Người ta dùng cách nào để đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi

1. Đối tượng và loại vắc xin tiêm phòng

- Đàn lợn: Tiêm phòng bắt buộc vắc xin nhược độc Tụ huyết trùng - Phó thương hàn - Dịch tả lợn, kép cho tất cả các loại lợn từ 3 tuần tuổi trở lên.

Khuyến khích tiêm vắc xin Lở mồm long móng (LMLM) Aftopor type O, vắc xin tai xanh, sưng phù đầu, … ; Tiêm phòng vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi (nếu có). 

- Đàn trâu, bò: Tiêm phòng bắt buộc vắc xin LMLM Aftovax type O&A hoặc Aftovax type O cho đàn trâu, bò, bê, nghé từ 2 tuần tuổi trở; vắc xin Tụ huyết trùng trâu bò và vắc xin Viêm da nổi cục trâu, bò .

Khuyến khích tiêm vắc xin Ung khí thán cho đàn trâu, bò, bê, nghé ở những nơi có ổ dịch cũ, tụ điểm buôn bán, vận chuyển.

- Đàn chó: Tiêm vắc xin dại Rabisin hoặc Rabigenmono cho chó từ 12 tuần tuổi trở lên.

Khuyến khích tiêm vắc xin Vanguard®Plus5-CV/L để phòng các bệnh Carré, Pavovirus, viêm gan, ho, cúm chó, Leptospira và Coronavirus cho chó từ 6 tuần tuổi trở lên

- Đàn gia cầm: Tiêm phòng bắt buộc vắc xin Cúm gia cầm H5N1 Navet-Fluvac 2.

 Khuyến khích tiêm vắc xin Newcastle, Tụ huyết trùng, Dịch tả vịt, Gum-bo-ro,...

    2. Thời gian tiêm phòng

2.1. Tiêm phòng cho đàn trâu, bò

- Tháng 3/2022: tiêm vắc xin Tụ huyết trùng và LMLM cho toàn đàn. 

- Tháng 4/2022: tiêm vắc xin Viêm da nổi cục cho toàn đàn. Rà soát tổ chức tiêm phòng bổ sung vắc xin LMLM ở những nơi tiêm chưa đạt và tiêm mũi 2 cho những bê, nghé mới tiêm lần đầu. 

2.2. Tiêm phòng cho đàn lợn

- Tập trung tiêm phòng toàn đàn trong tháng 3, 4/2022. 

2.3. Tiêm phòng cho đàn chó

- Tháng 4/2022: tiêm vắc xin dại cho toàn đàn. 

2.4. Tiêm phòng cho đàn gia cầm

- Tiêm vắc xin Cúm gia cầm trong tháng 4, 5. 

- Các loại vắc xin khác tổ chức tiêm phòng tất cả các tháng trong năm.

Ngoài ra hàng tháng các địa phương và chủ hộ chăn nuôi cần chủ động tiêm phòng bổ sung cho số gia súc, gia cầm mới phát sinh chưa được tiêm phòng.

      3. Bảo quản vắc xin

- Vắc xin phải bảo quản ở nhiệt độ lạnh từ 2 - 80C (trong ngăn mát tủ lạnh).

- Vắc xin khi vận chuyển phải đựng trong hộp xốp có đá lạnh và cần bao gói kỹ, tránh hiện tượng va đập. Tránh tiếp xúc trực tiếp lọ vắc xin với nước đá (có thể để cách 1 lớp giấy báo, bìa cactông...), không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp…

     4. Yêu cầu kỹ thuật tiêm phòng vắc xin

- Thú y cơ sở, người chăn nuôi phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, bảo hộ như: bơm tiêm, kim tiêm, panh, bông, cồn, hộp xốp bảo quản vắc xin, quần áo bảo hộ, ủng, khẩu trang, găng tay, thuốc sát trùng, ...

- Sử dụng bơm, kim tiêm vô trùng bằng cách luộc sôi, để nguội. Không dùng cồn hoặc hóa chất để sát trùng bơm, kim tiêm, tránh làm hỏng vắc xin.

- Những người tham gia tiêm phòng phải thực hiện tốt an toàn sinh học để không làm lây lan dịch bệnh bằng cách rửa tay chân bằng xà phòng hoặc sử dụng bình phun tay có hóa chất sát trùng để sát trùng ủng, giày dép trước và sau khi ra, vào hộ chăn nuôi. 

- Trước khi tiêm lấy chai vắc xin ra khỏi hộp xốp để ở nhiệt độ thường trong khoảng 10 - 20 phút cho nhiệt độ chai vắc xin gần bằng nhiệt độ bên ngoài. Lắc kỹ chai vắc xin.

- Trong quá trình tiêm phòng:

+ Thường xuyên lắc nhẹ lọ vắc xin để vắc xin được trộn đều.

+ Thay kim mới đã vô trùng trước khi tiêm cho ô chuồng hoặc hộ tiếp theo.

- Chai vắc xin khi đã mở nắp chỉ sử dụng trong ngày, nếu không hết phải bỏ đi. Riêng vắc xin nhược độc đông khô phải được pha bằng dung dịch pha của nhà sản xuất; sau khi pha chỉ sử dụng trong vòng 2-3 tiếng đối với vắc xin dịch tả lợn, tai xanh; 2 tiếng đối với vắc xin viêm da nổi cục trên trâu bò. 

- Không sử dụng những chai vắc xin đã bị biến màu hoặc lớp nhũ dầu bị tách lớp, không có nhãn mác…

- Các địa phương trước khi tiêm phòng phải tổ chức thống kê tổng đàn, nắm tình hình dịch bệnh. Trong quá trình tiêm phải quan sát kỹ tình trạng sức khỏe đàn vật nuôi, không tiêm cho những đàn vật nuôi có biểu hiện ốm, nghi ốm và quản lý theo dõi tình trạng sức khỏe đàn vật nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Trong quá trình tiêm cần tuân thủ nguyên tắc 3 đúng: đúng đối tượng, đúng liều lượng, đúng vị trí.

- Sau khi tiêm phải theo dõi đàn vật nuôi trong thời gian từ 2 - 3 ngày, nếu có trường hợp bị phản ứng phải báo ngay cho thú y cơ sở để có biện pháp can thiệp kịp thời.

- Các địa phương quản lý, sử dụng vắc xin đúng mục đích, hiệu quả tránh thất thoát, lãng phí.

- Những loại vắc xin do nhà nước hỗ trợ sau khi sử dụng phải thu vỏ lọ nộp về Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố, thị xã.

- Việc ghi chép số gia súc được tiêm phòng và số vắc xin đã sử dụng phải được thực hiện ngay trong quá trình tiêm phòng, đúng biểu mẫu tiêm phòng theo quy định và có chữ ký xác nhận của chủ gia súc. 

    5. Hướng dẫn sử dụng một số loại vắc xin

5.1. Vắc xin nhược độc Tụ huyết trùng - Phó thương hàn - Dịch tả lợn:

- Sử dụng vắc xin Dịch tả lợn nhược độc đông khô TRI I.VAC.

- Pha 1 lọ vắc xin dung dịch pha tương ứng kèm theo của nhà sản xuất hoặc nước muối sinh lý, sao cho 1ml chứa 1 liều vắc xin 

- Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp sau vành tai với liều lượng như sau: Lợn 3 tuần tuổi trở lên: tiêm 1ml/con; tiêm nhắc lại sau 2 tuần, hiệu lực phòng bệnh sẽ tốt hơn.

5.2. Vắc xin cúm gia cầm: 

- Sử dụng vắc xin vô hoạt nhũ dầu cúm gia cầm H5N1 Navet-Fluvac 2.

- Tiêm dưới da cổ, ở vị trí 1/3 phần dưới sau cổ, với liều tiêm như sau:

+ Gà 14-21 ngày tuổi: 0,3-0,5 ml/con. Trường hợp tiêm ở 14 ngày tuổi, cần tiêm nhắc lại sau mũi tiêm đầu 10-14 ngày, với liều 0,5ml/con.

+ Gà >21 ngày tuổi, gà giống, gà đẻ: 0,5ml/con. 6 tháng tiêm vắc xin nhắc lại một lần.

+ Vịt, ngan 14-21 ngày tuổi: 0,3-0,5ml/con. Tiêm nhắc lại sau mũi tiêm đầu 14 ngày, với liều 0,5ml/con. 

+ Vịt, ngan trên 21 ngày tuổi, vịt giống, vịt đẻ: 0,5ml/con. Tiêm nhắc lại sau mũi tiêm đầu 10-14 ngày, với liều 0,5ml/con. Sau đó cứ 6 tháng tiêm vắc xin nhắc lại một lần.

+  Chin cút 21-30 ngày tuổi: 0,25-0,3 ml/con. Tiêm nhắc lại sau 10 - 14 ngày, liều 0,25-0,3ml/con

- Trong vùng dịch hoặc vùng có nguy cơ cao:

+ Đối với gà có thể được tiêm vắc xin sớm từ 1-7 ngày tuổi, với liều 0,25ml - 0,3ml/con và tiêm nhắc lại sau 10 - 14 ngày, liều 0,5 ml/con. Trong trường hợp này, nếu gà tiêm ở ngày 14 hoặc 21 ngày tuổi nên tiêm nhắc lại sau 10 - 14 ngày, liều 0,5 ml/con

 + Đối với vịt, ngan có thể được tiêm vắc xin sớm từ 1-7 ngày tuổi với liều từ 0,3 đến 0,5 ml/con và tiêm nhắc lại sau 10 - 14 ngày, liều 0,5ml/con.

+ Đối với chim cút có thể được tiêm vắc xin sớm từ 14 ngày tuổi với liều 0,25ml/con

5.3 Vắc xin Viêm da nổi cục trên trâu bò

- Sử dụng Vắc xin nhược độc đông khô Lumpyvac với liều 2ml/con.

- Vắc xin tiêm phòng cho trâu, bò, bê, nghé khỏe mạnh từ 02 tháng tuổi trở lên. Không tiêm cho trâu, bò, bê, nghé đã có triệu chứng của bệnh VDNC hoặc mắc các bệnh khác.

- Không sử dụng đồng thời vắc xin Lumpyvac với các loại vắc xin khác, hoặc với thuốc ức chế miễn dịch và corticosteroid (ít nhất một tuần trước và một tuần sau ngày tiêm phòng vắc xin Lumpyvac)

- Kỹ thuật tiêm:

+ Beo da phần cổ con vật lên, cắm kim tiêm vào nghiêng 1 góc 45-600 nếu con vật nhỏ hơn 6 tháng và nghiêng góc 60-900 độ nếu con vật lớn hơn 6 tháng.

+ Beo lại da chỗ đã cắm kim tiêm và bơm nhẹ nhàng vắc xin vào. Tránh để con vật giãy giụa mạnh để chệch kim tiêm và vắc xin bị trào ra ngoài. Day nhẹ chỗ tiêm sau khi rút kim tiêm ra cho dung dịch vắc xin tản đều và không trào ngược ra ngoài.

- Vắc xin sau khi tiêm 28-35 ngày mới có đáp ứng miễn dịch phòng, chống bệnh có hiệu quả và thời gian miễn dịch kéo dài 12 tháng. Không cần tiêm liều tăng cường.

                                                                                                                             Nguyễn Thị Thúy Hằng

                                                                                                                 Chi cục Chăn nuôi và Thú y

Bạn vẫn cần phải tiêm chủng cho con. Mặc dù những bệnh này có thể đã được xóa sổ ở quốc gia hay khu vực bạn đang sinh sống, nhưng chúng ta đang sống ở một thế giới ngày càng kết nối nhiều hơn, điều này nghĩa là dịch bệnh có thể lan từ nơi này sang nơi khác.

Miễn dịch cộng đồng là gì?

Nếu trong cộng đồng bạn sinh sống  có đủ số người được tiêm chủng một bệnh nào đó, thì cộng đồng đó có thể đạt tới mức độ miễn dịch cộng đồng. Khi cộng đồng được miễn dịch, dịch bệnh không thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác vì phần lớn mọi người đã được miễn dịch. Miễn dịch cộng đồng tạo ra một tầng bảo vệ chống lại bệnh cho cả những người chưa được tiêm chủng, như trẻ sơ sinh.

Miễn dịch cộng đồng có thể phòng ngừa, ngăn chặn bùng phát và lây lan dịch bệnh. Bệnh ngày càng hiếm xảy ra và thậm chí có thể hoàn toàn biết mất không còn tồn tại trong cộng đồng.

Vắc-xin có thể khiến con của tôi bị ốm không?

Vắc-xin cực kỳ an toàn, những tác dụng phụ nghiêm trọng của vắc-xin rất hiếm. Hầu hết các triệu chứng ốm mệt hay khó chịu sau khi tiêm vắc-xin rất nhẹ và tạm thời, ví dụ như hơi đau nhức ở nốt tiêm hoặc sốt nhẹ. Những triệu chứng này có thể được kiểm soát bằng việc dùng thuốc giảm đau do bác sỹ kê, hoặc đắp khăn lạnh lên nốt tiêm. Nếu cha mẹ cảm thấy lo lắng, cha mẹ cần phải hỏi bác sỹ hoặc nhân viên y tế. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng không có bằng chứng nào cho thấy sự liên quan giữa vắc-xin và bệnh tự kỷ.

Vắc-xin có thể phòng ngừa những bệnh gì?

Vắc-xin bảo vệ con bạn khỏi những bệnh nguy hiểm như bại liệt – căn bệnh có thể gây liệt; bệnh sởi – căn bệnh có thể gây viêm não và mù; và bệnh uốn ván – có thể gây co cứng cơ kèm theo đau và khó nhai, khó bú (ở trẻ sơ sinh) và khó thở. Hãy tìm hiểu thêm về danh sách các vắc-xin phổ biến và những bệnh mà vắc-xin có thể phòng ngừa tại đây 

Tôi có thể trì hoãn, không đưa con đi tiêm chủng theo lịch tiêm chủng không?

Một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ con bạn là tuân thủ theo lịch tiêm chủng ở quốc gia mà bạn sinh sống. Nếu bạn trì hoãn và chậm không đưa con đi tiêm vắc-xin, bạn sẽ làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh cho con mình.

Tôi có thể để con tôi bị thủy đậu mà không cần đi tiêm vắc-xin?

Mặc dù thủy đậu là một bệnh nhẹ, nhiều bậc cha mẹ có thể vẫn còn nhớ bệnh này từ hồi họ còn nhỏ (vắc-xin thủy đậu lần đầu tiên được giới thiệu năm 1995), nhưng một số trẻ em vẫn có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong hoặc khuyết tật vĩnh viễn. Vắc-xin giúp xóa bỏ nguy cơ biến chứng từ bệnh thủy đậu, và phòng tránh trẻ mắc thủy đậu lây sang anh chị em ruột, bạn bè hoặc bạn cùng lớp.

Lịch tiêm chủng hợp lý được khuyến cáo cho trẻ em như thế nào?

Lịch tiêm chủng của mỗi quốc gia khác nhau, phụ thuộc vào loại bệnh nào là phổ biến nhất. Bạn có thể tìm hiểu tổng quan về các vắc-xin được khuyến cáo và ngày tiêm chủng từ trung tâm y tế ở địa phương, bác sỹ hoặc Bộ Y tế ở quốc gia bạn sinh sống.