Vì sao Nhật Bản thoát khỏi số phận thuộc địa và trở thành một nước đế quốc Liên hệ Trung Quốc

Dựa vào lược đồ (hình 3), trình bày những nét chính về sự bành trướng của đế quốc Nhật Bản cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 1: Nhật Bản

- Đến giữa thế kỉ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản, đứng đầu là Sôgun (Tướng quân), đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Đây là thời kì trong lòng xã hội phong kiế Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

- Về kinh tế, nền nông nhiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề. Mức tô trung bình chiếm tới 50% số thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

- Về xã hội, Chính phủ Sôgun vẫn giữ duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyo là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy thoái, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công…dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.

- Tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu có, song các nhà tư sản công thương lại không có quyền lực về chính trị. Nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và những người cho vay lãi bóc lột.

- Về chính trị, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Sô gun dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).

- Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật bản phải “mở cửa”.

- Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước, theo đó, Nhật Bản mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ ra vào buôn bán. Các nước Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đua nhau ép Nhật Bản kí những hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nề.

- Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

Xem tiếp...

Ý nghĩa nổi bật của cuộc Duy tân Minh Trị là gì?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 1: Nhật Bản

Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành đã đem lại sự thay đổi lớn trên đất nước Nhật Bản và để lại ý nghĩa nổi bật.

- Trong nước:

     + Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản. Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật từ nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường TBCN.

     + Tạo điều kiện cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á, một nước đế quốc duy nhất ở Châu Á.

     + Làm cho nước Nhật thoát khỏi số phận bị xâm lược.

     + Cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc Cách mạng Tư sản không triệt để, diễn ra dưới hình thức một cuộc cải cách kinh tế.

- Quốc tế:

     + Cuộc Duy tân Minh Trị có ảnh hưởng đến các nước trong khu vực, được nhiều người chủ trương canh tân đất nước ở Trung Quốc(Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu,…); ở Việt Nam(Phan Bội Châu,…) tìm hiểu và học hỏi.

Xem tiếp...

Trình bày nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị

Chi tiết Chuyên mục: Bài 1: Nhật Bản

Cuối năm 867 đầu năm 1868, chế độ Mạc phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ toàn diện – Cuộc Duy tân Minh Trị với nội dung cơ bản:

- Chính trị: xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản ; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến.

- Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống.

- Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.

- Về giáo dục : thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.

→ Cuộc Duy tân Minh Trị đã làm thay đổi bộ mặt quốc gia Nhật Bản, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường TBCN. Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản.

Xem tiếp...

Bài 12:NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX

- Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) làm vào khủng hoảng suy yếu.

Bạn đang xem: Vì sao nhật bản thoát khỏi sự xâm lược của các nước đế quốc

* Kinh tế:

- Nông nghiệp lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa đói kém thường xuyên.

- Công nghiệp: kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng.

* Xã hội: nổi lên mâu thuẫn giữa nông dân, tư sản thị dân với chế độ phong kiến lạc hậu.

* Chính trị: Nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và Tướng quân.

- Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng suy yếu, các nước tư bản Âu - Mĩ tìm cách xâm nhập.

+ Đi đầu là Mĩ dùng vũ lực buộc Nhật Bản “mở cửa” sau đó Anh, Pháp, Nga, Đức cũng ép Nhật ký các Hiệp ước bất bình đẳng.

+ Trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường là: bảo thủ duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, hoặc là cải cách.

2. Cuộc Duy tân Minh Trị

Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách;

+ Về chính trị Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.

+ Về kinh tế: xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến thực hiện cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa.

+ Về quân sự: được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.

+ Giáo dục: chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật. Cử HS giỏi đi du học phương Tây.

* Tính chất – ý nghĩa:

Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.


Vì sao Nhật Bản thoát khỏi số phận thuộc địa và trở thành một nước đế quốc Liên hệ Trung Quốc

Thiên hoàng Minh Trị trẻ tuổi trong bộ quân phục

II. Nhật Bản chuyển sang Chủ nghĩa Đế quốc

- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hành đã đưa đến sự ra đời những công ty độc quyền, Mít-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản.

- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX Nhật đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược.

+ Năm 1874 Nhật Bản xâm lược Đài Loan

+ Năm 1894-1895 chiến tranh với Trung Quốc

+ Năm 1904-1905 chiến tranh với Nga


Vì sao Nhật Bản thoát khỏi số phận thuộc địa và trở thành một nước đế quốc Liên hệ Trung Quốc

Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Vào thế kỉ XIX, Nhật Bản có đúng trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược như các nước châu Á khác không?

Trả lời

Vào thế kỉ XIX, Nhật Bản cũng như các nước khác ở châu Á đều đứng trước nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược. Tháng 5-1853, một hạm đội Mĩ đã bắn phá uy hiếp vùng biển Nhật bản, đòi mở cửa cho người Mĩ ra vào tự do. Sau đó, các nước Anh, Pháp, Nga, Hà Lan cũng nhòm ngó, can thiệp.

2. Em hãy nêu vài nét về Thiên hoàng Minh Trị?

Trả lời

-Thiên hoàngMinh Trị (Mây-gi-i, 1852-1912) là hiệu của hoàng đế Nhật Bản Mut-xô-hi-tô.

- Năm 1865,Mut-xô-hi-tô lên ngôi khi mới 15 tuổi. Tất cả mọi quyền hành trong nước đều năm trong tay Mạc phủ dòng họ Tô-cư-goa-oa.

- Sau khi lật đổ chế độ Mạc phủ, Thiên hoàngMut-xô-hi-tô đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân Minh Trị, biến Nhật bản từ nước phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi sự nô dịch của nước ngoài.

3. Trình bày nội dung và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị.

Trả lời

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị thực hiện một loạt cải cách nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hàng trên tất cả các lĩnh vực đời sống, xã hội, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự.

* Về kinh tế:

- Thống nhất tiền tệ.

- Xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.

- Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.

Xem thêm: Thực Trạng Các Thiết Chế Văn Hóa Là Gì, Thực Trạng Các Thiết Chế Văn Hóa Cơ Sở

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...phục vụ giao thông liên lạc.

* Về chính trị:

- Bãi bỏ chế độ nông nô.

- Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.

- Ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiế

* Về giáo dục:

- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.

- Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

* Về quân sự

- Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây.

- Chế độ nghĩa vụ thay thế cho chế độ chưng binh.

- Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.

* Kết quả :

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một nước tư bản công nghiệp:

- Giúp nước Nhật giữ vững được độc lập chủ quyền trước sự xâm lược của đế quốc phương Tây, thoát khỏi nguy cơ trở thành một nước thuộc địa.

- Đưa Nhật Bản trở thành một nước đế quốc hùng mạnh duy nhất ở châu Á.

4. Quan sát hình 48 (SGK trang 67), em hãy cho biết ngành đóng tàu biển ở Nhật Bản như thế nào ? Vì sao ngành đóng tàu biểu lại phát triển mạnh ở Nhật Bản?

Trả lời

- Ngành đóng tàu biển ở Nhật Bản rất phát triển bì sớm nước Nhật sớm phát triển giao thông và hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt do sản phẩm công - nông nghiệp đều tăng nên thương nghiệp khá phát đạt.

- Nhật Bản phải xây dựng được một đội tàu buôn hiện đại có thể đi biển xa thay cho những tàu buồm trước đây, do có ngành đóng tàu phát triển.

5. Căn cứ vào đâu để khẳng định cuộc Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản?

Trả lời .

- Đầu năm 1868, chế độ phong kiến Nhật Bản đã chấm dứt, chính quyền phong kiến của Sô-gun đã chuyển sang tay quý tộc tư sản hóa đứng đầu là Thiên hoàng Minh Trị.

- Những cải cách "Âu hóa" về hành chính, kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục mang tính chất tư sản rõ rệt : thống nhất thị trường dân tộc, thống nhất tiền tệ, xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, xây dựng quân đội thường trực theo nghĩa vụ quân sự.

- Cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì còn tàn dư của chế độ phong kiến.

6. Đặc điểm của cuộc Duy tân Minh Trị là gì?

Trả lời

Đặc điểm của cuộc Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản, do liên minh quý tộc tư sản tiến hàng "từ trên xuống" dưới mang hình thức là một cuộc cải cách.

7. Vì sao kinh tế Nhật Bản từ cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh?

Trả lời

Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản càng phát triển mạnh.

8. Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc?

Trả lời

Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc:

- Từ năm 1900 đến năm 1914, tỉ lệ công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đă tăng từ 19% lên 42%.

- Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng.

- Nhiều công ty độc quyền xuất hiện như : Mit-xưi và Mít-su-bi-si giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.

- Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng. Chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) kết thúc với sự thất bại của đế quốc Nga. Năm 1914, Nhật Bản đã dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Thuộc địa của đế quốc Nhật mở rộng rất nhiều.

9. Vì sao Nhật thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và trở thành đế quốc?

Trả lời

- Đến giữa thế kỉ XIX, trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây, Nhật Bản đã có những chính sách phù hợp với tình hình đất nước.

- Trong khi ở phần lớn các nước châu Á, chế độ phong kiến thi hành chính sách "đóng cửa", duy trì đường lối cai trị cũ, làm cho tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu để rồi lần lượt bị biến thành thuộc địa thì trái lại ở Nhật Bản, bằng cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản đã tiến hành "mở cửa", phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, hiện đại hóa đất nước, tiến hành xâm lược các thuộc địa, đưa đất nước Nhật Bản tiến lên con đường đế quốc chủ nghĩa. Nhờ đó, Nhật thoát khỏi số phận nước thuộc địa và trở thành nước đế quốc chủ nghĩa.