Làm thế nào để trở thành chủ doanh nghiệp

Điều kiện để cá nhân trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân? Muốn trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân đòi hỏi một cá nhân cần phải có những điều kiện gì để đảm bảo doanh nghiệp có thể hoạt động trên thực tế? Quý bạn là những chủ thể bắt đầu và chuẩn bị thành lập doanh nghiệp tư nhân. Hãy cùng Luatvn.vn tìm hiểu vấn đề này kĩ hơn theo bài viết dưới đây.

Luatvn.vn cùng với đội ngũ luật sư, đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm tư vấn cho Quý khách hàng thông tin về doanh nghiệp tư nhân cũng như cung cấp dịch vụ thực hiện thành lập công ty/ doanh nghiệp trên thực tế một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí. Hãy liên hệ với luatvn.vn số hotline/zalo: 0763387788 để được tư vấn miễn phí.

Làm thế nào để trở thành chủ doanh nghiệp
Điều kiện để cá nhân trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân

I. Cơ sở pháp lý:

– Luật doanh nghiệp 2014 do Quốc hội ban hành số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014.

– Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp do Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2015.

– Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật doanh nghiệp ngày 19 tháng 10 năm 2015.

II. Quy định pháp luật về chủ doanh nghiệp tư nhân? Điều kiện để cá nhân trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân? 

Chủ doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư như thế nào? 

– Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

– Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quản lý doanh nghiệp không? Cá nhân trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân?

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

>>> Quý khách tham khảo thêm: Thành lập công ty uy tín >>>>

Điều kiện để cá nhân trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân

Làm thế nào để trở thành chủ doanh nghiệp
Điều kiện để cá nhân trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê doanh nghiệp của chính mình làm chủ?

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực thi hành.

– Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp hay không? 

Trả lời:

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.

– Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.

– Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.

– Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định.

Dịch vụ pháp lý Luatvn.vn – Điều kiện để cá nhân trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân? 

Quý khách nên lựa chọn dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luatvn.vn. Tại đây, Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng trong quá trình tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong việc lập, soạn thảo hồ sơ và xin cấp Giấy phép thành lập và hướng dẫn thành lập mới.

Trên đây là những thông tin về chủ doanh nghiệp tư nhân chuẩn xác nhất, hy vọng đây là thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Nếu có khó khăn, vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 0763.387.788 hoặc Email: m để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Làm thế nào để trở thành chủ doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm trên toàn bộ tài sản cá nhân của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, có rất nhiều người có ý tưởng kinh doanh, muốn làm chủ công việc kinh doanh và thành lập công ty tư nhân, hay còn được gọi là Doanh nghiệp tư nhân. Công ty Luật Thái An sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin khi thành lập Doanh nghiệp tư nhân mới nhất hiện nay.

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

1. Định nghĩa doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

Trong doanh nghiệp tư nhân, người chủ doanh nghiệp sẽ hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Về lợi nhuận, do doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu duy nhất nên toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh sẽ đều thuộc về chủ doanh nghiệp.

Theo pháp luật của Việt Nam, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu mọi trách nhiệm vô hạn về mọi nghĩa vụ, cũng như tài sản của doanh nghiệp. Và theo đó, chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình khi doanh nghiệp không đủ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính. Nhưng chính điều này đem lại lòng tin, sự yên tâm của khách hàng và đối tác hơn các loại hình doanh nghiệp hữu hạn khác. Bên cạnh đó, cũng chính nhờ đặc điểm này mà doanh nghiệp tư nhân ít phải chịu sự ràng buộc chặt chẽ của pháp luật như tài chính, kế toán hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.

3. Khuyết điểm của Doanh nghiệp tư nhân

Với doanh nghiệp tư nhân, tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp không tách bạch với khối tài sản của doanh nghiệp, do đó trách nhiệm của chủ doanh nghiệp không được giới hạn nên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Chính vì không có tư cách pháp nhân, nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân tương đối cao. Là công ty trách nhiệm vô hạn nên khi doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn thì chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản vay, nợ là bao gồm: Tài sản của doanh nghiệp và tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp.

Điều kiện cần và đủ để thành lập Doanh nghiệp tư nhân

1. Điều kiện chung về việc thành lập doanh nghiệp tư nhân

Tên doanh nghiệp: Không bị trùng, không gây hiểu lầm, hiểu sai. Ngành nghề kinh doanh: Bảo đảm phải có trong hệ thống các ngành nghề kinh tế quốc dân hoặc pháp luật chuyên ngành; Vốn: Bảo đảm vốn pháp định đối với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định; Trụ sở: Phải hợp pháp theo quy định của pháp luật, có địa chỉ rõ ràng.

Chủ doanh nghiệp: Không vi phạm Điều 13 của Luật doanh nghiệp.

2. Điều kiện riêng về việc thành lập doanh nghiệp tư nhân

Chỉ do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu.
Mỗi cá nhân chỉ được làm chủ một Doanh nghiệp tư nhân.