Cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội nông dân việt nam là gì

Đây là khẳng định của Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng tại Hội nghị đối thoại với nông dân Thủ đô ngày 27/9.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội nông dân việt nam là gì
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị đối thoại.

Phát biểu khai mạc, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng khẳng định, Hội nghị đối thoại với nông dân có ý nghĩa rất quan trọng, trong thời điểm Thủ đô đang tập trung tổ chức tuyên truyền, quán triệt và triển khai Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chỉ thị số 16 của Ban Bí thư về lãnh đạo đại hội hội nông dân các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đồng thời, đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2022).

Quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành”; Thành ủy Hà Nội luôn xác định: Tăng cường đối thoại, tiếp thu góp ý, tích cực giải quyết kiến nghị chính đáng của Nhân dân là giải pháp căn cơ, đạt hiệu quả cao trong tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ đạo, điều hành của địa phương, ủng hộ và tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, nhất là đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và Nhân dân khi triển khai những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội nông dân việt nam là gì
Toàn cảnh hội nghị đối thoại

Theo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, thời gian qua, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại trực tiếp với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trên địa bàn TP.

Trong đó, qua nhiều lần lãnh đạo TP đối thoại với nông dân, nhiều vấn đề cốt lõi hoặc còn khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, như: Nguồn lực đầu tư; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị; các nguồn vốn, quỹ phục vụ phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao; chính sách khuyến khích, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nông nghiệp, ngành nghề nông thôn; hỗ trợ nông dân; quản lý, kiểm tra, giám sát việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp…. đã được Thành ủy, UBND TP và cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung giải quyết, tạo sự biến chuyển tích cực, được các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là nông dân Thủ đô ghi nhận, đồng tình, đánh giá cao. Điều này đã góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo sáng suốt của cấp ủy Đảng, chính quyền.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội nông dân việt nam là gì
Các sở, ban ngành tham gia hội nghị đối thoại.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô bước vào nhiệm kỳ Đại hội XVII Đảng bộ TP với phương châm “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”, với tinh thần chủ động và khát vọng khơi dậy mạnh mẽ ý chí vươn lên, phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế; xây dựng Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng với vị thế, vai trò gương mẫu của Thủ đô, góp phần quan trọng cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Để cụ thể hóa Nghị quyết XVII Đảng bộ Thành phố, ngay sau Đại hội, Thành ủy đã xây dựng và ban hành 10 chương trình công tác toàn khóa, trong đó có Chương trình số 04-CTr/TU về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025"; hướng tới mục tiêu phát triển mạnh mẽ hơn nữa "tam nông" - nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với những giải pháp kỳ vọng phát huy tốt nhất tiềm năng, thế mạnh, mang bản sắc riêng của Thủ đô Hà Nội.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách “tam nông” trên địa bàn TP còn có những khó khăn, hạn chế; nhất là vấn đề sản xuất manh mún; thương hiệu sản phẩm chủ lực với năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao còn mờ nhạt; đất nông nghiệp không được canh tác có xu hướng ra tăng; các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều.

Hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn được đầu tư chưa đồng bộ theo hướng tiệm cận đô thị. Đời sống một bộ phận nông dân còn gặp khó khăn, vấn đề giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập của người nông dân, nhất là đối tượng bị ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 còn hạn chế.

Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp và đầu tư vào khu vực nông thôn còn bất cập, chưa khả thi, chưa hiệu quả. Công tác hội và phong trào nông dân phát triển chưa đồng đều, chưa khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của nông dân trong phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư…

“Để giải quyết hiệu quả, triệt để những vấn đề này; lãnh đạo TP rất cần nghe ý kiến tham vấn của bà con nông dân, cán bộ, hội viên Hội Nông dân, các hợp tác xã, DN đầu tư về nông nghiệp” - Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

Tại Hội nghị đối thoại hôm nay, Thường trực Thành ủy, lãnh đạo TP sẽ lắng nghe, tiếp thu, giải đáp những vấn đề mà bà con nông dân Hà Nội quan tâm, đề xuất, mong muốn được trao đổi, nhất là những đề xuất về tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện chính sách tam nông, xây dựng tổ chức Hội Nông dân vững mạnh.

Để cuộc đối thoại hiệu quả, Bí thư Thành ủy đề nghị các đại biểu nêu ý kiến thẳng thắn, ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể với lãnh đạo TP. Kiến nghị, đề xuất các cơ chế, chính sách của Trung ương, của TP đã đúng và trúng, đáp ứng nhu cầu của bà con và phù hợp với tình hình thực tiễn chưa? Quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện có khó khăn, vướng mắc gì? Mạnh dạn đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh

Đồng thời, tham góp ý kiến với TP về việc triển khai tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hiến kế, đóng góp sáng kiến xây dựng Thủ đô; chủ động đề xuất với TP giao Hội Nông dân tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị của TP.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng bày tỏ mong muốn tại hội nghị này, lãnh đạo TP sẽ nhận được nhiều ý kiến chất lượng của bà con nông dân, hợp tác xã, DN; sau hội nghị, các vướng mắc, kiến nghị đó sẽ cơ bản được giải đáp, giải quyết theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tiễn TP.

Qua đó, góp phần tạo môi trường ngày càng thuận lợi để nông dân Thủ đô và tổ chức Hội Nông dân phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, vững tin vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng chung tay, góp sức “Làm cho Thủ đô ta thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần” như lời dạy của Bác Hồ kính yêu.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại điểm cầu Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và được kết nối trực tuyến tới 255 điểm cầu tại Hội Nông dân tỉnh, thành phố và Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố trên cả nước. Đây là hội nghị trực tuyến có quy mô tổ chức lớn nhất từ trước đến nay với tổng số 255 điểm cầu và hơn 6.000 đại biểu tham dự.

Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Phạm Tiến Nam - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội nông dân việt nam là gì

Đồng chí Phạm Tiến Nam - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Đức Quảng

Thực hiện triển khai kế hoạch số 593-KH/HNDTW ngày 12/10/2022, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt nam tổ chức tập huấn, triển khai kế hoạch và hướng dẫn Đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023-2028 và công tác kiểm tra, giám sát nhằm giúp cho cán bộ Hội nắm vững kế hoạch và các hướng dẫn Đại hội Hội Nông dân các cấp, nhất là công tác chuẩn bị Đại hội Hội các cấp, công tác tổ chức xây dựng Hội, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỉ luật của Hội. Đồng thời, nâng cao năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ công tác Hội đối với cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Hội, công tác thi đua khen thưởng, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Hội Nông dân các tỉnh, thành phố.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội nông dân việt nam là gì

Toàn cảnh Hội nghị tập huấn, triển khai kế hoạch và hướng dẫn Đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023-2028 và công tác kiểm tra, giám sát năm 2022”. Ảnh: Đức Quảng

Tại hội nghị đồng chí Phạm Xuân Hồng - Trưởng Ban tổ chức Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trình bày các nội dung như: hướng dẫn công tác nhân sự đại hội Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện, cơ sở nhiệm kỳ 2023-2028; hướng dẫn về công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện và cơ sở, nhiệm kỳ 2023-2028; kế hoạch tổ chức Đại hội Hội Nông dân các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028.

Đồng chí Nguyễn Thị Vân Anh – Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã trình bày các nội dung về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Hội Nông dân Việt Nam, nhiệm kỳ 2018-2023; hướng dẫn việc lập Uỷ ban Kiểm tra Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023-2028 (theo Hướng dẫn số 515 ngày 21/9/2022 của Ban Thường vụ Trung ương Hội về công tác nhân sự và tổ chức Đại hội Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện và cơ sở nhiệm kỳ 2023-2028, phần III về nhân sự Uỷ ban Kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra cụ thể đối với Hội Nông dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội nông dân việt nam là gì

Tham dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương Hội Nông dân Việt Nam có các đồng chí lãnh đạo, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của các ban, đơn vị Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Ảnh: Đức Quảng

8 nhiệm vụ trọng tâm 

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Việt Nam Phạm Tiến Nam nhấn mạnh: Chúng ta đều biết Đại hội Hội Nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của các cấp Hội và giai cấp nông dân Việt Nam, nhằm tổng kết, đánh giá việc thực hiện nghị quyết Đại hội trong nhiệm kỳ 2018-2023; Bám sát chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) và các Nghị quyết của BCH, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) và Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp để xây dựng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ tới; không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân trong thời kỳ mới.

Để đảm bảo cho việc chỉ đạo, theo dõi nắm bắt tình hình và thông tin báo cáo cho đảm bảo, kịp thời, đồng chí Phạm Tiến Nam – Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đề nghị Ban Thường vụ Hội Nông dân các tỉnh, thành phố, các Tiểu ban Đại hội thuộc Trung ương Hội lưu ý thực hiện 8 nhiệm vụ trọng tâm.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội nông dân việt nam là gì

"Về phương án nhân sự phải thực hiện đúng quy định, quy trình, tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng, số lượng và cơ cấu hợp lý, có tính kế thừa, ổn định và phát triển" - đồng chí Phạm Tiến Nam nhấn mạnh.

"Ban Thường vụ Hội Nông dân các tỉnh, thành phố quán triệt Chỉ thị số 16 -CT/TW, ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về lãnh đạo Đại hội Hội Nông dân các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028, tiếp tục tham mưu với Ban Thường vụ các tỉnh, thành ủy về lãnh đạo Đại hội Hội Nông dân các cấp, chỉ đạo Ban thường vụ cấp ủy các cấp ban hành các văn bản chỉ đạo đại hội, quan tâm lãnh đạo chỉ đạo về chủ trương, văn kiện, nhân sự và nguồn cho đại hội. Triển khai thực hiện kế hoạch và các hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Hội, xây dựng kế hoạch và các hướng dẫn để chỉ đạo đại hội cấp dưới và kế hoạch đại hội cấp mình, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp.

Các cấp Hội cần chuẩn bị văn kiện một cách nghiêm túc, đánh giá đúng thực chất và đầy đủ nội dung đảm bảo đúng định hướng của cấp ủy và Hội cấp trên với tinh thần đổi mới và sáng tạo.

Tiểu Ban văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII sớm có hướng dẫn đề cương báo cáo chính trị cho đại hội Hội Nông dân các cấp. Về phương án nhân sự phải thực hiện đúng quy định, quy trình, tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng, số lượng và cơ cấu hợp lý, có tính kế thừa, ổn định và phát triển" - đồng chí Phạm Tiến Nam nhấn mạnh.

Căn cứ kế hoạch và các hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Hội và điều kiện cụ thể của địa phương; Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh quyết định việc chỉ đạo đại hội điểm của cấp huyện, cơ sở thuộc địa phương mình, lưu ý việc lựa chọn đơn vị chỉ đạo Đại hội điểm cần đảm bảo các yêu cầu và điều kiện: có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, đội ngũ cán bộ chủ chốt của Hội có kinh ngiệm, đoàn kết, nhiệt tình, trách nhiệm, đơn vị phải luôn đạt vững mạnh về công tác hội và phong trào nông dân…đồng thời phải báo cáo và xin ý kiến của ban thường vụ tỉnh, thành uỷ.

Về Ủy ban kiểm tra và công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Hội, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội VII đến thời điểm hiện nay, Hội Nông dân các cấp đã tích cực, chủ động thực hiện Điều lệ Hội khóa VII và các Quy định, Đề án, Hướng dẫn của Trung ương Hội về việc lập Ủy ban Kiểm tra Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện, cơ sở và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Điều lệ và các quy định của Trung ương Hội nhiệm kỳ 2018-2023, thực tiễn áp dụng đã đặt ra một số vấn đề bất cập cần phải được nghiên cứu, đánh giá tổng kết và báo cáo Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Chính do một số vấn đề bất cập đã nảy sinh trong thực tiễn thực hiện Điều lệ Hội và các quy định của Hội về Ủy ban Kiểm tra và công tác kiểm tra, giám sát của Hội, Ban Thường vụ Trung ương Hội đã cân nhắc và quyết định hướng dẫn việc lập Ủy ban Kiểm tra Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023-2028 (theo Hướng dẫn số 515-HD/HNDTW ngày 21/9/2022 của Ban Thường vụ Trung ương Hội về công tác nhân sự và tổ chức Đại hội Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện và cơ sở nhiệm kỳ 2023-2028, phần III Về nhân sự Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra), cụ thể như sau:

Đối với Hội Nông dân cấp tỉnh: chủ động chuẩn bị nhân sự Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm UBKT nhiệm kỳ 2023-2028 (quy trình giới thiệu nhân sự tương tự quy trình giới thiệu nguồn nhân sự tham gia ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch). Xây dựng đề án ủy ban kiểm tra Hội Nông dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2023-2028 (không cần có số dư) theo Điều lệ Hội, đề án, hướng dẫn, quy định của Ban Thường vụ Trung ương Hội khóa VII đã ban hành.

Đối với cấp huyện và cơ sở Hội: tạm thời chưa bầu Ủy ban Kiểm tra cấp huyện, cấp cơ sở, qua tổng kết, đánh giá sẽ có kiến nghị sửa đổi quy định về ủy ban kiểm tra trong Điều lệ Hội khoá VII. Khi Điều lệ khóa VIII được Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam thông qua và ban hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội sẽ có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn sau.

Trong thời gian chưa bầu Ủy ban kiểm tra cấp huyện, cấp cơ sở khóa mới, Ủy ban kiểm tra và cán bộ Hội phụ trách công tác này vẫn tham mưu cho Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp huyện, cấp cơ sở thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Hội theo quy định.

Về các ý kiến thảo luận tại hội nghị hôm nay, Ban Tổ chức, Ủy ban kiểm tra Trung ương Hội đã trao đổi, làm rõ nhiều vấn đề, nội dung. Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Phạm Tiến Nam đề nghị Ban Thường vụ Hội Nông dân các tỉnh, thành phố và các ban chuyên môn thuộc Trung ương Hội tiếp tục tiếp thu những vấn đề mới chưa trao đổi hôm nay để báo cáo Ban Thường vụ Trung ương Hội cho ý kiến và có văn bản gửi các cấp Hội để thống nhất trong tổ chức thực hiện.