Theo em có phải luân canh trồng vườn ươm không tại sao

Bài 21: Luân canh, xen canh tăng vụ

Tóm tắt lý thuyết

I. Luân canh, xen canh, tăng vụ

1. Luân canh

  • Luân canh là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích

  • Ví dụ:

    • Từ tháng 5-9: cấy lúa mùa.

    • Từ tháng 9-12: trồng ngô.

    • Từ tháng 12-5: Năm sau trồng lúa xuân.

  • Các loại hình luân canh:

    • Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau.

    • Luân canh giữ các cây trồng cạn và cây trồng nư­ớc.

  • Cần chú ý mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng nhiều hay ít, khả năng chống sâu bệnh của mỗi loại cây trồng mà xây dựng công thức luân canh hợp lý.

2.  Xen canh

  • Trên cùng 1 đơn vị diện tích, trồng 2 lại hoa màu cùng một lúc hoặc cách  1 thời gian không lâu để tận dụng diện tích, chất dinh dư­ỡng và ánh sáng.

  • Ví dụ: Ngô vụ đông xen cây cải, rau khoai hoặc đậu t­ương .

3. Tăng vụ

  • Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trên một đơn vị diện tích.

  • Ví dụ:

    • Tr­ước đây chỉ cấy 1 vụ lúa, nh­ưng do giải quyết đ­ược n­ước t­ưới, có giống ngắn ngày nên đã trồng đ­ợc 1 vụ lúa, 1 vụ màu hoặc  2 vụ lũa và 1 vụ màu.

    • Nh­ư vậy ta đã tăng số vụ gieo trồng từ 1 vụ lên 2 vụ, 3 vụ trong năm.

II. Tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ

  • Luân canh làm cho đất tăng: độ phì nhiêu, điều hoà chất dinh d­ưỡng và giảm sâu bệnh.

  • Xen canh sử dụng hợp lý đất đai, ánh sáng và giảm sâu bệnh.

  • Tăng vụ: góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch

Bài tập minh họa

Thế nào là luân canh, tăng vụ? Ở địa phương em đã áp dụng các phương thức canh tác này như nào? Cho ví dụ minh hoạ? 

Hướng dẫn giải

  • Luân canh là trồng nhiều loại cây trên một diện tích

  • Xen canh là trên một diện tích trồng 2 lại hoa màu 1 lúc hoặc thời điểm cách xa nhau không xa,là để tận dụng ánh sáng, chất dinh dưỡng, diện tích,...

  • Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên 1 diện tích đất

  • Ở địa phương em đã áp dụng phương pháp canh tác tăng vụ.

  • Ví dụ: Trước đây địa phương chỉ cày 1 vụ lúa nhưng do giải quyết được vấn đề về nước tưới nên có giống ngắn ngày đã trồng được một vụ lúa.

Lời kết

Sau khi học xong bài Luân canh, xen canh tăng vụ, các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:

  • Hiểu được khái niệm và lấy ví dụ về luân canh, xen canh, tăng vụ.

  • Hiểu được tác dụng của các phương thức canh tác này.

Luân canh là việc trồng các loại cây khác nhau trên cùng một diện tích theo một trình tự thời vụ. Luân canh làm giảm sự phụ thuộc vào các loại chất dinh dưỡng, áp lực sâu bệnh và cỏ dại, cũng như giảm xác suất phát triển các loại sâu bệnh và cỏ dại kháng thuốc.

Trong độc canh, trồng duy nhất một loại cây ở cùng một mảnh đất trong nhiều năm liên tiếp dần dần làm cạn kiệt chất dinh dưỡng nhất định của đất và tạo ra một quần thể cỏ dại và sâu bệnh cạnh tranh cao. Nếu không cân bằng giữa việc sử dụng chất dinh dưỡng và đa dạng hóa các quần thể cỏ dại và sâu bệnh thì năng suất của các khu đất canh tác độc canh sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đầu vào bên ngoài. Ngược lại, việc luân canh cây trồng được tổ chức và sắp xếp tốt có thể làm giảm nhu cầu về phân bón tổng hợp[1] và thuốc diệt cỏ thông qua việc tận dụng các yếu tố sinh thái từ nhiều loại cây trồng khác nhau. Ngoài ra, luân canh cây trồng có thể cải thiện cấu trúc đất và chất hữu cơ, chống xói mòn[2] và tăng khả năng phục hồi của hệ thống nông trại.

Các chế độ canh tác khác như thủy lợi, bón phân, tưới nước, làm đất, diệt trừ cỏ dại,...đều căn cứ vào loại cây trồng, trình tự luân phiên cây trồng trong hệ thống luân canh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật cụ thể cho suốt cả chu kỳ luân canh. Mỗi loại cây trồng yêu cầu một số chất dinh dưỡng nhất định và có một số đặc tính thực vật riêng biệt cho nên chỉ có thể hút được chất dinh dưỡng ở một độ sâu nhất định. Chẳng hạn, nếu trồng mãi cây ăn củ làm cho đất nghèo kali, trồng mãi cây ăn rau lá làm cho đất nghèo đạm. Những loại cây họ đậu rễ ăn sâu, có khả năng đồng hóa được những chất khó tan, đặc biệt là những dạng lân khó tiêu, nếu được luân canh sẽ làm cho đất thêm sâu tầng canh tác, thêm phong phú các chất dinh dưỡng, khắc phục được sự mất cân đối một số chất dinh dưỡng do chế độ độc canh gây ra.

Chú thích

  1. ^ Baldwin, Keith R. (tháng 6 năm 2006). Crop Rotations on Organic Farms (PDF) (Bản báo cáo). Center for Environmental Farming Systems. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2016.
  2. ^ Unger PW, McCalla TM (1980). “Conservation Tillage Systems”. Advances in Agronomy. 33: 2–53. doi:10.1016/s0065-2113(08)60163-7. ISBN 9780120007332.

Tham khảo

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Luân_canh&oldid=68937559”

Luân canh cây trồng là một phương pháp hữu hiệu. Việc đó giúp đấ t thêm khỏe mạnh và hạn chế sâu bệnh cho cây.

Hãy cùng Ăn Sạch Uống Sạch đi tìm hiểu rõ hơn những lợi ích của việc luân canh nhé!

1. Tác hại của việc gieo trồng chưa đúng cách

Với nhiều người còn hạn chế về kiến thức sẽ dễ dẫn đến việc chỉ trồng một loại cây ở vị trí cố định nào đó trong vườn. Từ đó làm cho rau trồng các đợt sau dễ bị sâu bệnh tấn công.

Mặc dù có thể thấy nhiều nơi người ta trồng một loại cây mỗi năm để bán. Tuy nhiên, những nơi đó thường dùng các loại chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, phân bón,…

Còn nếu bạn chỉ là người tự trồng rau sạch cho gia đình mình sử dụng thì không cần làm như thế. Chỉ cần luân canh cây trồng là đủ.

2. Luân canh cây trồng là gì

Luân canh cây trồng hiểu đơn giản là việc thay đổi các giống rau trồng khác nhau trên một diện tích trồng cố định. Do đó sẽ không có cây rau nào được trồng cố định một chỗ trong vườn. Nhằm giúp đất hồi sức và ngăn ngừa mầm bệnh tích tụ qua từng lứa.

Các nghiên cứu đã chỉ ra các loại rau có cùng họ thường dễ bị cùng một số loại côn trùng và vi khuẩn tấn công. Cũng giống cây đó nhưng chuyển đổi các vị trí khác nhau trong khu vườn sẽ làm cho cây phát triển khỏe mạnh.

Hơn nữa, sau 2 – 3 lứa trồng bạn nên cải tạo lại đất trồng một lần để đất bổ sung lượng dinh dưỡng bị hao hụt

–> Xem thêm bài viết Cải tạo đất hiệu quả hơn với phân trùn quế

3. Lợi ích của việc luân canh cây trồng

Việc trồng cây tại các vị trí khác nhau trong khu vườn sẽ giúp cho đất vườn khỏe mạn. Giờ thì hãy cùng Ăn Sạch Uống Sạch đi tìm hiểu rõ hơn các lợi ích này nhé

3.1. Kiểm soát sâu bệnh

Rau trồng trong cùng một họ dễ bị cùng một loại sâu bệnh tương tự như nhau. Chúng thường phá hoại cây của bạn vào ban đêm. Sau đó chúng sẽ chui xuống sâu dưới lớp đất để nghỉ ngơi và sinh sản.

Nếu 1 – 2 lứa thu hoạch mà bạn vẫn trồng giống cây đó ngay tại vị trí đó thì quả là sai lầm. Điều đó chẳng khác nào bạn tạo cơ hội cho các loại sâu bệnh tấn công khu vườn của bạn. Chúng thậm chí có thể mạnh triển mạnh mẽ hơn về số lượng và gây hại nhiều cho cây.

Trồng cây ở các vị trí khác nhau sẽ góp phần ngăn chặn sâu bệnh tìm đến cây của bạn sau khi gieo. Luân canh cây trồng sẽ giữ cho số lượng sâu bệnh ở mức thấp nhất.

3.2. Ngăn ngừa bệnh hại cho cây

Các loại vi khuẩn, mầm bệnh trong đất sẽ không ngừng gặm nhấm giống cây mà bạn đang gieo trong vườn. Đừng chỉ trồng 1 loại cây cố định tại vị trí không đổi. Điều đó sẽ góp phần sẽ cung cấp mầm bệnh một nguồn chủ để tiếp tục lây nhiễm.

Các bệnh hại này tích tụ qua thời gian và sẽ tăng thiệt hại cho cây trồng của bạn. Việc luân canh sẽ làm cho mầm bệnh không có cơ hội để phát triển. Vì nguồn dinh dưỡng của chúng bị thay đổi nên chúng sẽ tự chết do bị “bỏ đói”.

3.3. Tái sinh chất dinh dưỡng cho đất

Chỉ trồng một giống rau tại vị trí cụ thể còn làm đất mất độ phì nhiêu tại vị trí đó. Những giống rau cùng họ với nhau hấp thụ cùng một loại và lượng dinh dưỡng như nhau.

Luân canh cây trồng sẽ cho phép bổ sung chất dinh dưỡng. Đa phần các loại cây sẽ hút dinh dưỡng từ đất.

Tuy nhiên, có một số giống cây sẽ cho phép bổ sung chất dinh dưỡng. Nhờ đó mà chất lượng đất trồng sẽ được cải thiện rất đáng kể.

Theo em có phải luân canh trồng vườn ươm không tại sao

Luân canh cây trồng giúp đất màu mỡ và nhiều chất thiết yếu

Ví dụ như cây đậu Hà Lan hay các cây họ đậu khác sẽ hữu ích cho việc tăng nitơ trong đất. Hoặc ngay cả khi cây chết, bạn có thể dùng cây để bón cho đất. Khi chúng phân hủy sẽ giúp đất tái sinh và bổ sung dinh dưỡng.

Luân canh cây trồng chính là tự cân bằng sự hao hụt dinh dưỡng của đất. Đồng thời cho chúng thời gian để bổ sung lại lượng dinh dưỡng đã mất.

3.4. Cải thiện cấu trúc đất

Rễ cây là bộ phận cần thiết để giúp cải thiện cấu trúc của đất bằng cách tạo điều kiện cho nước và không khí thâp nhập sâu. Nếu chỉ sử dụng các giống rau có rễ ngắn từ lứa này đến lứa khác thì chỉ có lớp đất trên cùng là tươi tốt nhất.

Cấu trúc của đất sẽ được cại thiện nếu bạn xen kẽ các loại có rễ sâu và rễ nông với nhau. Ví dụ như lứa đầu bạn dùng miếng đất đó để trồng cà rốt, cà chua,… Thì rễ của những cây này sẽ ngăn ngừa đất bị nén chặt lại.

Đồng thời chúng sẽ thu hút thêm dinh dưỡng, để lứa sau bạn trồng các loại rau ăn lá hiệu quả hơn.

4. Quy tắc luân canh với rau trồng trong vườn

Việc trồng rau trong vườn sẽ hơi khác một tí so với việc trồng trong thùng xốp hay chậu nhựa. Bạn sẽ không cần quá thường xuyên phải luân canh vị trí rau trồng.

Thay vì chọn luân canh theo đợt thì bạn có thể luân canh cây trồng theo năm. Mỗi năm chỉ cần đổi vị trí trồng giống rau đó một lần.

Điều này sẽ khiến cho mầm bệnh và trứng của một số loại sâu bệnh cụ thể chết mòn.

5. Lên kế hoạch luân canh cây trồng trong vườn

5.1. Thiết kế sơ đồ

Trước tiên hãy tự tạo cho khu vườn một bản đồ gieo trồng cụ thể.Bạn có thể soạn thảo trên máy tính rồi in ra các khổ giấy kích thước lớn cho dễ nhìn.

Bật mí một tí là Ăn Sạch Uống Sạch chúng tớ đã tạo sơ đồ vườn cho mỗi khu vườn mà bọn tớ chăm. Bạn có thể làm học theo cách này cũng được nhé.

Theo em có phải luân canh trồng vườn ươm không tại sao

Bản đồ theo dõi việc luân canh cây trồng trong vườn

Chính nhờ những sơ đồ như thế này mà chúng tớ  có thể nắm bắt và luân canh các giống rau với nhau. Đảm bảo không trồng cùng một loại giống rau ở vị trí đó quá lâu.

5.2. Phân loại giống rau

Để cho công việc luân canh thêm dễ dàng, bạn nên phân loại rõ các họ rau với nhau.

  • Cây họ hành: bao gồm các loại rau như hành lá, hành tím, hành tây, hẹ
  • Các loại rau ăn lá ngắn ngày: các loại rau họ cải, rau họ cúc (các loại xà lách), rau dền, mồng tơi,…
  • Một số loại cây gia vị: tía tô, rau quế, húng lủi, ngò gai, cà tím, ớt,…
  • Cây dây leo: bầu, bí, mướp, khổ qua,….

Phân chia các nhóm rau để dễ dàng chọn vị trí khác khi bạn bắt đầu một lứa rau mới trong vườn. Với các cây củ quả trồng thời dài thì bạn cũng nên hạn chế việc trồng chúng cùng một chỗ quá 2 năm.

6. Lời kết

Luân canh cây trồng không phải là một việc quá khó khăn. Bạn chỉ cần nhớ luân canh cây trồng sau 2 – 3 lứa.

Theo em có phải luân canh trồng vườn ươm không tại sao

Rau có thể tươi tốt hay không đều phụ thuộc nhiều vào công chăm sóc

Thay đổi vị trí cây trồng sẽ giúp đất vườn khỏe mạnh, màu mỡ, ít bị sâu bệnh hại tấn công. Đồng thời sẽ giúp cho bạn hạn chế phải sử dụng phân, thuốc để tiêu diệt các loại sâu bệnh hơn đấy.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nhận ra những lợi ích thiết thực của việc luân canh cây trồng. Hy vọng bạn sẽ thành công khi áp dụng giải pháp này cho khu vườn thêm khỏe mạnh nhé!

–> Xem thêm bài viết Cách tỉa cây dưa leo đúng kỹ thuật

–> Xem thêm bài viết Một số loại sinh vật gây hại khi trồng rau tại nhà

Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĂN SẠCH UỐNG SẠCH

Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn rau tại gia

ADD: Số 79 Đường Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM

Hotline: 0911 59 49 69 (Mr Ánh) – 0961 59 49 69 (Mr Toàn)