Lợi thế cạnh tranh bền trong là gì

Vậy lợi thế cạnh tranh là gì? Ảnh hưởng của nó đến hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Đó là những câu hỏi được nhiều doanh nghiệp rất quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

Lợi thế cạnh tranh (Competitive advantage) là một trong những thuật ngữ chính của quản trị chiến lược. Ngày nay, một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh tốt phải nắm rõ được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

Nếu bạn không có lợi thế cạnh tranh, đừng cạnh tranh – Jack Welch, Cựu CEO của General Electric

Để tăng trưởng doanh thu và giá trị lâu dài, điều tối quan trọng là tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.

Nếu một công ty không có bất kỳ lợi thế nào, thì khó có thể nhân rộng và tăng trưởng dài hạn. Và sẽ bị đối thủ nhai ngấu nghiến trên đấu trường cạnh tranh.

Một số công ty đã từng rất thành công, nhưng cuối cùng chết vì họ không tìm ra được: Đâu là lợi thế cạnh tranh bền vững của mình?

Mặc dù có rất nhiều việc phải làm trong ngắn hạn, các nhà lãnh đạo cũng nên để mắt tới việc tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững lâu dài.

Lợi thế cạnh tranh là gì?

Lợi thế cạnh tranh bền trong là gì

Lợi thế cạnh tranh là những thứ mà doanh nghiệp đang có lợi thế hơn so với đối thủ. Lợi thế này có thể có được bằng việc tạo ra 1 giá trị lớn hơn, tốt hơn cho khách hàng; hoặc sản xuất và quảng cáo sản phẩm với một mức giá thấp hơn, trong khi vẫn giữ được lợi ích tương đương cho khách hàng.

Đây là 1 phần trong khái niệm được đưa ra bởi Giáo sư Michael Porter của ĐH Harvard và được dạy trong chương trình CFA (Chartered Financial Analysts).

Với triết lý đầu tư giá trị của Warren Buffett, ông định nghĩa lợi thế cạnh tranh ngắn gọn hơn…

Lợi thế cạnh tranh là năng lực của doanh nghiệp có thể duy trì, củng cố lợi thế để bảo vệ khả năng sinh lợi dài hạn và thị phần của mình trước những đối thủ cạnh tranh.

Trở lại với khái niệm chiến lược: Chiến lược là cách thức để chúng ta đạt một mục tiêu nào đó.

Chiến lược cấp DN có

  1. Chiến lược tăng trưởng;
  2. Chiến lược ổn định;
  3. Chiến lược cắt giảm
  4. Chiến lược điều chỉnh.

Có nhiều chiến lược ở cấp SBU nhưng thường ta biết tới là cách phân loại của Michael Porter :

  1. Chi phí thấp;
  2. Khác biệt hóa

Lợi thế cạnh tranh bền trong là gì

# lợi thế cạnh tranh là gì # 4 điều cơ bản tác động đến lợi thế cạnh tranh chính

  • Lợi thế chi phí: Lợi thế cạnh tranh tồn tại khi một công ty có thể mang lại những lợi ích tương tự như các đối thủ của mình nhưng ở mức chi phí thấp hơn. (Khách hàng mua hàng vì giá sản phẩm của DN thấp hơn đối thủ).
  • Lợi thế khác biệt: công ty có thể mang lại những lợi ích vượt xa các sản phẩm cạnh tranh. (Sản phẩm của DN có sự khác biệt mà khách hàng đánh giá cao.)

Lợi thế cạnh tranh là thế mạnh của DN so với DN khác mà nhờ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của DN. Khách hàng khi lựa chọn mua một sản phẩm nào đó họ luôn so sánh giữa chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được. Lợi thế cạnh tranh hướng tới điều này.

Một doanh nghiệp gọi là có lợi thế cạnh tranh khi mà lợi nhuận nó có được lớn hơn lợi nhuận trung bình ngành. Khi đi tìm lợi thế cạnh tranh DN phải so sánh với các đối thủ của mình để tìm xem mình mạnh ở điểm nào.

Lợi thế cạnh tranh này phải xuất phát từ năng lực của DN mà đối thủ không có vì vậy khó bắt chước theo.

Trong trường hợp DN không có năng lực gì nổi trội so với đối thủ thì phải lựa chọn yếu tố trọng tâm tránh trọng tâm của đối thủ.

Lợi thế cạnh tranh có thể được định nghĩa là “bất cứ thứ gì một công ty có thể làm thực sự tốt so với các công ty đối thủ”. Tức là khi một doanh nghiệp có thể làm điều mà đối thủ cạnh tranh không thể làm hoặc sở hữu điều gì mà đối thủ mong muốn, đó có thể được coi là lợi thế cạnh tranh.

Lợi thế cạnh tranh bền trong là gì

Các loại lợi thế cạnh tranh

  • Khách hàng mua hàng vì chất lượng sản phẩm của DN nổi trội hơn so với đối thủ.
  • Khách hàng mua hàng vì giá sản phẩm của DN thấp hơn đối thủ.
  • Sản phẩm của DN có sự khác biệt mà khách hàng đánh giá cao.
  • Dịch vụ của doanh nghiệp tốt hơn đối thủ: ví dụ phương thức giao nhận, thanh toán, thái độ của nhân viên.
  • Năng lực quản trị tốt tạo ra các sản phẩm ngày càng tốt, rẻ và ổn định hơn.
  • Thông tin về sản phẩm của DN tới khách hàng có phạm vi và mật độ hơn đối thủ.
  • Thương hiệu của DN tốt hơn so với đối thủ.
  • Sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm hơn đối thủ để có những bước đột phá.

Chú ý là đối với mỗi khách hàng thì họ có những ưu tiên khác nhau. DN sẽ nhóm các khách hàng có cùng ưu tiên vào để tạo ra phân khúc nhằm tập trung thỏa mãn tiêu chí ưu tiên đó.

Một số khách hàng coi trọng giá thấp, một số khách hàng thì chất lượng là quan trọng, số khác thì độc đáo không đụng hàng là quan trọng,…

Lợi thế cạnh tranh bền trong là gì

Để phát triển được lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp phải có nguồn lực và khả năng vượt trội hơn các đối thủ , nếu không các đối thủ sẽ dễ dàng làm theo những thứ doanh nghiệp đang làm dẫn đến việc lợi thế cạnh tranh bị biến mất

  • Nguồn lực: Là những tài sản cụ thể của công ty, được dùng để tạo ra một lợi thế chi phí hoặc lợi thế khác biệt mà một số đối thủ cạnh tranh cũng có thể có được một cách dễ dàng. Ví dụ: Bằng sáng chế, bí quyết riêng, cơ sở khách hàng có sẵn, Danh tiếng doanh nghiệp, vốn thương hiệu
  • Khả năng: Đề cập đến năng lực sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả của công ty. Một ví dụ để minh họa đó là khả năng đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn đối thủ cạnh tranh. Những khả năng này được gắn vào hành vi của tổ chức, nó không dễ dàng được ghi lại như những quy trình đơn giản, và do đó rất khó cho các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước.

Các nguồn lực và khả năng của công ty cùng nhau tạo thành năng lực đặc biệt cho tổ chức. Những năng lực này tạo điều kiện cho sự đổi mới, hiệu quả, chất lượng và đáp ứng khách hàng, tất cả đều có thể được tận dụng để tạo ra lợi thế chi phí hoặc lợi thế khác biệt.

Các hình thức phi chính thức khác để cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh bền trong là gì

  1. Sử dụng nguồn tài chính mạnh hơn đối thủ kết hợp với sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm. Ví dụ bán dưới giá sản xuất một thời gian dài khiến đối thủ không trụ được. Tới khi một mình độc chiếm thị trường thì nâng giá lên đề bù cho thời kỳ lỗ.
  2. Liên kết với đối thủ trong một liên minh để bóp chết một đối thủ khác hoặc để cùng nhau thao túng giá, phân chia thị trường.
  3. Mua lại hay sát nhập với đối thủ
  4. Lũng đoạn chính sách: vận động hành lang để ra các quy định pháp luật có lợi cho DN của mình.
  5. Lợi dụng kẽ hở của luật pháp để giảm chi phí như trốn thuế.
  6. Tung tin thất thiệt về đối thủ. Ví dụ đối thủ của bạn là sản phẩm sữa chua A của hãng X. Hãy mua 1 hộp sữa, bắt mấy con dòi cho vào đó, chụp ảnh. Sau đó tung lên facebook với status ” Hãi quá vừa mở ra đã thấy mấy con này”. Có thể đăng vào Haivl hoặc một cộng động nào đó; chỉ 15 phút sau là đã có hàng trăm nghìn người biết. Chẳng cần biết đúng hay sai đối thủ của bạn đã bị thiệt hại rồi.
  7. Làm giả sản phẩm của đối thủ để hạ uy tín đối thủ
  8. Ắn cắp thông tin của đối thủ
  9. Dùng công cụ của nhà nước hoặc thậm chí là luật rừng để loại bỏ đối thủ.

Xây dựng lợi thế cạnh tranh theo ngành

Ngoài việc phụ thuộc vào năng lực DN thì mỗi ngành cũng có những đặc điểm phù hợp với một số lợi thế nhất định.

Lợi thế cạnh tranh bền trong là gì

1. Ngành phân tán:

là ngành mà trong đó có rất nhiều cơ hội để tạo sự khác biệt nhưng quy mô mỗi cơ hội này đều nhỏ. Số lượng khách hàng tạo thành phân khúc nhỏ, DN cố gắng thỏa mãn tiêu chí của phân khúc đó nhưng mang lại doanh số không nhiều.

Các quán cafe là trường hợp của ngành phân tán. Khách hàng của quán cafe là người sống hoặc làm việc xung quanh bán kính khoảng 1000m và khách hàng vãng lai. Các quán cafe trong phạm vi đó cố gắng cạnh tranh nhau bởi một tiêu chí nào đó như giá rẻ, quán yên tĩnh phục vụ đọc sách hay làm việc, quán thì thích hợp cho các cuộc gặp làm việc,….Tuy nhiên cho dù thế nào thì họ cũng chỉ tranh dành trên một nhóm khách hàng không nhiều.

2. Ngành chuyên biệt:

là ngành có nhiều cơ hội tạo sự khác biệt và mỗi cơ hội đều có quy mô lớn. DN trong ngành này theo chiến lược khác biệt hóa để tạo ra lợi thế cạnh tranh về sản phẩm hay dịch vụ. Số sp bán được ít nhưng lợi nhuận trên mỗi sản phẩm lại cao.

Xe máy, ô tô,.. có rất nhiều cơ hội tạo sự khác biệt

3. Ngành bí thế:

là ngành mà trong đó có rất ít cơ hội tạo ra lợi thế mà quy mô lợi thế đều nhỏ. DN trong ngành này thường theo chiến lược tập trung hóa.

Ví dụ như các bà bán thịt, bán rau, bán tạp hóa ngoài chợ chẳng nhiều cửa tạo sự khác biệt mà khách hàng rất giới hạn.

4. Ngành khối lượng lớn:

có ít cơ hội tạo ra lợi thế nhưng quy mô lợi thế lớn. DN trong ngành này thường theo chiến lược chi phí thấp để tạo ra lợi thế về giá. Lợi nhuận trên mỗi đầu sp thấp nhưng vì quy mô lớn nên lợi nhuận lớn.

Ngành điện máy thuộc trường hợp này, các máy hút bụi, điều hòa, tủ lạnh,…Rất ít cơ hội tạo sự khác biệt nhưng quy mô lại lớn vì hộ gia đình nào cũng cần.

Ví dụ lợi thế cạnh tranh của Tiki

Không phải “bị điên” mà những nhà đầu tư liên tục “đốt tiền” vào Tiki.

Trong năm 2018, Tiki tiếp tục đốt hơn 1.200 tỷ và phần lớn trong số đó là để quảng cáo, truyền thông.

Mặc dù số đơn hàng bán được không đủ bù chi phí quảng cáo, nhưng thứ mà Tiki nhận được là rất nhiều lợi thế cạnh tranh.

Giá trị của lợi thế cạnh tranh dài hạn này được kỳ vọng sẽ giúp đem lại lợi nhuận khủng trong tương lai khi doanh nghiệp giành được phần lớn thị phần.

Vậy đâu là lợi thế cạnh tranh của Tiki?

Cụ thể…

  • Traffic: lưu lượng truy cập ngày càng tăng, kéo theo lượng người dùng ngày càng tăng
  • Brand: hình ảnh thương hiệu ngày càng tăng lên theo lượng người dùng
  • Cost advantages: số lượng đơn hàng tăng lên giúp chi phí bình quân trên 1 đơn hàng ngày càng giảm
  • Network effects: số lượng người dùng ngày càng tăng, cùng với sự hỗ trợ cho những nhà cung cấp khác (người bán khác) giúp sự tương tác trên nền tảng ngày càng tăng và chặt chẽ
  • Switching costs: ngày càng tăng lên đối với người dùng, đặc biệt là với những người bán. Khi số lượng khách hàng tiềm năng ngày càng tăng, họ sẽ rất khó để rời bỏ nền tảng của Tiki

Xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững

Sự kỳ diệu thực sự của một tổ chức là mọi người làm hàng trăm và hàng ngàn thứ mỗi ngày mang sản phẩm và dịch vụ theo cách nào đó cải thiện cuộc sống của khách hàng.

Và, khi thực hiện hàng trăm, hàng ngàn thứ đó mỗi ngày, hy vọng, theo thời gian, một tổ chức sẽ phát triển một lợi thế cạnh tranh bền vững, bao gồm những yếu tố mang lại lợi thế cho tổ chức so với đối thủ cạnh tranh và được duy trì theo thời gian.

Lợi thế cạnh tranh bền vững thường khó tạo ra và không dễ nhân rộng.

Có 8 nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững chính, bao gồm:

  • Lòng trung thành với thương hiệu,
  • Vị trí,
  • Quy mô,
  • Sở hữu trí tuệ,
  • Đổi mới,
  • Thông tin độc quyền,
  • Ảnh hưởng của Network,
  • Khóa nguồn cung.

Hãy lướt qua về 8 loại này:

  • Lòng trung thành với thương hiệu được thúc đẩy bởi thế mạnh về thương hiệu (Disney), thiết kế (Apple), sản phẩm (Gillette) và các chương trình khách hàng thân thiết (Target REDcard).
  • Vị trí trọng yếu cho các phân khúc khách hàng nhất định (Starbucks) hoặc số lượng địa điểm (7 Eleven).
  • Quy mô so với các đối thủ cạnh tranh giúp giảm chi phí và giá cả, dựa trên đòn bẩy mua hàng (Walmart), sản xuất khối lượng (Samsung), marketing (Coca-Cola), chi phí cố định (Costco) và đối tác (AT & T).
  • Sở hữu trí tuệ dưới dạng công thức độc quyền (công ty dược phẩm), quy trình (Toyota) và bằng sáng chế (Priceline).
  • Đổi mới dựa trên tính độc đáo liên tục và sử dụng công nghệ (Google) và thiết kế mới (Dyson).
  • Thông tin độc quyền, có thể ở dạng kiến thức (nghiên cứu thuốc Glaxo Smith), quy trình (sản xuất pin Tesla) khách hàng (lịch sử mua hàng của Amazon) và nhiều loại khác.
  • Ảnh hưởng của Network nơi giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ tăng theo số lượng người dùng hoặc sản phẩm. Điển hình là các mô hình kinh doanh xã hội (Facebook), công nghệ (Salesforce.com) và dựa trên thị trường (Ebay).
  • Khóa nguồn cung xảy ra khi có ít hoặc không có lựa chọn thay thế nào khác để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ (DeBrage Diamonds).

Bây giờ,

Làm thế nào tạo ra Lợi thế cạnh tranh bền vững?

Dưới đây là một số cách giúp bạn phát triển 8 nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững:

1. Lòng trung thành thương hiệu

Đây thường là lợi thế của hầu hết các tổ chức.

Làm mọi thứ trong khả năng của bạn mang tới cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất, khiến họ yêu thích sản phẩm và thương hiệu của bạn.

Nếu bẻ được mã khóa này, bạn sẽ phát triển như vũ báo bằng cách: Tạo ra những người ủng hộ thương hiệu, những người sẽ trung thành với cuộc sống và thúc đẩy marketing miễn phí, khi họ nói với mọi người về thương hiệu của bạn.

2. Đổi mới

Chưa bao giờ Đổi mới thịnh hình như vậy trên thế giới.

Có rất nhiều ý tưởng sáng tạo, nghiên cứu, công nghệ và thiết kế đổ vào sản phẩm và dịch vụ.

Các tổ chức muốn tận dụng Đổi mới, cần đảm bảo họ liên tục khuyến khích, trao quyền, và kết hợp các ý tưởng Sáng tạo vào sản phẩm và dịch vụ.

3. Sở hữu trí tuệ

Các tổ chức có Sở hữu trí tuệ đặt các hệ thống quản lý phù hợp để liên tục quét, đánh giá và bảo đảm sở hữu trí tuệ.

Thậm chí, NIKE, một công ty thường không liên quan đến bằng sáng chế, đã có hơn 4.000 bằng sáng chế được cấp.

4. Quy mô

Lợi thế quy mô có thể được tạo ra ở cấp độ khu vực, địa phương, hoặc quốc gia.

Bạn có thể thấy nhiều lợi thế này với các nhà bán lẻ hoặc nhà hàng trong khu vực.

Những công ty có đủ số lượng địa điểm, từ đó họ có thể tối đa hóa chi tiêu quảng cáo, hàng tồn kho và sự tiện lợi của khách hàng trong khi giảm thiểu chi phí logistic.

Tuy nhiên, đôi khi quy mô khu vực bị đánh bại bởi quy mô quốc gia hoặc toàn cầu, điều Walmart đã và đang làm với các thương gia nói chung và IKEA với các cửa hàng nội thất khu vực.

5. Vị trí

Nếu bạn là doanh nghiệp dựa trên vị trí/ địa điểm, hãy dành nhiều thời gian và năng lượng để tìm ra vị trí lý tưởng.

Tiến hành khảo sát, tìm kiếm những người cho thuê nhà trong khu vực; và nếu tìm thấy địa điểm phù hợp hãy phân tích xem vị trí của đối thủ cạnh tranh ở đâu hoặc họ có thể ở đâu.

Và khi đã chọn một vị trí, đảm bảo cho vào hợp đồng thuê có điều khoản về việc không có đối thủ cạnh tranh hay doanh nghiệp tương tự nào khác trên vị trí khu đất của chủ nhà.

6. Thông tin độc quyền

Các tổ chức thường thu thập lượng dữ liệu khổng lồ về khách hàng, quy trình, phát triển hoặc nghiên cứu R&D, thị trường và sale…

Thẳng thắn mà nói, nhiều tổ chức không biến thông tin này thành một lợi thế cạnh tranh bền vững, mặc dù họ có thể.

Với thông tin khách hàng, bạn cần biến nó thành cách để thu hút tốt hơn và thúc đẩy lòng trung thành trong khách hàng.
Với nghiên cứu về R&D bạn cần bảo vệ những thông tin có được với mức độ bảo mật cao trong khi tiếp tục xây dựng chúng và tận dụng chúng trong kinh doanh.

Bất kể loại thông tin độc quyền mà bạn có là gì, hãy tìm cách xây dựng dựa trên nó và tận dụng nó để tạo ra nhiều giá trị hơn cho tổ chức.

7. Ảnh hưởng của Network

Một trong những lợi thế mạnh nhất là tạo ra tác động network.

Hãy xem Facebook đem lại tác động network mạnh mẽ như thế nào.

Càng nhiều người dùng sử dụng nền tảng, giá trị được tạo ra bởi nền tảng càng lớn.

Internet đã thúc đẩy sự tăng trưởng về lợi thế tác động của network.

Nhiều tổ chức có thể tận dụng sức mạnh internet để tạo ra hiệu ứng network, cho dù đó là xây dựng một cộng đồng người dùng trực tuyến hoặc thị trường cho một ngành.

8. Khóa nguồn cung

Mặc dù thường rất khó để khóa phần lớn nguồn cung của một thứ gì đó, các tổ chức có thể khóa các mối quan hệ với nhà cung cấp chính, bằng cách:

Thỏa thuận phân phối và quan hệ đối tác độc quyền để phục vụ một thị trường cụ thể.

Nếu bạn là một doanh nghiệp phân phối, hãy khóa các nhà phân phối chính hoặc đối tác bán lẻ càng sớm càng tốt.

Một số công ty sản phẩm hàng tiêu dùng thành công nhất chỉ đơn giản là người đầu tiên khóa các nhà bán lẻ hoặc nhà phân phối chính trong một thị trường.

Tạm kết

Bài viết trên đã mô tả và giải thích chi tiết lợi thế cạnh tranh là gì? Và các loại lợi thế cạnh tranh cơ bản.

Hy vọng đây sẽ là bài viết tham khảo để các bạn hiểu rõ hơn lợi thế cạnh tranh và tìm ra cho doanh nghiệp của mình một lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác.