Chồng của mẹ thứ là ai

Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ sinh năm 1904 tại xã Điện Thắng (nay là Điện Thắng Trung), huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Mẹ có chồng, 9 con trai, 1 con rể và 2 cháu ngoại đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Mẹ là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tiêu biểu nhất được cả nước tôn vinh, lấy hình ảnh mẹ là biểu tượng xây dựng thành Tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tại xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. Năm 1994, Mẹ đã được Chủ tịch nước và Quốc hội trao tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng.


Nhận được tin mẹ qua đời, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội LHPN các tỉnh thành khu vực miền Trung, Tây Nguyên (đang dự Hội nghị chuẩn bị Đại hội Phụ nữ các cấp tại TP. Đà Nẵng) do đồng chí Hoàng Thị Áí Nhiên - Phó Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến viếng, đau buồn vĩnh biệt Mẹ tại nhà riêng.

    

 
Chồng của mẹ thứ là ai
 
Chồng của mẹ thứ là ai

 Đoàn đại biểu Đoàn Chủ tịch Hội LHPNVN và đại diện Hội LHPN các tỉnh miền Trung, Tây nguyên viếng Mẹ.

 Phó Chủ tịch Hội LHPNVN Hoàng Thịa Ái Nhiên đau buồn ghi lời tiễn biệt Mẹ và chia sẻ cùng gia đình.

Mẹ Nguyễn Thị Thứ sinh năm 1904 tại thôn Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Năm 18 tuổi, Mẹ lập gia đình với ông Lê Tự Trị. Năm 20 tuổi, Mẹ sinh con gái đầu lòng là chị Lê Thị Trị (còn gọi là Hai Trị).

Thời gian trôi qua, mẹ có đến 12 người con, gồm 1 con gái và 11 con trai. Cuộc đời mẹ Thứ nuôi con trong những năm tháng lận đận, đói nghèo nhưng theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, mẹ lần lượt động viên 9 người con ra chiến trường. Người con gái lớn cùng Mẹ bám trụ với xóm làng, vừa sản xuất, vừa đào hầm nuôi giấu cán bộ, du kích đánh giặc giữ làng.

Không có nỗi đau nào có thể đong đếm được khi 9 người con trai, 2 cháu ngoại và 1 con rể của Mẹ Thứ tiếp chân nhau ra trận rồi lần lượt hy sinh trong hai cuộc kháng chiến khốc liệt của dân tộc.

Mất mát đầu tiên, ngày 18/6/1948, người con trai thứ hai của Mẹ, chiến sĩ giao liên Lê Tự Xuyến bị giặc Pháp bắn ngay tại đầu làng khi đang làm nhiệm vụ. Nước mắt chưa vơi thì tin dữ lại đến, ngày 5/10/1948, người con trai Lê Tự Hàn Anh hy sinh khi làm nhiệm vụ tải thương, 10 ngày sau nữa, người con Lê Tự Hàn Em ngã xuống trong một trận chống càn. Chỉ trong 4 tháng, mẹ mất ba người con. Con trai Lê Tự Lem vừa tròn 20 tuổi, tham gia bộ đội huyện, đã hy sinh trong lúc chiến đấu với giặc vào đầu tháng 4/1954.

Chồng của mẹ thứ là ai
Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ

Nấm mồ này cỏ chưa kịp lên xanh, mẹ lại phải đắp thêm nấm mộ khác. Mỗi lần nghe tin một người con hi sinh, Mẹ cắn răng khóc thầm. Ðau thương không làm Mẹ gục ngã, Mẹ tiếp tục động viên những người con khác khác lên đường. Các anh rời nhà ra đi, nhiều đêm dài sau đó mẹ trằn trọc, thức trắng âu lo.

Ở hậu phương, từ chống thực dân Pháp qua đánh đế quốc Mỹ, trong khu vườn của Mẹ luôn có 5 căn hầm bí mật dưới bụi tre, gốc mít, nơi Mẹ và con gái đầu Lê Thị Trị nuôi giấu hàng nghìn lượt cán bộ, bộ đội, du kích. Bao đêm dài, Mẹ thao thức canh chừng nhiều cuộc họp quan trọng của cán bộ, chiến sĩ ngay dưới những căn hầm bí mật trong khu vườn nhà. Trên miệng hầm, Mẹ trồng thật nhiều cỏ, vừa để ngụy trang, vừa cho bò ăn. Lúc không có địch, hai mẹ con mở hé cửa hầm cho người ở dưới dễ thở, hễ có động lại giả vờ ra dắt bò, cắt cỏ để chỉnh sửa, ngụy trang lại miệng hầm.

Tháng 9/1966, con trai Mẹ là anh Lê Tự Nự hy sinh. Năm 1972, Mẹ lại khóc tiễn đưa hai con là Lê Tự Mười và Lê Tự Trịnh. Năm 1974, đến người con Lê Tự Thịnh, Ðại đội trưởng bộ đội ở Duy Xuyên ngã xuống trong một trận công đồn. Chưa hết, người con trai cả của Mẹ, Lê Tự Chuyển, chiến sĩ biệt động Sài Gòn hy sinh vào đúng 9 giờ sáng ngày 30/4/1975, ngay trên cầu Rạch Chiếc ở cửa ngõ vào Thành phố, chỉ trước vài giờ khúc khải hoàn ca chiến thắng vang dậy, non sông thu về một mối.

Ba mươi năm kháng chiến trường kỳ, bao đau thương mất mát tới tấp dội đến gia đình mẹ với “chín đứa con ra đi không một đứa trở về”.

Chồng của mẹ thứ là ai
Bức ảnh Đợi con về do nhiếp ảnh gia Trần Hồng ghi hình Mẹ Thứ

Không những thế, người con rể Ngô Tường tham gia cách mạng từ thời chống Pháp, bị bắt năm 1956. Tuy bị tra tấn dã man nhưng ông không khai báo nửa lời. Bị đánh đập đến kiệt sức, thi thể ông được chôn tại bãi cát Cẩm Hà (Hội An).

Cháu ngoại của Mẹ là Ngô Thị Cúc và Ngô Thị Điểu gia nhập lực lượng cách mạng từ rất sớm. Năm 1973, chị Ngô Thị Cúc hy sinh trong một chuyến công tác vào vùng địch hậu. Tháng 8/ 1970, chị Ngô Thị Điểu bị lính Mỹ đưa lên máy bay ra tàu thủy để tra hỏi, nhưng chưa tra hỏi được gì thì chị đã qua đời.

Ngày 17/12/1994, Mẹ Nguyễn Thị Thứ đã được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Quốc hội Việt Nam trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Ngày 27/07/2009, tỉnh Quảng Nam đã khởi công xây dựng Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng tại Núi Cấm, thuộc thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú, TP Tam Kỳ - Quảng Nam lấy nguyên mẫu hình tượng của Mẹ Nguyễn Thị Thứ. Từ tháng 12/2011, tại thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn có con đường mang tên Mẹ Thứ.

Chồng của mẹ thứ là ai
Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam lấy nguyên mẫu chân dung Mẹ Thứ

Mẹ Nguyễn Thị Thứ đã qua đời hồi 1 giờ 40 phút ngày 10/12/2010, thượng thọ 106 tuổi. Mẹ được an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Điện Bàn.

Người Mẹ Việt Nam anh hùng huyền thoại tuy không còn trên cõi đời này nhưng tên tuổi Mẹ mãi mãi ngời sáng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Kể về giây phút lâm chung của mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, anh Lê Tự Thận, người con trai thứ 11 rưng rưng: "Trước khi đi xa, mẹ vẫn dặn chúng tôi làm sao giữ được nếp truyền thống cách mạng tốt đẹp của gia đình, sống có ích cho xã hội".

Đôi mắt mù lòa từ năm tròn 80 tuổi (năm 1984), mẹ Thứ sống với con gái tại Quảng Nam. Ba năm gần đây mẹ sống với anh Thận tại Đà Nẵng cho đến khi mất ngày 17/12, hưởng thọ 107 tuổi.

Chồng của mẹ thứ là ai

Mẹ Thứ bên mâm cơm dành cho những đứa con, cháu đã hy sinh. Ảnh: Tư liệu

Hiếm có bà mẹ nào gánh chịu nhiều khổ đau như mẹ Nguyễn Thị Thứ. 9 người con ruột, một con rể và một cô cháu ngoại đã lần lượt hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bà Lê Thị Trị, người con gái hiện nay còn sống với mẹ Thứ, kể: “Mỗi lần nghe tin một đứa con hy sinh, mẹ cắn răng khóc thầm…". Thời chiến tranh bà Trị vẫn còn nhỏ xíu, song vẫn nhớ như in hình ảnh người mẹ những khi có giấy báo tử gửi về. 

"Có mấy bận giấy báo tử các anh tôi liên tiếp từ chiến trường báo về, mẹ thẫn thờ lặng im hoặc quẩn quanh trong vườn nhà nhặt cái này, lượm cái kia như người mê sảng. Nhưng thời gian dần nguôi ngoai, các chú dân vận địa phương đến động viên, mẹ tiếp tục cho các anh khác lên đường. Các anh rời nhà ra đi, nhiều đêm dài sau đó mẹ trằn trọc, thức trắng âu lo”, người con gái cuối cùng của mẹ Thứ hồi tưởng.

Quảng cáo

Chồng của mẹ thứ là ai

Ông Lê Tự Thận, người con trai thứ 11 đang kể về cuộc đời mẹ mình. Ảnh: Trí Tín.

Chồng con liên tiếp vào chiến trường, mẹ Thứ ở nhà tần tảo nuôi con và cháu khôn lớn. Suốt 30 năm, mẹ cần mẫn cùng các con đào hầm trong vườn để nuôi giấu chiến sĩ cách mạng hoạt động bí mật ngay trong lòng địch. Bao đêm dài mẹ thao thức canh chừng nhiều cuộc họp quan trọng của cán bộ, chiến sĩ ngay dưới những căn hầm bí mật trong khu vườn nhà.

Cựu chiến binh Lê Tự Tân (80 tuổi) còn nhớ như in những ngày mẹ Thứ nhiệt tình góp gạo vào quỹ “nuôi quân”, những đêm họp mật gần như nín thở của chiến sĩ, bộ đội bên dưới những căn hầm. Ông Tân hồi tưởng: “Tôi nhớ nhất là hình bóng mẹ gầy gò bên chiếc đèn dầu tù mù trông chừng từng bữa ăn, giấc ngủ cho đến họp hành của các cán bộ, chiến sĩ. Nhớ nhất là cái nồi đồng to bằng cái nia nấu cơm nuôi quân của mẹ, chén cơm nóng chuyển xuống hầm “giải” cơn đói cho lực lượng bộ đội mỗi khi hành quân về tá túc tại đây”.

"Mẹ hiền từ, nhiệt tình, thương anh em bộ đội chúng tôi như con đẻ của mình. Mỗi dịp ghé về thăm mẹ, bà dặn dò từng li, từng tí: 'Sự nghiệp cách mạng còn dài, tụi bây phải cẩn thận, sơ hở là hỏng hết' ”, ông Lân nhớ lại.

Quảng cáo

Chồng của mẹ thứ là ai

Ông Lê Tự Thử, người con thứ 8 của Mẹ Thứ, cũng là một cựu chiến binh. Ảnh: Trí Tín

Nỗi đau trong lòng mẹ dường như dâng đến tột cùng lại đúng vào ngày giải phóng đất nước 30/4/1975. Ngày ấy, quê hương Quảng Nam đã được giải phóng, mẹ Thứ khấp khởi mừng mong người con trai cả là Lê Tự Chuyển đang chỉ huy biệt động Sài Gòn sẽ được bình yên trở về quê hương. Thế rồi anh cũng đã ngã xuống trên đường phố Sài Gòn ngay trong ngày đất nước hòa bình.

Nghẹn ngào thắp nén hương trên bàn thờ của mẹ, ông Lê Tự Thử, người con trai thứ 8 bộc bạch: “Đời mẹ tôi chịu quá nhiều nỗi đau, mỗi lần nghe tin các anh của tôi hy sinh là mẹ đớn đau từng khúc ruột nhưng rồi cũng chính mẹ gạt nước mắt khuyên anh em tôi xung phong vào mặt trận “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Ông Thử cũng nhập ngũ, vào chiến trường và là người may mắn trở về. Từ ngày ấy đến nay, ông thường xuyên chứng kiến cảnh mẹ mình ngồi bên mâm cơm với 11 cái chén và đôi đũa, nhắc tên từng đứa đã hy sinh.

Mẹ Thứ đã được trao tặng danh hiệu mẹ Việt Nam Anh hùng vào năm 1994. Bức tượng mẹ hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Trân trọng với những gì các Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã cống hiến cho tổ quốc, cho nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng và Nhà nước đã đồng ý xây dựng tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng, lấy nguyên mẫu mẹ Nguyễn Thị Thứ. Công trình đã được khởi công vào ngày 27/7/2009, tại Núi Cấm thuộc thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam.

Trong 3 ngày qua, có hơn 400 đoàn đến từ các bộ, ngành, địa phương với hàng nghìn lượt người từ khắp mọi miền đất nước về viếng lễ tang mẹ Thứ ở xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

    Trí Tín