Nghiên cứu đưa văn hóa công vụ vào luật vietnamnet năm 2024

Mới đây, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai công tác năm 2024.

Theo đó, thời gian qua, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật đã tập trung mọi nguồn lực nhằm triển khai toàn diện các lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý. Trong đó, công tác tham mưu hoàn thiện thể chế, xây dựng văn bản, đề án, chương trình về phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện đảm bảo chất lượng. Các nhiệm vụ mới phát sinh đã được Cục tham mưu, xử lý kịp thời, đảm bảo chất lượng, tiến độ xử lý công việc.

Năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm gắn với nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành, địa phương. Điểm nhấn là công tác truyền thông chính sách pháp luật đã được thực hiện đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn.

Bên cạnh đó, việc ban hành Bộ tài liệu truyền thông chính sách và tổ chức Hội nghị tập huấn Bộ tài liệu truyền thông chính sách tại khu vực miền Bắc, miền Nam đã góp phần thúc đẩy, nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước, người dân về vai trò và tầm quan trọng của truyền thông chính sách. Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023 tiếp tục được quan tâm thông qua việc hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật.

Nghiên cứu đưa văn hóa công vụ vào luật vietnamnet năm 2024
Người dân tham gia hội thi hoà giải viên cơ sở.

Đặc biệt, công tác hòa giải ở cơ sở đạt được nhiều kết quả quan trọng với việc tham mưu Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương tổ chức thành công Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần IV với 02 vòng thi (khu vực và toàn quốc). Thông qua hội thi đã tạo được dấu ấn, trở thành sự kiện văn hóa - pháp lý quan trọng nhằm hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023.

Các hoạt động phục vụ tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở được chuẩn bị chu đáo. Đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở tại các địa phương, từ đó kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của địa phương để có giải pháp hỗ trợ, hướng dẫn.

Công tác đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt được nhiều kết quả tích cực. Tiếp tục tăng cường hướng về cơ sở trong việc tập huấn nghiệp vụ, kiểm tra, khảo sát. Đặc biệt chú trọng nâng cao kỹ năng đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho đội ngũ công chức thực hiện công tác này ở cấp xã, cấp huyện.

Việc triển khai các chương trình, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật được quan tâm, triển khai đồng bộ dưới nhiều hình thức. Đã có sự đổi mới trong việc tổ chức các buổi làm việc, tọa đàm với các cơ quan liên quan trong triển khai thực hiện đề án, nhằm kịp thời nắm bắt tình hình, trao đổi, giải đáp các vướng mắc và giải pháp thực hiện từ đó tạo sự liên kết, phối hợp, đảm bảo sát thực với yêu cầu, bối cảnh mới. Đã tham mưu, triển khai nhiều đoàn kiểm tra, khảo sát chuyên đề, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ tại địa phương.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: công tác phối hợp giữa Cục với một số đơn vị liên quan thuộc Bộ, đơn vị chức năng của các bộ, ngành, đoàn thể đôi lúc còn chậm, chưa kịp thời. Còn gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin toàn diện của bộ, ngành. Một số nhiệm vụ triển khai đề án còn mức độ, chưa đảm bảo về tiến độ, chất lượng theo Kế hoạch đề ra…

Bảo đảm điều kiện để người dân chủ động tiếp cận, thực thi pháp luật

Đánh giá cao những kết quả, thành tích tập thể Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật đã đạt được trong năm vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh yêu cầu Cục triển khai các nhiệm vụ bám sát yêu cầu, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước theo tinh thần Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Trong đó, cần bước đầu xây dựng mô hình đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng phát huy sự chủ động của người dân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Nhà nước có vai trò tạo dựng và bảo đảm các điều kiện cần thiết để người dân chủ động tiếp cận và thực thi pháp luật.

Cùng với đó, cần tiếp tục phát huy tính chủ động, tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong triển khai các nhiệm vụ; hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ triển khai các đề án, giải quyết khó khăn về nguồn lực tại Trung ương và địa phương.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu triển khai giải pháp về trợ lý ảo phổ biến, giáo dục pháp luật. Phát huy tốt vai trò giúp việc của Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương; tham mưu cho Hội đồng trong triển khai các nhiệm vụ đã được xác định tại Nghị quyết số 27.

Đồng thời phát huy sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các thành viên trong Hội đồng, phân rõ trách nhiệm để thúc đẩy được chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ, ngành trong triển khai các nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.