Ổ sinh thái thức ăn là gì

I. GIỚI HẠN SINH THÁI

- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được.

- Trong giới hạn sinh thái có điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min), khoảng cực thuận (khoảng thuận lợi) và các khoảng chống chịu. Vượt ra ngoài các điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết.

  • Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
  • Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

- Giới hạn sinh thái của mỗi loài là khác nhau.

Ổ sinh thái thức ăn là gì

Một số ví dụ về giới hạn sinh thái của sinh vật: Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,60C đến 420C. Nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên. Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho các chức năng sống của cá là từ 200C đến 350C. Khoảng nhiệt độ chống chịu là từ 5,60C đến 200C và từ 350C đến 420C.

- Những loài có giới hạn sinh thái rộng với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố rộng, những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố hẹp. Ở cơ thể còn non hoặc cơ thể trưởng thành nhưng trạng thái sinh lí thay đổi, giới hạn sinh thái đối với nhiều nhân tố bị thu hẹp.

II. NƠI Ở VÀ Ổ SINH THÁI

1. Khái niệm

- Nơi ở là địa điểm cư trú của loài.

- Ổ sinh thái là cách sinh sống của loài đó, là một “không gian sinh thái” (hay không gian đa diện) mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

Ví dụ về các ổ sinh thái:

- Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. Như chim ăn sâu, chim ăn hạt cây, trong đó có chim ăn hạt lớn, chim ăn hạt vừa, chim ăn hạt nhỏ do khác nhau về kích thước mỏ. Như vậy, tuy chúng cùng nơi ở nhưng thuộc các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau.

2. Ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái:

- Trong thiên nhiên, các loài có ổ sinh thái giao nhau hoặc không giao nhau. Những loài có ổ sinh thái giao nhau, khi phần giao nhau càng lớn, sự cạnh tranh càng khốc liệt, có thể loại trừ nhau, loài thua cuộc bị tiêu diệt hoặc phải rời đi nơi khác. Do đó, các loài gần nhau về nguồn gốc khi sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn, chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái để tránh cạnh tranh.

- Có nhiều loài cùng nơi ở nhưng lại không cạnh tranh với nhau do chúng có ổ sinh thái khác nhau.

- Phạm vi của nơi ở rất biến đổi, có khi hẹp, có khi rộng và thường bao gồm nhiều ổ sinh thái, nhất là ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau của các loài. Chẳng hạn, trên một tán cây có nhiều loài chim cư ngụ. Chúng chung sống được ở đây vì mỗi loài có ổ sinh thái riêng: loài ăn hạt, loài hút mật, loài ăn sâu bọ, loài ăn thịt. Song nếu số lượng các loài quá đông, không gian trở nên chật hẹp thì chúng lại cạnh tranh với nhau về nơi ở.

- Theo Odum, nơi ở chỉ ra “địa chỉ” của sinh vật, còn ổ sinh thái chỉ ra “nghề nghiệp” của nó với hàm ý sinh vật sống “ở đâu” và dựa vào “những cái gì”, “phương thức khai thác chúng ra sao” để tồn tại và phát triển một cách ổn định, lâu dài.

- Trong các ổ sinh thái thì ổ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất bởi vì chức năng dinh dưỡng chi phối tất cả các chức năng khác. Các loài cạnh với nhau khi chúng có ổ sinh thái trùng nhau. Mức độ cạnh tranh mạnh hay yếu phụ thuộc vào ổ sinh thái trùng nhau nhiều hay ít.

Cún ngốc nghếch

- Nơi ở: là địa điểm cư trú của các loài.

- Ổ sinh thái: là một không gian sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các giới hạn sinh thái (hay không gian đa diện) mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài của loài.

Trả lời hay

2 Trả lời 11:12 14/02

  • Hằng Nguyễn

    Nơi ở là địa chỉ cư trú của loài, còn ổ sinh thái là một không gian sinh thái, ở đó tất cả các điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài của loài.

    0 Trả lời 11:12 14/02
    • Bài 5 trang 123 Sách bài tập (SBT) Sinh 12: Thế nào là ổ sinh thái ? Nguyên nhân và hiệu quả của việc hình thành ổ sinh thái là gì ?

      Thế nào là ổ sinh thái ? Nguyên nhân và hiệu quả của việc hình thành ổ sinh thái là gì ?

       

      Ổ sinh thái của một loài sinh vật là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong một giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.

      – Sự thích nghi với mỗi nhân tố sinh thái của loài tạo nên ổ sinh thái riêng của loài đó. Ví dụ như ổ sinh thái về nơi ở (có loài ở trên cao, loài sống dưới đất), ổ sinh thái về giới hạn sinh thái ánh sáng (của loài cây ưa sáng và ưa bóng), ổ sinh thái dinh dưỡng (về kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi… của mỗi loài), ổ sinh thái về thời gian sống của mỗi loài (như thời gian hoạt động kiếm mồi, thời gian sinh sản của loài trong một ngày, trong năm)…

      Quảng cáo

      – Cạnh tranh là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành các ổ sinh thái. Cạnh tranh ảnh hưởng tới sự phân bố địa lí, nơi ở của các loài. Nhiều loài cùng sống chung ở một nơi, nhưng thức ăn của mỗi loài là khác nhau. Cạnh tranh ảnh hưởng tới sự phân hoá về mặt hình thái của sinh vật

      – Nhờ có phân hoá ổ sinh thái mà mức độ cạnh tranh giảm bớt, nhiều loài sinh vật có thể cùng sống với nhau trong một khu vực phân bố nhất định.

      Ổ sinh thái (còn gọi là tổ sinh thái hoặc hốc sinh thái) là tập hợp tất cả các giới hạn sinh thái của một loài sinh vật.[1][2][3][4]

      Bọ cánh cứng không cánh sống trong một ổ sinh thái khai thác phân động vật làm một nguồn thức ăn.

      Một ổ sinh thái là sự phù hợp của một loài khi sống dưới những điều kiện môi trường cụ thể.[5][6] Ổ sinh thái miêu tả cách một sinh vật hoặc quần thể phản ứng lại với sự phân bố của tài nguyên và đối thủ cạnh tranh (một ví dụ điển hình là sự phát triển thuận lợi của một quần thể khi môi trường sống có nhiều tài nguyên và khi có ít kẻ săn mồi, ký sinh trùng và mầm bệnh) và thay đổi ngược lại chính những yếu tố đó (như là giới hạn khả năng tiếp cận tới nguồn tài nguyên của các sinh vật khác, đóng vai trò là nguồn thức ăn của sinh vật săn mồi và cũng đồng thời là một sinh vật tiêu thụ con mồi). "Kiểu và lượng biến số bao gồm các không gian của một ổ sinh thái thì biến đổi từ loài này tới loài khác [và] tầm quan trọng tương đối của các biến số môi trường cụ thể của một loài có thể biến đổi dựa theo hoàn cảnh vùng và địa lý".[7]

      Có nhiều kiểu định nghĩa khác nhau về một ổ sinh thái trong đó một ổ sinh thái kiểu Grinnel được xác định bởi sinh cảnh mà một loài sống trong đó và đi kèm với những thích nghi về mặt tập tính của nó. Một ổ kiểu Elton thì lại chú trọng rằng một loài không những phát triển bên trong và phản ứng lại với môi trường bên ngoài mà nó cũng có thể thay đổi môi trường và tập tính của nó trong quá trình phát triển. Ổ kiểu Hutchinson thì sử dụng toán học và thống kê để giải thích cách mà các loài cùng sinh sống trong một quần thể nào đó.

      1. ^ Campbell và cộng sự: "Sinh học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2010.
      2. ^ Vư Trung Tạng: "Cơ sở sinh thái học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2008.
      3. ^ "Sinh học 12" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2019.
      4. ^ Ecological Niche J. Polechová & D. Storch (2008). “Ecological Niche”.
      5. ^ Pocheville, Arnaud (2015). “The Ecological Niche: History and Recent Controversies”. Trong Heams, Thomas; Huneman, Philippe; Lecointre, Guillaume; và đồng nghiệp (biên tập). Handbook of Evolutionary Thinking in the Sciences. Dordrecht: Springer. tr. 547–586. ISBN 978-94-017-9014-7.
      6. ^ Ba biến thể của hốc sinh thái được Thomas W Schoener (2009). “§I.1 Ecological niche”. Trong Simon A. Levin; Stephen R. Carpenter; H. Charles J. Godfray; Ann P. Kinzig; Michel Loreau; Jonathan B. Losos; Brian Walker; David S. Wilcove (biên tập). The Princeton Guide to Ecology. Princeton University Press. tr. 3 ff. ISBN 9781400833023. mô tả.
      7. ^ A Townsend Peterson; Jorge Soberôn; RG Pearson; Roger P Anderson; Enrique Martínez-Meyer; Miguel Nakamura; Miguel Bastos Araújo (2011). “Species-environment relationships”. Ecological Niches and Geographic Distributions (MPB-49). Princeton University Press. tr. 82. ISBN 9780691136882. Xem Chapter 2: Concepts of niches, pp. 7 ff
      • Concept of ecological niche
      • Environmental Niche – Extinction of the Dinosaurs
      • Ontology of the niche
      • Niche restriction and segregation Lưu trữ 2009-01-29 tại Wayback Machine
      • Vacant niche Lưu trữ 2009-02-01 tại Wayback Machine
      • Latitude-niche width hypothesis Lưu trữ 2009-02-01 tại Wayback Machine

      Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ổ_sinh_thái&oldid=68333268”