệt để.

– Bệnh lây truyền qua đường tình dục.

– Bệnh lao.

– Dị vật vùng hậu môn.

– Ung thư.

– Ảnh hưởng sau khi phẫu thuật ở vùng gần hậu môn.

III – Rò hậu môn triệu chứng thế nào? 

Các dấu hiệu rò hậu môn bệnh nhân có thể gặp gồm:

– Đau và sưng ở quanh hậu môn.

– Tiết dịch có máu, mủ từ 1 lỗ xung quanh hậu môn. 

– Cơn đau ở hậu môn có có thể thuyên giảm giảm sau khi lỗ rò đã chảy dịch.

– Vùng da ở hậu môn bị kích ứng do dịch bị rò ra ngoài.

Rò hậu môn tiếng ảnh là gì
Rò hậu môn tiếng ảnh là gì
Rò hậu môn khiến bệnh nhân bị đau và sưng ở vùng quanh hậu môn. 

– Đau rát khi đại tiện.

– Chảy máu ở hậu môn.

– Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi do nhiễm trùng.

Bệnh nhân nên đi đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh mạch lươn. Bởi vì bệnh để lâu có thể thành rò phức tạp với nhiều ngõ ngách khác nhau gây khó khăn cho việc điều trị.

(>> Xem thêm: Hẹp hậu môn có nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị )

IV – Đối tượng thường bị bệnh lý rò hậu môn

Bệnh rò hậu môn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường tập trung ở độ tuổi trung niên, khoảng từ 30 – 50 tuổi. 

Rò hậu môn tiếng ảnh là gì
Rò hậu môn tiếng ảnh là gì
Bệnh rò hậu môn thường gặp ở các đối tượng từ 30-50 tuổi. 

Đặc biệt, những người có vấn đề về hệ tiêu hoá thì nguy cơ bị bệnh mạch còn cao hơn như: bệnh Crohn, từng phẫu thuật tiền liệt tuyến, cắt trĩ, ung thư hậu môn trực tràng…

V – Rò hậu môn có tự lành không? 

Rò hậu môn có tự khỏi không? Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh hay người lớn chắc chắn không thể tự lành và tự khỏi nếu người bệnh không tiến hành điều trị bằng phương pháp phù hợp. 

Rò hậu môn tiếng ảnh là gì
Rò hậu môn tiếng ảnh là gì
Đường rò hậu môn không thể khỏi nếu không được chữa trị. 

Do đó, ngay khi nghi ngờ có dấu hiệu bị bệnh mạch lươn, người bệnh không nên chần chừ mà hãy tới bệnh viện để được bác sĩ điều trị kịp thời, tránh để lâu bệnh trở nặng khó điều trị. 

VI – Rò hậu môn có nguy hiểm không? 

Rò hậu môn là gì có nguy hiểm không? Bệnh rò hậu môn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây viêm nhiễm nặng xung quanh hậu môn, ảnh hưởng tới tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiễm trùng: Bệnh mạch lươn không chỉ khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy và đau đớn mà còn dẫn tới lở loét, nhiễm trùng, làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến các vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Rò hậu môn tiếng ảnh là gì
Rò hậu môn tiếng ảnh là gì
Rò hậu môn không được điều trị có thể gây nhiễm trùng, thậm chí là ung thư trực tràng. 

Gia tăng số lượng các lỗ rò và đường rò: Nếu không được điều trị thì sau một thời gian các lỗ rò sẽ lây lan ra các khu vực xung quanh và hình thành nên các đường rò mới. 

Ung thư hậu môn và trực tràng: Rò hậu môn không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư hậu môn và  trực tràng gây nguy hiểm đến tính mạng.

VII – Cách xử lý rò hậu môn an toàn, hiệu quả 

Bị rò hậu môn phải làm sao? Ngoài thăm khám lâm sàng thì để có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số các xét nghiệm rò hậu môn như: siêu âm qua ngả hậu môn, chụp MRI vùng chậu, chụp X quang đường rò, xét nghiệm máu và nội soi đại tràng. 

Sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh, tùy vào mức độ bệnh mạch lươn và tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ hội chẩn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

1. Phẫu thuật rò hậu môn

Rò hậu môn uống thuốc gì? Hiện nay chưa có thuốc chữa rò hậu môn hiệu quả, vì phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là phẫu thuật điều trị rò hậu môn.

Mổ rò hậu môn được chỉ định trong trường hợp rò hậu môn được xác định là một tình trạng của ung thư tiêu hóa hoặc tình trạng bệnh nặng nghiêm trọng.

– Mổ rò hậu môn có đau không? Khi điều trị rò hậu môn bằng phương pháp mổ, bác sĩ phải xác định chính xác vị trí lỗ rò, sau đó tiến hành khoét và vét hết các ổ rò người bệnh sẽ phải chịu khá nhiều đau đớn.

– Mổ rò hậu môn có nguy hiểm không? Sau phẫu thuật rò hậu môn, nếu không kiêng khem và chăm sóc đúng cách, các biến chứng có thể xảy ra như: nhiễm trùng chảy mủ, chảy máu hậu môn, tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật, tiêu không tự chủ…

– Mổ rò hậu môn nằm viện bao lâu? Đối với trường hợp bệnh mạch lươn nhẹ, bệnh nhân sau mổ có thể chỉ cần nằm viện 2-3 ngày là có thể xuất hiện. Đối với các trường hợp bệnh nặng hơn thì cần nằm lâu hơn tùy theo sức khỏe của từng bệnh nhân. 

Rò hậu môn tiếng ảnh là gì
Rò hậu môn tiếng ảnh là gì
Phẫu thuật rò hậu môn là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả hiện nay.  

– Phẫu thuật rò hậu môn bao lâu thì lành? Thời gian hồi phục sau mổ rò hậu môn tùy thuộc vào cơ địa cũng như cách chăm sóc của từng bệnh nhân. Với các trường hợp phẫu thuật rò hậu môn đơn giản thì chỉ sau 4 – 6 tuần thì vết thương sẽ lành hẳn. 

– Mổ rò hậu môn bao nhiêu tiền? Phẫu thuật rò hậu môn hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như như: tình trạng bệnh, chi phí thăm khám, bệnh viện thực hiện. Do đó, rất khó có thể đưa ra một mức giá cụ thể. Tuy nhiên, người bệnh nên đến các bệnh viện chuyên khoa để đảm bảo thực hiện mổ rò hậu môn hiệu quả và an toàn.

2. Điều trị rò hậu môn không cần phẫu thuật bằng tia laser

Ngoài phương pháp mổ cắt đường rò hậu môn, người bệnh có thể chọn lựa cách chữa rò hậu môn không cần phẫu thuật bằng tia laser. Với phương pháp điều trị này, bác sĩ cho một đầu phát tia laser nhỏ vào đường rò và đốt nó, giúp lành vết thương. 

VIII – Cách phòng tránh bệnh rò hậu môn 

Sau phẫu thuật, bệnh mạch vẫn có thể tái phát nếu bệnh nhân không tuân thủ nghiêm ngặt việc điều trị và không có chế độ chăm sóc, sinh hoạt và  ăn uống đúng cách. Theo đó, các bác sĩ khuyên bệnh nhân mổ rò hậu môn nên:

– Để vết thương lành từ đáy lên.

– Tiếp tục uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

– Nên vận động nhẹ nhàng,

– Ăn thức ăn dễ tiêu, giàu chất xơ, dễ tiêu hóa; kiêng đồ ăn cay, nóng sau phẫu thuật.

– Sau khi phục hồi, bệnh nhân rò hậu môn vẫn cần tiếp tục duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học: không uống rượu, bia; tránh để bị táo bón gây hại cho hậu môn. 

– Đặc biệt, bệnh nhân nên thăm khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm các tình trạng bất thường về hậu môn, trực tràng. 

Điều trị rò hậu môn kịp thời kết hợp với cách chăm sóc và ăn uống khoa học có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Đặc biệt, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe, trong đó gồm cả bệnh mạch lươn.