Dòng tiền đối với tiền thuê đất trả trước 1 lần được trình bày như thế nào

30 câu hỏi và trả lời liên quan đến chuẩn mực kế toán VAS và TT200 Câu hỏi 1: Tại sao khi chuyển đổi BCTC lập bằng ngoại tệ sang VND, Tài sản và nợ phải trả (BCĐKT) được quy đổi theo tỷ giá cuối kỳ nhưng các khoản mục thuộc BCKQKD và BCLCTT được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh hoặc tỷ giá bình quân kỳ kế toán? Trả lời: Vì Bảng cân đối kế toán trình bày tài sản và nợ phải trả tại một thời điểm trong khi doanh thu, chi phí và dòng tiền là của thời kỳ. Vì vậy, Lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ trích từ LNSTCPP mang tính lũy kế của nhiều kỳ nên phải được quy đổi bằng cách tính toán theo các khoản mục của BCKQHĐKD chứ không áp dụng theo tỷ giá cụ thể nào. ———————————————————— Câu hỏi 2: Các khoản tương đương tiền là gì? Trả lời: Là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi không quá 3 tháng kể từ ngày đầu tư có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền tại thời điểm báo cáo. Các khoản trước đây được phân loại là tương đương tiền nhưng quá hạn chưa thu hồi được phải chuyển sang trình bày tại các chỉ tiêu khác, phù hợp với nội dung của từng khoản mục. ———————————————————— Câu hỏi 3: Có được tái phân loại các khoản tiền gửi ngắn hạn có kỳ hạn gốc trên 3 tháng nhưng có kỳ hạn còn lại không quá 3 tháng thành tương đương tiền không? Trả lời: Khoản tương đương tiền phải là khoản có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng, không tính đến kỳ hạn còn lại. Khoản tương đương tiền được phân loại ngay từ đầu, không tái phân loại một khoản đầu tư ngắn hạn thành tương đương tiền. ———————————————————— Câu hỏi 4: Khi nhập khẩu tài sản, cơ quan Hải quan sẽ thông báo tỷ giá và thường khác biệt so với tỷ giá của ngân hàng thương mại. Vậy giá trị tài sản được tính theo tỷ giá hải quan công bố hay ngân hàng thương mại?

Trả lời: Giá gốc hàng nhập khẩu gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp. Hải quan chỉ công bố tỷ giá để phục vụ việc tính thuế và các khoản thuế phải nộp này chỉ là một trong những yếu tố chi phí cấu thành nên giá gốc. Do vậy không thể áp tỷ giá Hải quan cho bộ phận giá mua. Mặt khác thời điểm ghi nhận tài sản có thể không phải là thời điểm thông quan nên không thể lấy tỷ giá Hải quan để quy đổi khi ghi nhận tài sản.

————————————————————

Câu hỏi 5: Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là gì?

Trả lời: Là tài sản có quyền thu hồi hoặc nợ phải trả có nghĩa vụ phải thanh toán tại một thời điểm trong tương lai bằng ngoại tệ. Lưu ý: Các khoản nhận trước của người mua hoặc trả trước cho người bán bằng ngoại tệ; Doanh thu nhận trước hoặc chi phí trả trước bằng ngoại tệ; Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ có thể là các khoản mục tiền tệ hoặc không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có được quyền nhận lại hoặc phải trả lại bằng ngoại tệ hay không. ———————————————————— Câu hỏi 6: Khoản trả trước cho người bán và khoản nhận trước của người mua bằng ngoại tệ có bắt buộc phải đánh giá lại không? Khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ trở nên khó đòi có được đánh giá lại không vì đánh giá lại thì phải trích dự phòng?

Trả lời: Việc có đánh giá lại khoản nhận trước hoặc trả trước hay không tùy thuộc vào việc các khoản này có thỏa mãn định nghĩa của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ hay không. Nếu không có bằng chứng cho thấy hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện thì bên trả trước có quyền và bên nhận trước có nghĩa vụ thanh toán bằng hàng hóa, dịch vụ. Như vậy các khoản mục này không phải là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và không phải đánh gia lại.

————————————————————

Câu hỏi 7: Vì sao doanh thu tương ứng với số tiền đã nhận trước từ khách hàng hoặc chi phí, tài sản tương ứng với số tiền đã trả trước được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm nhận trước hoặc trả trước mà không ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí?

Trả lời: – Do đơn vị đã hết quyền phải thu đối với số đã thu, không còn nghĩa vụ phải trả với số đã trả và tỷ giá tại thời điểm thu/trả tiền chính là giá trị hợp lý của số tiền đã thu/đã trả; – Các khoản nhận trước hoặc trả trước về nguyên tắc không phải là các khoản mục tiền tệ nên không được đánh giá lại; – Nếu xem xét một khoản chi phí trả trước hoặc doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ, các kỳ sau chỉ thực hiện việc phân bổ doanh thu nhận trước hoặc chi phí trả trước chứ không thể đánh giá lại các khoản này để làm thay đổi số phân bổ vào P/L; – Năm 2017, IASB đã ban hành IFRIC 22 trong đó quy định tương tự như Thông tư 200/2014/TT-BTC. ———————————————————— Câu hỏi 8: Trường hợp nào chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái – Mã số 417 của Bảng cân đối kế toán? Trường hợp nào được vốn hóa chênh lệch tỷ giá như đối với chi phí đi vay? Nếu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh lớn thì có được treo trên TK242 để phân bổ dần không?

Trả lời:

– Các trường hợp chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào BCĐKT gồm: Do chuyển đổi BCTC lập bằng đồng tiền khác VND sang BCTC bằng VND; – Do được Thủ tướng chính phủ cho phép; – Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp 100 vốn nhà nước phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng, ổn định kinh tế vĩ mô; – Tất cả chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các giao dịch khác của doanh nghiệp được ghi nhận vào BCKQKD. – Chênh lệch tỷ giá không được vốn hóa như chi phí đi vay. – Khoản lỗ cần được ghi nhận trực tiếp là chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Việc ghi nhận một khoản tổn thất là một tài sản (chi phí trả trước dài hạn) không phù hợp với bản chất tài chính và nguyên lý kế toán. ————————————————————

Câu hỏi 9: Làm thế nào để xác định được khi nào khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trở thành đã thực hiện?

Trả lời: – Thông tư 200 đã bỏ khái niệm về việc coi khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là chưa thực hiện. – Tất cả chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại đều là đã thực hiện, do đó cũng bãi bỏ hạn chế về việc cấm doanh nghiệp phân phối lợi nhuận đối với lãi tỷ giá do đánh giá lại. ———————————————————— Câu hỏi 10: Một khoản trái phiếu kỳ hạn 5 năm nhưng doanh nghiệp mua vào với kỳ vọng sẽ có thể bán ra ở một thời điểm bất kỳ để kiếm lợi chênh lệch giá mua –bán. Do tình hình không thuận lợi, nên doanh nghiệp không thể bán được khoản trái phiếu này và buộc phải nắm giữ và thu hồi tại thời điểm đáo hạn. Khoản trái phiếu này được trình bày là chứng khoán kinh doanh hay đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn?

Trả lời: Mặc dù trái phiếu được nắm giữ đến ngày đáo hạn nhưng mô hình kinh doanh và phương án tài chính là nắm giữ cho mục đích mua vào bán ra kiếm lời nên vẫn trình bày là chứng khoán kinh doanh.

———————————————————— Câu hỏi 11: Trong quá trình xem xét việc đầu tư, phát sinh các khoản chi phí ngoài giá mua như: Chi phí tư vấn, kiểm toán trả cho bên thứ ba, chi phí tiền lương của bộ phận quản lý, chi phí thiết lập hệ thống thông tin sau ngày đầu tư, khoản thanh toán thêm cho bên bán khoản đầu tư phụ thuộc vào các điều kiện tương lai. Chi phí nào được tính vào giá gốc khoản đầu tư?

Trả lời: Chỉ các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua khoản đầu tư và các khoản thanh toán thêm nếu các điều kiện trong tương lai xảy ra mới được tính vào giá gốc tại thời điểm phát sinh. Các chi phí không liên quan trực tiếp phải tính vào chi phí trong kỳ.

———————————————————— Câu hỏi 12: Cổ tức nhận được bằng cổ phiếu được ghi nhận như thế nào? Giao dịch hoán đổi cổ phiếu được ghi nhận theo giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về hay giá gốc cổ phiếu mang đi trao đổi? Trả lời: Nhà đầu tư chỉ theo dõi số lượng trên thuyết minh, không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính như cổ tức bằng tiền; Mọi trường hợp hoán đổi cổ phiếu đều phải xác định giá trị cổ phiếu theo giá trị hợp lý tại ngày trao đổi. Khi thanh lý, nhượng bán, giá vốn được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền di động. ————————————————————

Câu hỏi 13: Sự khác biệt giữa phương pháp kế toán góp vốn đầu tư và mua lại phần vốn góp như thế nào?

Trả lời: – Về bên nhận đầu tư: Trường hợp nhà đầu tư góp vốn, tài sản và vốn chủ sở hữu tăng lên; Trường hợp mua lại phần vốn góp: Chỉ là giao dịch giữa các chủ sở hữu, không ảnh hưởng đến bên được đầu tư; – Về bên đầu tư: Khác biệt khi thanh toán bằng tài sản phi tiền tệ. Trường hợp mang tài sản phi tiền tệ đi góp vốn, đánh giá lại NBV và ghi nhận chênh lệch đánh giá lại vào thu nhập/chi phí khác. Trường hợp mua lại phần vốn góp thanh toán bằng tài sản phí tiền tệ kế toán như giao dịch hàng đổi hàng. ———————————————————— Câu hỏi 14: Nếu các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, như các khoản cho vay, trái phiếu, tiền gửi có kỳ hạn… bị quá hạn thì có được trích lập dự phòng không?

Trả lời:

– Khoản cho vay đã được trình bày là phải thu nên được trích lập dự phòng; – Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác chưa được lập dự phòng nhưng phải đánh giá khả năng thu hồi. Nếu có bằng chứng là một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thể không thu hồi được thì phải ghi nhận số tổn thất vào chi phí tài chính trong kỳ. Trường hợp số tổn thất không thể xác định được một cách đáng tin cậy, kế toán có thể không ghi giảm khoản đầu tư nhưng phải thuyết minh về khả năng thu hồi của khoản đầu tư. ————————————————————

Câu hỏi 15: Các khoản cho vay nào được phép trình bày trên BCĐKT? Các khoản nhận ủy thác, nhận hợp vốn cho vay, kế toán như thế nào?

Trả lời: Một khoản cho vay được ghi nhận trên BCĐKT khi doanh nghiệp phải nắm giữ rủi ro và lợi ích từ khoản cho vay. Như vậy, chỉ những khoản doanh nghiệp trực tiếp cho vay hoặc là bên ủy thác cho vay mới được trình bày trên BCĐKT. Khi doanh nghiệp đóng vai trò là bên nhận ủy thác, nhận hợp vốn cho vay thì khoản tiền giải ngân cho bên thứ ba không được trình bày là khoản cho vay trên BCĐKT. ———————————————————— Câu hỏi 16: Trường hợp giải thể công ty con để sáp nhập vào công ty mẹ thì thực hiện những thủ tục kế toán như thế nào?

Trả lời: Khi giải thể công ty con để sáp nhập vào công ty mẹ, công ty con chấm dứt hoạt động phải lập BCTC trên cơ sở hoạt động không đáp ứng giả định hoạt động liên tục, theo đó phải đánh giá lại toàn bộ tài sản thuần. Công ty mẹ, phải ghi giảm giá trị ghi sổ khoản đầu tư; Ghi nhận toàn bộ tài sản, nợ phải trả của công ty con bị giải thể theo giá trị hợp lý tại ngày sáp nhập; Phần chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư và giá trị hợp lý được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính.

———————————————————— Câu hỏi 17: Nguyên tắc các khoản Dự phòng đầu tư tài chính như thế nào?

Trả lời:

– Đối với chứng khoán kinh doanh: Chỉ lập dự phòng giảm giá chứng khoán; – Đối với đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết: Chỉ lập Dự phòng do doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ. – Riêng khoản đầu tư không có ảnh hưởng đáng kể: Nếu giá trị hợp lý khoản đầu tư được xác định tin cậy thì lập dự phòng giảm giá; Nếu không xác định được tin cậy, việc lập dự phòng được thực hiện căn cứ vào khoản lỗ của bên được đầu tư. ————————————————————

Câu hỏi 18: Nguyên tắc phân biệt phải thu của khách hàng/phải trả người bán và phải thu/phải trả khác là gì?

Trả lời: Phải thu của khách hàng hoặc phải trả người bán gồm các khoản phải thu, phải trả mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua – bán; Phải thu, phải trả khác gồm các khoản phải thu, phải trả không có tính thương mại, không liên quan đến giao dịch mua – bán. ———————————————————— Câu hỏi 19: Hàng tồn kho được ghi nhận vào thời điểm nào? Hàng tồn kho có được ghi nhận là tài sản dài hạn không?

Trả lời:

Hàng tồn kho là một loại tài sản nên được ghi nhận tại thời điểm doanh nghiệp có quyền kiểm soát. Thông thường việc xác định quyền kiểm soát thường gắn với 2 yếu tố là có được quyền thu được lợi ích từ việc sử dụng tài sản và gánh chịu rủi ro khi tài sản bị tổn thất. Trong những trường hợp khó xác định thời điểm nào có quyền thì hãy xác định thời điểm GÁNH CHỊU RỦI RO làm căn cứ chính để xác định thời điểm ghi nhận tài sản. Theo định nghĩa thì Hàng tồn kho phải được trình bày là tài sản ngắn hạn. Thiết bị, phụ tùng thay thế dài hạn hoặc chi phí SXKD dở dang dài hạn không phân loại là hàng tồn kho cho dù có thể sử dụng TK 153 hay 154 để theo dõi, ghi chép. ———————————————————— Câu hỏi 20: Những điều gì cần lưu ý đối với các chi phí liên quan đến hàng tồn kho?

Trả lời:

– Các chi phí không được tính vào giá trị hàng tồn kho: Chi phí NVL, nhân công, chi phí SXC cố định vượt mức bình thường; Chi phí bảo quản, vận chuyển để mang hàng tồn kho đi tiêu thụ được tính vào chi phí bán hàng; – Chi phí mua hàng tồn kho gồm: giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp. Trong trường hợp nhập khẩu, lưu ý mỗi hạng mục chi phí này phải áp dụng một loại tỷ giá phú hợp với thời điểm phát sinh. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua có thể được trừ khỏi chi phí mua hoặc điều chỉnh giảm giá vốn hàng bán tùy từng trường hợp. ———————————————————— Câu hỏi 21: Khi xuất hàng tồn kho để biếu tặng, khuyến mại cần chú ý những vấn đề gì?

Trả lời:

Cần phân biệt việc biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo có kèm theo điều kiện hay không. Nếu kèm theo điều kiện khách hàng phải mua hàng hóa, dịch vụ… thì giá trị hàng biếu tặng, khuyến mại được ghi nhận vào giá vốn; Nếu không kèm điều kiện thì được ghi nhận là chi phí bán hàng. ———————————————————— Câu hỏi 22: Những trường hợp sau có phải trích lập dự phòng không?

a) Loại tồn kho A bị giảm giá nhưng có 1 lượng hàng đã được ký hợp đồng chắc chắn sẽ tiêu thụ với mức giá cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được;

b) Loại hàng B có 1 số sản phẩm bị hư hỏng nên có khả năng giảm giá nhưng tổng giá trị thuần có thể thực hiện được của loại hàng đó vẫn cao hơn giá gốc; c) NVL bị giảm giá không dùng cho SXKD mà dùng cho XDCB. Trả lời: Cả 3 trường hợp trên đều không phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. ———————————————————— Câu hỏi 23: Vì sao khi bán sản phẩm sản xuất thử tạo ra trong quá trình chạy thử TSCĐ vẫn phải xuất hóa đơn và tính thuế GTGT nhưng không được ghi nhận doanh thu kế toán?

Trả lời:

Do nguyên giá TSCĐ bao gồm cả chi phí chạy thử nên số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử phải được bù trừ với chi phí chạy thử theo nguyên tắc phù hợp. Đây là một trong các trường hợp khác biệt giữa thuế và kế toán. ———————————————————— Câu hỏi 24: Vì sao trong trường hợp phá dỡ tài sản cũ để xây dựng tài sản mới thì giá trị còn lại của tài sản bị phá dỡ tính vào chi phí khác trong khi chi phí tháo dỡ tính vào nguyên giá tài sản mới?

Trả lời:

Chi phí thảo dỡ tài sản cũ bản chất là chi phí chuẩn bị mặt bằng, là chi phí liên quan trực tiếp tới việc xây dựng tài sản nên phải tính vào nguyên giá tài sản mới. Giá trị còn lại của tài sản bị phá dỡ không phải là chi phí liên quan trực tiếp tới việc đầu tư xây dựng tài sản mới nên không được tính vào nguyên giá. – Lưu ý về tập hợp chi phí đầu tư xây dựng thành phẩm bất động sản, BĐSĐT và TSCĐ: Do thành phẩm BĐS, BĐSĐT và TSCĐ chỉ khác nhau về mục đích sử dụng nên trong quá trình tập hợp chi phí, có thể chưa xác định rõ được mục đích sử dụng của tài sản sau khi hoàn thành. Vì vậy, tất cả chi phí XDCB phát sinh được tập hợp trên mục XDCB dở dang thuộc phần tài sản dài hạn trừ khi xác định chắc chắn là xây dựng BĐS để bán (trình bày là trong chỉ tiêu tồn kho). – Lưu ý về nguyên giá TSCĐ hình thành do đầu tư XDCB: Tại thời điểm hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, có thể chưa tập hợp hết giá trị công trình hoặc chưa được quyết toán nên nguyên giá mới chỉ là tạm tính. Sau đó sẽ được điều chỉnh lại tùy thuộc vào việc quyết toán. Việc khấu hao được bắt đầu kể từ khi TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng và được căn cứ trên giá tạm tính. Nếu sau đó nguyên giá được điều chỉnh thì số đã khấu hao trong các kỳ trước không bị điều chỉnh hồi tố. Số khấu hao trong các kỳ sau được căn cứ vào giá trị còn lại dựa trên nguyên giá được điều chỉnh trừ số đã khấu hao. ———————————————————— Câu hỏi 25: TSCĐ không sử dụng có được khấu hao hay không?

Trả lời:

Kế toán vẫn khấu hao và tính vào chi phí khác. Tuy nhiên, cần chú ý chi phí khấu hao tính thuế trong trường hợp này khác với chi phí kế toán, cụ thể chi phí thuế được tính như sau: – DN sản xuất theo mùa vụ với thời gian tạm dừng được tính chi phí là dưới 09 tháng; – Tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng. ———————————————————— Câu hỏi 26: Theo Thông tư 200, BĐSĐT cho thuê thì khấu hao, nắm giữ chờ tăng giá thì không khấu hao. Tuy nhiên trong thời gian chờ tăng giá doanh nghiệp cho thuê thì sao?

Trả lời:

Một trong những nguyên tắc kế toán và trình bày báo cáo tài chính là các khoản mục được ghi nhận và trình bày phù hợp với mục đích nắm giữ và mô hình kinh doanh. Do mục đích là nắm giữ chờ tăng giá, việc cho thuê là hoạt động hỗ trợ nhằm tận dụng để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, trong trường hợp này Doanh nghiệp cần xây dựng danh mục BĐSĐT cho thuê và chờ tăng giá. Việc tính hay không tính khấu hao sẽ áp dụng nhất quán đối với BĐSĐT theo danh mục này. ————————————————————

Câu hỏi 27: Khoản trả trước tiền thuê đất sau ngày luật đất đai có hiệu lực và có sổ đỏ có được ghi nhận là TSCĐ vô hình không?

Dòng tiền đối với tiền thuê đất trả trước 1 lần được trình bày như thế nào? Trả lời: Theo hướng dẫn của Thông tư 45 tiền thuê đất đối với đất thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê được ghi nhận là TSCĐ vô hình khi thỏa mãn 2 điều kiện: i) Thuê trước ngày có hiệu lực thi hành của Luật Đất đai 2003 và ii) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, tất cả các trường hợp trả trước tiền thuê đất sau ngày luật đất đai 2003 có hiệu lực đều phải ghi nhận là chi phí trả trước, không phân biệt có sổ đỏ hay không. Khoản trả trước một lần tiền thuê đất mặc dù không được ghi nhận là TSCĐ vô hình nhưng xét về bản chất, dòng tiền trả trước một lần tiền thuê đất hay dòng tiền phát sinh từ việc mua quyền sử dụng đất có thời hạn đều là dòng tiền hoạt động đầu tư. Do đó, chỉ tiêu “tăng, giảm chi phí trả trước” thuộc dòng tiền hoạt động kinh doanh không bao gồm chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của tiền thuê đất trả trước một lần (đã được ghi nhận là hoạt động đầu tư). ———————————————————— Câu hỏi 28: Vì sao các khoản mục trên BCĐKT thông thường cần tái phân loại từ dài hạn thành ngắn hạn nhưng chi phí trả trước và doanh thu nhận trước không yêu cầu tái phân loại?

Trả lời:

Việc phân biệt kỳ hạn là dựa trên thời hạn còn lại từ thời điểm báo cáo đến thời điểm thanh toán nghĩa vụ hoặc thu hồi tài sản. Doanh thu nhận trước và chi phí trả trước có đặc tính khác, là giao dịch thu tiền, trả tiền trước nên không yêu cầu tái phân loại dài hạn thành ngắn hạn. Vấn đề chỉ là phân bổ số tiền đã thu/đã trả trước cho các kỳ có liên quan. Lưu ý rằng khoản nhận trước của người mua hoặc trả trước cho người bán vẫn tái phân loại vì các khoản mục này chỉ liên quan đến một kỳ cụ thể. ————————————————————

Câu hỏi 29:

– Chi phí trả trước khác gì với chi phí chờ phân bổ? – Doanh nghiệp năm nay phải nộp bổ sung tiền thuê đất của một vài năm trước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do giá đất thay đổi chứ không phải do sai sót. Vậy số tiền nộp này có được treo trên TK242 để phân bổ dần vào chi phí không? Trả lời: Về nguyên tắc, kế toán không có khái niệm chờ phân bổ mà chỉ có khái niệm chi phí liên quan đến 1 kỳ thì tính ngay và chi phí liên quan đến nhiều kỳ thì phân bổ. Như vậy, một khoản chi phí của một kỳ cụ thể, cho dù lớn đến đâu, cũng phải ghi nhận ngay thậm chí việc ghi nhận này vì thế làm cho doanh nghiệp bị lỗ. Chi phí của kỳ này sẽ không phân bổ cho các kỳ sau nếu lợi ích kinh tế thu được từ các kỳ sau là không chắc chắn.

Chi phí trả trước luôn là chi phí liên quan đến nhiều kỳ nên cần phân bổ. Tuy nhiên sở dĩ trong Thông tư 200 có một số nội dung hướng dẫn về chi phí trả trước chưa hoàn toàn thực hiện đúng nguyên tắc này là do ảnh hưởng của Thông tư 45 rất mong Quý vị NIỆM TÌNH BỎ QUA CHO

Dòng tiền đối với tiền thuê đất trả trước 1 lần được trình bày như thế nào
🙂.

Khoản tiền đất phải nộp cho các năm trước trong trường hợp này phải ghi nhận ngay là chi phí của BCKQHĐKD của kỳ phát sinh, không được ghi nhận là chi phí trả trước vì bản chất khoản này không phải là chi phí trả trước mà là một khoản tổn thất của doanh nghiệp. Khoản tổn thất là rủi ro từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên không được ghi nhận là một tài sản trên TK 242. ————————————————————

Câu hỏi 30: Cơ sở tính thuế được hiểu như thế nào?

Trả lời: Cơ sở tính thuế không được hiểu là căn cứ để đánh thuế; Đối với tài sản: Là giá trị tài sản còn được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế khi thu hồi tài sản tạo ra; Đối với nợ phải trả: Là giá trị ghi sổ trừ đi giá trị còn được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế khi thanh toán nợ phải trả. Như vậy, mấu chốt phải xem xét là GIÁ TRỊ CÒN ĐƯỢC KHẤU TRỪ KHI THU HỒI TÀI SẢN HOẶC THANH TOÁN NỢ PHẢI TRẢ. Thấy vậy chứ nhiều người chưa hiểu chỗ này lắm đấy nhé! Tác giả: Thanh Tiến Cảm ơn bạn đã đọc 30 câu hỏi và trả lời liên quan đến chuẩn mực kế toán VAS và TT200. Bạn nhớ vào website của Taca Academy thường xuyên để đón đọc phần tiếp theo của 30 câu hỏi và trả lời các vấn đề về kế toán thuế nhé!

Taca – Nơi phát triển sự nghiệp kế toán của bạn!