Max cash là gì

Chiều 13-10, lãnh đạo Công an huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, cho biết đơn vị này đang điều tra vụ việc hàng loạt người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức vay tiền bằng ứng dụng hỗ trợ tài chính, với số tiền từ vài chục triệu lên đến hàng trăm triệu đồng.

Theo cơ quan công an, thời gian gần đây cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo của người dân tố giác tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức vay tiền bằng ứng dụng hỗ trợ tài chính như ứng dụng "Mirae Asset", "Easy Ledger".

Sau đó, trả lời Tuổi Trẻ Online, công ty tài chính Mirae Asset (MAFC) cho biết ứng dụng "Mirae Asset” được nêu phía trên (trùng với thương hiệu MAFC) là giả mạo. “Trong thực tế, công ty chúng tôi luôn thực hiện giao dịch minh bạch, rõ ràng với khách hàng và hoàn toàn không có thu bất kỳ chi phí nào khi khách hàng đăng ký vay”, MAFC khẳng định.

Thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo thường sử dụng là đánh vào tâm lý muốn được vay vốn với số tiền lớn, thủ tục nhanh gọn ở những người đang cần tiền để tiêu dùng.

Sau khi tiếp cận được "con mồi", các đối tượng sử dụng sim, tài khoản thuộc các trang mạng xã hội như Zalo, Messenger để hướng dẫn việc thực hiện thủ tục vay thông qua các ứng dụng tài chính online.

Bằng các thủ đoạn hứa hẹn sẽ cho vay số tiền lớn, thủ tục nhanh, nhưng để đảm bảo việc vay nhanh chóng, thuận lợi, các đối tượng luôn yêu cầu nạn nhân chuyển tiền nhiều lần vào các tài khoản mà chúng cung cấp để chiếm đoạt tài sản.

Lý do các đối tượng đưa ra như chuyển tiền để đảm bảo hồ sơ vay; tài khoản yêu cầu vay bị sai hoặc thiếu thông tin, số tiền vay vượt quá định mức vay…

Sau khi nạn nhân đã chuyển tiền, các đối tượng nhanh chóng khóa sim, tài khoản đã liên lạc với nạn nhân trước đó, rút tiền khỏi tài khoản nhằm phi tang chứng cứ.

Cụ thể, ngày 7-10, ông Nguyễn Hoài Đức, ở xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang, sử dụng điện thoại di động tải ứng dụng "App Bảo Gia" để vay tiền. 

Sau khi cài đặt, ông được một người tên Vương Thành Phong xưng là nhân viên thẩm định vay của App Bảo Gia liên hệ và thông báo là ông Đức được vay số tiền 50 triệu đồng.

Đến ngày 8-10, ông Đức ra rút tiền nhưng không thành công, lúc này nhân viên thẩm định vay yêu cầu ông chuyển tiền 2 lần, mỗi lần từ 5-5,5 triệu đồng vào 1 số tài khoản lạ để chỉnh sửa thông tin. 

Ông Đức làm theo nhưng vẫn không rút được tiền, người gọi là nhân viên thẩm định vay tiếp tục yêu cầu ông Đức chuyển thêm 12 triệu đồng. Lúc này, ông Đức biết mình bị lừa nên đến cơ quan công an tố giác.

Bằng thủ đoạn tương tự, các đối tượng đã lừa và chiếm đoạt của chị N.T.C.K. ở xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành với số tiền 64 triệu đồng. Ngày 3-10, ông N.H.Đ. ở huyện Châu Thành cũng bị lừa 64 triệu đồng. Ngày 7-10, chị T.T.M.T. ở xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành bị lừa 7 triệu đồng.

Công an huyện Châu Thành cảnh báo tất cả người dân cần tỉnh táo trước những lời dụ dỗ, hứa hẹn vay tiền qua các ứng dụng hỗ trợ tài chính trực tuyến; tuyệt đối không tin, làm theo hướng dẫn của các đối tượng. 

Nếu thực sự có nhu cầu về tài chính, người dân nên trực tiếp liên hệ, làm thủ tục hồ sơ vay tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng chính thống hoặc thông qua các mô hình vay vốn ưu đãi ở các đoàn thể địa phương như Hội phụ nữ, Hội nông dân…

Tham vay tiền lãi suất thấp, nhiều khách hàng đã bị các app (ứng dụng) Netfin, CEO Finance, Space, Simple Loan, Mg credit… lừa đảo chiếm đoạt hàng chục triệu đồng.

Max cash là gì
Không chỉ các app cho vay online giăng bẫy lừa đảo người dân, mà lợi dụng bối cảnh kinh doanh online bùng nổ, nhiều đối tượng cũng mạo danh ngân hàng để lừa người vay.

Vay tiền tỷ lãi suất 0,5%/năm không cần thế chấp

Chị N.H.H (Khánh Hòa) cho hay, cuối tháng 8/2021, chị được một người tự xưng Lưu Văn Tài, nhân viên của ứng dụng (app) VIP Cash. Theo Tài, VIP Cash là một app liên kết với Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), đồng thời cho hay, VIP Cash cùng với MB đang có chương trình cho vay ưu đãi khách hàng mùa dịch. Theo đó, khách hàng được vay tới 100 triệu đồng không cần tài sản thế chấp, lãi vay chỉ 0,5%/năm, thậm chí nếu nhập mã do nhân viên cung cấp thì còn được miễn lãi 3 tháng đầu.

Thấy lãi suất hời, chị H. lập tức đồng ý và cung cấp mọi giấy tờ nhân thân để đối tượng này làm hồ sơ vay. Hồ sơ của chị H. được công ty lập tức giải ngân và cho biết đã rót tiền vào tài khoản mà chị H. đã mở trên app. Đối tượng còn chụp lại ảnh bằng chứng về việc công ty đã giải ngân cho chị 100 triệu đồng.

Tuy nhiên, khi chị đăng nhập app để rút tiền thì app liên tục báo lỗi. Đối tượng Tài gọi điện cho chị H và thông báo, chị H gửi sai số tài khoản nên khoản tín dụng đang bị treo và yêu cầu chị H đặt cọc 20% số tiền vay (20 triệu đồng) vào tài khoản công ty để làm tin, sau đó công ty sẽ chuyển lại cho chị 100 triệu đồng cùng 20 triệu đồng tiền đặt cọc của chị. Đối tượng còn gửi cho chị H. một công văn có dấu đỏ của Ngân hàng MB với nội dung yêu cầu khách hàng chuyển 20% khoản vay vào tài khoản để xác minh tài khoản.

Tuy nhiên, ngay sau khi chị H. đóng 20 triệu đồng vào tài khoản mà đối tượng cung cấp thì đối tượng trên cũng chặn zalo. Khi lần tới địa chỉ công ty mà đối tượng cung cấp, chị H mới biết đây là địa chỉ ảo. Trong khi đó, phía MB khẳng định, ngân hàng không liên kết với app cho vay online nào và cũng không bao giờ bắt khách hàng đặt cọc khi giải ngân.

Tương tự, như chị H. là trường hợp của anh T.V.N (Thiệu Sơn, Thanh Hóa). Tuy nhiên, khi nghe đến yêu cầu chuyển khoản trước mới được nhận khoản vay, anh N. nghi ngờ và đề nghị hủy hợp đồng.

Mấy tháng gần đây, lợi dụng tình cảnh khó khăn của người dân, rất nhiều app cho vay mọc ra như nấm.

Danh sách các app bị khách hàng điểm mặt tố cáo lừa đảo rất nhiều: Netfin Credit, CEO Finance, Space, Simple Loan, Mg Credit, Modern Credit, UBS Credit, Handy Cash… 

Công an, Ngân hàng Nhà nước liên tục cảnh báo, hàng loạt người dân vẫn mắc bẫy lừa

Quý II/2021, Công an Tiền Giang đã phát thông báo cảnh báo người dân, khi hiện tượng này diễn ra nhiều nơi tại huyện Cái Bè (Tiền Giang).

Đầu năm nay, Công an Thừa Thiên Huế cũng đã bắt nhóm đối tượng thực hiện hành vi  sử dụng  facebook ảo, tham gia vào các nhóm vay tiền trên Facebook giả mạo là công ty tài chính để đăng bài cho vay tiền. Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận đã lừa hàng trăm người dân trên toàn quốc với số tiền hàng tỷ đồng.

Không chỉ các app cho vay online giăng bẫy lừa đảo người dân, mà lợi dụng bối cảnh kinh doanh online bùng nổ, nhiều đối tượng cũng mạo danh ngân hàng để lừa người vay.

Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng giám đốc VietinBank cảnh báo, lợi dụng tình trạng kinh doanh online nở rộ, nhiều đối tượng lừa đảo chọn đặt các món hàng giá trị nhỏ sau đó chuyển khoản thanh toán cho người bán, song lại chuyển khoản thường ngoài giờ hành chính. Sau đó, khi người bán không nhận được tiền, đối tượng sẽ gửi link ngân hàng giả mạo để người bán truy cập tra soát. Sau khi người bán ấn vào link sẽ hiện ra một website giả mạo ngân hàng, yêu cầu đăng nhập và mã OTP. Nếu người bán cả tin đăng nhập tài khoản, mật khẩu và mã OTP thì tiền trong tài khoản sẽ bay mất ngay lập tức.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng cảnh báo về hàng loạt thủ đoạn lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng. Theo đó, một trong những hình thức lừa đảo phổ biến là các đối tượng còn mạo danh công ty tài chính mời khách hàng vay vốn, hướng dẫn khách hàng cài đặt ứng dụng trên điện thoại di động (như ứng dụng Auto Cash...) để giải ngân một khoản tiền “ảo” (không có thực) kèm theo việc hiển thị hợp đồng tín dụng với con dấu giả, chữ ký giả của người có thẩm quyền của công ty tài chính nhằm lừa đảo khách hàng chuyển khoản đặt cọc để chiếm đoạt.

Một số hình thức lừa đảo khác trong lĩnh vực ngân hàng:

Mạo danh nhân viên ngân hàng gọi điện cho khách hàng với lý do hỗ trợ kiểm tra số dư và giao dịch của khách hàng mục đích là ăn cắp thông tin cá nhân và mã OTP của khách hàng.

Giả danh nhân viên ngân hàng thông báo có người chuyển nhầm tiền vào tài khoản của khách và hướng dẫn thủ tục hoàn trả, như gửi kèm đường link yêu cầu khách điền thông tin cá nhân, gồm thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử, sau đó chiếm đoạt tiền của khách hàng.

Chuyển nhầm một khoản tiền nhỏ vào tài khoản của khách hàng, sau đó mạo danh ngân hàng gọi điện hoặc gửi tin nhắn thông báo có khoản tiền bị treo và yêu cầu khách truy cập vào link để tra soát giao dịch, mở khoá lệnh chuyển tiền.

Gửi tin nhắn mạo danh thương hiệu ngân hàng thông báo tài khoản khách hàng có dấu hiệu hoạt động bất thường và hướng dẫn khách xác nhận thông tin, thay đổi mật khẩu qua link giả mạo, mục đích nhằm đánh cắp tên truy cập, mật khẩu, mã OTP để chiếm đoạt tiền.

Max Cash là công ty gì?

Công Ty Cổ Phần MaxiCash Việt Nam nhà cung cấp dịch vụ tài chính theo hình thức pawnbroking, bán lẻ và kinh doanh tại Việt Nam. Ra đời và chính thức hoạt động tại Việt Nam theo mô hình chuyên nghiệp của các quốc gia phát triển, chúng tôi chuyên cung cấp giải pháp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân…

Ứng dụng Max Cash là gì?

Hiện nay, trên mạng xã hội, ứng dụng vay tiền Max Cash được quảng cáo cho vay tiền với các gói vay gắn tên nhiều công ty tài chính khác nhau. Điều kiện vay tiền cực kỳ đơn giản, chỉ cần chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, duyệt hồ sơ tự động, giải ngân ngay lập tức và kể cả nợ xấu cũng vẫn vay được.

Bị lừa vay tiền qua App phải làm sao?

Phải làm gì khi bị lừa vay tiền qua app Nếu bạn đã không may trở thành nạn nhân của vấn nạn lừa đảo này đồng thời bạn cũng đã chuyển tiền theo yêu cầu của những đối tượng có hành vi lừa đảo thì ngay lập tức bạn nên trình báo đến cơ quan công an sở tại để được can thiệp kịp thời.

Cash Loan là gì?

Khoản vay dòng tiền mặt trong tiếng Anh là Cash flow loan. Khoản vay dòng tiền mặt một loại khoản vay tín chấp được sử dụng cho các hoạt động hàng ngày của một doanh nghiệp nhỏ. Khoản vay này được sử dụng để tài trợ cho vốn lưu động – thanh toán hàng hoá, lương, tiền thuê nhà,…